Download Giáo án sử 12 - Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) miễn phí​





IV. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 – 1968)

1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc
- Sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), Mĩ cho máy bay bắn phá 1 số nơi ở miền Bắc.
- Ngày 7/2/1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
- Âm mưu, thủ đoạn: Dùng máy bay ném bm đánh phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn cản công cuộc xây dựng CNXH và sự chi viện của của miền Bắc cho miền Nam.

u đó là “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Nhân dân hai miền Nam – Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đoàn kết chiến đấu, lần lượt đánh bại những âm âm mưu và thủ đoạn mới của Mĩ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari (1973), rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, tạo điều kiện cho quân dân ta nhanh chóng chuẩn bị giải phóng miền Nam để thống nhất Tổ quốc. Tìm hiểu bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững được các sự kiện lịch sử dân tộc trên cả hai miền đất nước, giai đoạn 1965 – 1973.
4. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới
Một số gợi ý:
- Bài học này có thể được dạy trong ba tiết, kiến thức cơ bản dải đều ở các mục, song GV dành người thời gian hơn cho mục I, III, phần 2 của mục IV và mục V. GV cần giúp HS hiểu rõ một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản liên quan đến các sự kiện quan trọng được nhắc nhiều lần, như: chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, “tìm diệt và bình định”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, trận “Điện Biên Phủ trên không”,…
- Nội dung xuyên suốt của bài học này là đề cập đến giai đoạn từ khi Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (giữa năm 1965), mở đầu bằng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, dẫn đến cả nước có chiến tranh, cả nước trực tiếp đánh Mĩ, kéo dài đến Hiệp định Pari (ngày 27/1/1973) và quân Mĩ rút hết về nước (ngày 29/3/1973). Cụ thể:
+/ Miền Nam: Từ giữa năm 1965 đến năm 1973, miền Nam trải qua hai thời kì chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của Mĩ: từ năm 1965 đến năm 1968 đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Tổng thống Giônxơn và từ năm 1969 đến năm 1973 đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Níchxơn.
+/ Miền Bắc trải qua hai thời kì chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ: Thời kì chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bắt đầu từ ngày 5/8/1964 – sau sự kiện Mĩ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (chính thức từ ngày 7/2/1965 đến ngày 1/11/1968; thời kì chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai bắt đầu từ ngày 6/4/1972 (chính thức ngày 16/4/1972) đến ngày 15/1/1973. Giữa hai thời kì chiến tranh phá hoại của Mĩ, miền Bắc tương đối hòa bình để khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
+/ GV cần giúp HS hiểu rằng: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 ở miền Nam của quân dân ta tuy có những hạn chế nhất định, nhưng vẫn là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược sau thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) và trong chiến đấu đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (GV căn cứ vào chủ trương và mục tiêu mở cuộc Tổng tiến công của ta để giúp HS đánh giá). Thắng lợi của quân dân ta trong cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến: nó làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, buộc Tổng thống Níchxơn phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa chiến tranh”, sau đó là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Mĩ bắt đầu ra lệnh cho quân viễn chinh Mĩ rút khỏi miền Nam nước ta khi mục tiêu của cuộc chiến tranh chưa đạt được, nhưng cuộc chiến tranh chiến lược của Mĩ ở Việt Nam vẫn chưa kết thúc.
+/ Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam (bắt đầu từ ngày 30/3) và trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 trên bầu trời Hà Nội và cảng Hải Phòng là những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta, tiếp sau thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong đó, thắng lợi của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 buộc Mĩ buộc phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” trở lại chiến tranh – tức là Mĩ thừa nhận sự thất bại trong “Việt Nam hóa chiến tranh”. Sau đó, trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari (ngày 27/1/1973), chấp nhận rút hết quân đội viễn chinh Mĩ về nước, chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta, tạo điều kiện cho nhân dân hai miền Nam – Bắc chuẩn bị giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Dạy học về cách mạng hai miền Nam – Bắc trong giai đoạn ngày, GV có thể khai thác được nhiều tư liệu điện tử dưới dạng ảnh chụp, lược đồ, phim tư liệu,… để thiết kế bài giảng trên phần mềm PowerPoint, giúp HS hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của các sự kiện (xem nguồn ở trên).
Chuẩn kiến thức
(Kiến thức cần đạt)
Hoạt động dạy – học của thầy, trò
I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (1965 – 1968).
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
* Âm mưu:
- Bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, năm 1965 Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Âm mưu: Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.
* Thủ đoạn và hành động:
- Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào “vùng đất thánh” của Việt cộng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).
- Mở hai cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967.
- Dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc.
Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi và hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để trả lời:
Vì sao đến năm 1965, Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi và trả lời
GV: Nhận xét, giải thích và chốt ý, ghi bảng.
+ Ở đây, GV cần giúp HS tái hiện lại kiến thức của bài cũ về những thắng lợi của nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ: chiến thắng Ấp Bắc (ngày 2/1/1963); phong trào chống, phá bình định và chiến thắng Bình Giã. Những thắng lợi này đã làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam, buộc Mĩ thay đổi chiến lược chiến tranh.
+ GV định nghĩa khái niệm chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, giúp HS hiểu được bản chất của khái niệm (những yếu tố tạo thành gồm có: quân đội Mĩ, quân đội đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn được Mĩ trang bị các phương tiện kĩ thuật chiến tranh hiện đại), đồng thời so sanh với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ đã sử dụng trước đó.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
Hoạt động 2: GV tiếp tục nêu câu hỏi:
Thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thực hiện những thủ đoạn và hành động gì?
HS: Dựa vào SGK và trả lời
GV: Nhận xét, trình bày phân tích, kết hợp cho HS theo dõi đoạn phim tư liệu Mĩ đổ quân vào Đà Nẵng (3/1965) và hình ảnh Mĩ – Ngụy mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào vùng “đất thành Việt cộng”, giúp HS hiểu rõ về thủ đoạn, hành động của Mĩ, quy mô và tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (Mĩ mở rộng đánh phá hai miền Nam – Bắc, đánh cả trên bộ, trên không và trên biển, nên cả nước có chiến tranh, cùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước).
HS: Lắng nghe, quan sát kênh hình và ghi vở
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
* Thắng lợi về quân sự:
- Tháng 8/1965, quân ta giành thắng lợi lớn ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi) " làm dấy...
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 Luận văn Luật 0
S Nghiên cứu hành động về tác động của việc dạy học có sự hỗ trợ của băng hình đối với sinh viên chuyên ngữ năm thứ hai tại học viện An Ninh nhân dân trong giờ học nghe Ngoại ngữ 0
C Hãy bình luận hai câu: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" Văn học thiếu nhi 0
M Công tác truyền thông về Hội nghị cấp cao ASEM 5 trên hai tờ báo lớn: Nhân Dân và Lao Động Tài liệu chưa phân loại 2
M Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và CNXH trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
R Giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân Luận văn Sư phạm 0
D Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân việt nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D hoạt động thu thập chứng cứ trong bộ luật tố tụng dân sự tại tòa án nhân dân huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top