Download miễn phí Nhận thức luận của Ngô Thì Nhậm bước tiến của tư tưởng triết học Việt Nam thế kỷ XVIII
Trong lý học Tống Nho, Chu Hy cho rằng, “lý tại tiên, khí tại hậu”, “khí” chỉ
là khí chất để tạo thành sự vật, còn “lý” là nguồn gốc hình thành và là bản chất
của sự vật. Theo Chu Hy, sự vật nào cũng có “lý” và “khí”, “lý” và “khí”
không tách rời nhau. Với quan điểm “lý” mới là nguồn gốc và bản chất của sự
vật nên Chu Hy chủ trương phải “cùng lý”, tức là phải tìm hiểu được cái lý tận
cùng, cái đạo tất yếu chi phối vạn sự, vạn vật trong vũ trụ. Nếu chưa tìm hiểu
đến “cùng lý” thì chưa biết một cách rõ ràng, đúng đắn, đến nơi đến chốn về sự
vật.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-nhan_thuc_luan_cua_ngo_thi_nham_buoc_tien_cua_tu_t.rnYBbNA3T7.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55927/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
NHẬN THỨC LUẬN CỦA NGÔ THÌ NHẬM BƯỚC TIẾN CỦA TƯTƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII
TRẦN NGỌC ÁNH (*)
Sống trong thời đại có những biến đổi xã hội sâu sắc, cũng giống như nhiều
Nho sĩ Việt Nam đương thời, Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) đã quan tâm và suy
nghĩ đến một số vấn đề triết học, lấy đó làm nền tảng cho những tư tưởng
chính trị, nhân sinh và phương châm xử thế của mình. Trong bài viết này,
thông qua vấn đề “lý”, tác giả muốn nêu lên những nhận thức mới mẻ của Ngô
Thì Nhậm so với Tống Nho. Mặc dù chỉ là người kế thừa Tống Nho nhưng Ngô
Thì Nhậm đã có những đóng góp riêng về mặt nhận thức luận, như cho rằng
nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào bản chất sự vật,
hiện tượng; sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và
cái bên ngoài khi nhận thức; về tính tương đối của nhận thức… Những đóng
góp này đã tạo ra một bước tiến của lịch sử tư tưởng triết học dân tộc thế kỷ
XVIII.
Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) là một nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thế
kỷ XVIII. Thời đại của Ngô Thì Nhậm là thời đại biến loạn lịch sử dữ dội;
danh giáo, cương thường bị đảo lộn và khủng hoảng tư tưởng sâu sắc. Đó là
thời đại đã khiến con người, đặc biệt là tầng lớp sĩ phu, phải lật đi lật lại nhiều
quan niệm truyền thống để không những hiểu cho đúng, cho phải đạo, mà quan
trọng hơn, để có cơ sở cho hành động, cho sự lựa chọn một hướng đi, một
phương châm xử thế. Ngô Thì Nhậm là một trong những học giả đương thời có
ý thức xây dựng cho mình một phương pháp luận phù hợp với thực tế lịch sử.
Rải rác trong các trước tác của Ngô Thì Nhậm, có thể thấy, ông đã quan tâm và
suy nghĩ đến một số vấn đề triết học, lấy đó làm nền tảng cho những tư tưởng
chính trị, quan niệm về nhân sinh và phương châm xử thế của mình. Một trong
những vấn đề triết học mà Ngô Thì Nhậm tập trung suy nghĩ là phạm trù Lý.
Trong lý học Tống Nho, mặc dù tồn tại hai cách lý giải về Lý theo hướng duy
tâm và duy vật, nhưng quan niệm mang tính duy tâm khách quan là chủ đạo và
phổ biến. Chu Hy cho rằng: “Vạn vật hữu nhất thái cực”, nghĩa là vạn vật đều
do thái cực sinh ra. Đó là cái “lý nhất” của vũ trụ. Nhưng thái cực lại thể hiện
trong mỗi sự vật, hiện tượng cụ thể, nên mỗi vật đều có “lý” của nó. Trong tư
tưởng truyền thống, “lý” được hiểu là đạo lý, có nghĩa là con đường đúng đắn
mà suy nghĩ và hành động của con người phải khuôn theo. Mặt khác, “lý” còn
được coi như quy luật của sự vật, của thế giới, nhưng được lý giải trên cơ sở
duy tâm khách quan: “lý” có nguồn gốc từ thái cực và “có cái lý ấy thì mới có
sự vật ấy”. Các nhà Nho Việt Nam cùng thời với Ngô Thì Nhậm không bàn
nhiều về “lý”. Bùi Dương Lịch chỉ quan tâm đến thiên chí, địa chí và hình thể
núi sông. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thì đi sâu vào khái niệm “khí”
nhằm làm rõ cơ sở triết học cho lý luận nghề thuốc mà ông suốt đời theo đuổi.
Còn Lê Quý Đôn, người bàn nhiều nhất về “Lý Khí” trong các học giả đương
thời, nhưng trong Vân đài loại ngữ, ông cũng không chú tâm bàn sâu về “lý”,
mà chỉ đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa “lý” và “khí” trong các sự vật.
Ngô Thì Nhậm đã kế thừa và phát huy quan niệm về “lý” của Tống Nho theo
tinh thần duy vật và thực tiễn. Là một nhà chính trị ham hoạt động, Ngô Thì
Nhậm cũng đề cập đến “lý” với tư cách đạo lý, nhưng chủ yếu ông quan tâm
nhiều đến “lý” với tư cách quy luật, nhằm soi sáng thời thế và làm cơ sở lý
luận cho phương châm hành động và thái độ ứng xử của mình trước những sự
biến xã hội quá phức tạp và mau lẹ. Trước hết, chịu ảnh hưởng của quan điểm
lý học Tống Nho, Ngô Thì Nhậm cũng cho rằng, “lý” có nguồn gốc từ thái
cực, “lý” bao trùm toàn bộ thế giới, chi phối sự vận động, biến hoá của trời đất
và vạn vật. Ông khẳng định: “Sách truyện nghĩa của họ Trình nói: “buông ra
thì ngập cả sáu cõi, cuốn lại thì lui về nơi kín đáo”. Sáu cõi và nơi kín đáo
cũng chỉ là một “lý” mà thôi. Con người và trời đất cũng cùng chung một then
máy”(1). Như vậy, theo Ngô Thì Nhậm, “lý” có tính phổ biến trong toàn vũ
trụ. Ông cũng thừa nhận, mọi vật đều có “lý” của mình khi cho rằng, “suy rộng
ra, tất cả các sự vật không cái gì là không có đạo lý”. Song, qua các trước tác
để lại, khi bàn về “lý”, không thấy Ngô Thì Nhậm nhắc đến tư tưởng “có cái lý
ấy thì mới có sự vật ấy” của Chu Hy. Phải chăng, Ngô Thì Nhậm, một người
có thiên hướng và ham hoạt động thực tiễn, không quan tâm nhiều đến “lý”
một cách trừu tượng, tư biện? Đối với Tống Nho, “lý” là cái có trước “khí”
(duy tâm khách quan) và ít nhiều mang tính huyền diệu, thần bí. Còn Ngô Thì
Nhậm, dù chỉ là người kế thừa, chứ không phải là người đề xuất nguyên lý,
nhưng không phải vì thế mà ông không có những đóng góp riêng về mặt nhận
thức luận. Với Ngô Thì Nhậm, “lý” không còn mang tính chung chung, trừu
tượng, mà thường được giải thích cụ thể, có tính khách quan, phản ánh kết quả
của sự quan sát thế giới, sự suy tư, chiêm nghiệm của riêng ông. Tư tưởng này
đặc biệt thể hiện rõ trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Ngô Thì
Nhậm khẳng định: “lý” - đó là “cái gì cần có ở trong vật”, “là việc phải
làm như thế mới hợp”. “Lý” là cái vốn có của sự vật và việc làm của con người
phải noi theo “lý” thì mới thành công.
“Lý” là cái có thể nắm bắt được và do vậy, “lý” là cụ thể, là cái mà con người
có thể nhận thức được. Rõ ràng, ở đây, “lý” được quan niệm như là quy luật
của sự vật mà con người có thể nhận thức để làm cơ sở cho hành động. Trong
Không thanh (Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh), khi trả lời câu hỏi “Nhà Nho
nói Lý. Vậy thế nào là Lý?”, Ngô Thì Nhậm đã giải đáp: “Lý như cái thớ, cái
đốt của cây”. Tư tưởng này của Ngô Thì Nhậm được hiểu: “Bản tính của Lý là
có ngang, chếch, có cong, thẳng như cái thớ của cây… Hoa Ưu đàm nở hay
rụng vốn không có sự liên can với mưa gió, (thế mà nói) có gió nó mới nở, có
mưa nó mới rụng… mỗi vật đều có thiên tính tự nhiên của nó, do đó noi theo
Lý mà không thông thì trở thành ngưng trệ”(2). Qua đây, có thể liên tưởng, khi
nói “Lý như cái thớ, cái đốt của cây” là Ngô Thì Nhậm muốn nói “lý” không
phải là cái trừu tượng, huyền vi, mà là cái cụ thể trong sự vật. Ông còn đề cập
đến ý nghĩa thực tiễn của việc nắm được “lý” của sự vật: khi chẻ cây, nếu biết
được thớ và đốt của nó và chẻ dao theo đúng thớ của nó thì công việc sẽ trôi
chảy dễ dàng. Điều đó hàm chứa tư tưởng triết học: trong mọi việc, nếu nắm
được quy luật, làm theo quy luật thì sẽ thành công. Với Ngô Thì Nhậm, mọi
vật đều theo “lý tự nhiên”, tồn tại khách quan, không ph