vy_tony201rox
New Member
Download miễn phí Luận văn Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Họa sĩTư(Vỡbờ- Nguyễn Đình Thi) thật sựlà tấm gương yêu nghềvà nhân cách
sáng đẹp của người trí thức. Anh không màng tới tiếng tăm, tiền bạc, dưluận. Bất cứ
giá nào anh cũng không bán đi nghệthuật của mình, anh không làm được nhưThanh
Tùng, vì bán nghệthuật cũng chính là bán tâm hồn anh, là điều sỉnhục đối với người
nghệsĩchân chính. Tình yêu và sựsáng tạo, hai niềm vui trong sáng nhất của loài
người, không thể đem đổi chác hay biến thành món hàng nhơnhớp. Tư đã tìm được lí
tưởng nghệthuật: vẽtranh phục vụkháng chiến. Anh vẽchịdu kích trên một cái nền
rừng núi, lá cờ đỏsao vàng phấp phới trên đầu; một bà mẹ đang ôm đầu vuốt mắt cho
người đàn ông chết đói, bên cạnh có một cô gái áo cánh nâu, tay cầm khẩu súng vừa
nhặt được trên bãi chiến trường còn ngổn ngang xác người, và vội vã sắp băng mình
chạy lên phía trước. Tưvẽvới niềm vui tột cùng, những dòng nước mắt xúc động,
những ý nghĩnhưsóng bão cuộn đến. Tư đã đểtất cảtâm huyết, nhiệt tình vào những
bức tranh. Anh gục chết bên bức tranh vừa hoàn tất. Nhân vật trí thức của Nguyễn
Đình Thi đã sống đẹp và chết đẹp. Cuộc đời họlà những nốt nhạc bổng trầm len lỏi
vào hiện thực khốc liệt của cuộc chiến, đem lại sức cổvũlớn lao cho những trí thức
ngoài đời thực, khích lệlòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khát vọng cống hiến và sáng
tạo của người nghệsĩ.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_nhan_vat_tri_thuc_van_nghe_si_trong_van_x.aHi0vnhrbe.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57393/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
sao mà khó khăn quá. Người tríthức của Nam Cao vật vã với nỗi lo về sinh kế. Ý thức về cái đói gần như luôn thường
trực trong tâm trí họ, có lúc át đi cả những hoài bão lớn lao về nghề nghiệp, những lí
tưởng cao cả về văn chương. Nhân vật trí thức của Nam Cao, cũng như người trí thức
ngoài cuộc đời thật kia, sống trong một xã hội thuộc địa khi mà Pháp đang ra sức o ép,
bóp chặt cuộc sống của họ, đẩy họ vào tình trạng thất nghiệp, bần cùng. Họ phải vật
lộn với hoàn cảnh gần như hết cả hơi sức, và không ít người rơi vào cảnh ngộ “sống
mòn”, “đời thừa”, và chết mòn.
Trực tiếp đề cập đến sự cùng kiệt khổ, vất vả của người trí thức, Nam Cao đã cho thấy
được thảm trạng về cuộc sống của giới trí thức Việt Nam những năm 1930 – 1945. Đó
là một thái độ dũng cảm của nhà văn. “Qua đó mà gợi ra, đến mức ám ảnh, sự bế tắc
tinh thần và sự sa đọa về phẩm cách của con người, như một khía cạnh lên án tội trạng
của xã hội phong kiến, thuộc địa” [82, tr.21].
Thực tế là có không ít trí thức trở thành nô lệ của đồng tiền, cam tâm làm tay sai
cho Pháp. Nhưng những trí thức chân chính, dù nhẹ nhàng hay quyết liệt, vẫn cố vùng
vẫy để thoát ra khỏi hoàn cảnh. Điều đầu tiên họ chọn là giữ gìn nhân cách. Họ biết tự
nhận thức, tự đấu tranh để vươn lên, để hoàn thiện nhân cách. Nhân vật trí thức của
Nam Cao, dẫu có đôi lúc xuất hiện dấu hiệu tha hóa, vết rạn trong nhân cách, vẫn cố
gắng đứng dậy, đi tìm lại nhân cách, để xứng đáng là một CON NGƯỜI.
Người trí thức của Nam Cao không lúc nào ngừng lùng sục, mổ xẻ, phân tích, suy
ngẫm về nội tâm mình. Một “cái mặt không chơi được” cũng khiến họ áy náy, trăn trở
không yên, tìm mọi cách để hòa hợp với cuộc đời, với con người xung quanh. Thứ
(Sống mòn) sau khi nói xấu, nghĩ xấu cho Oanh, Đích, lại tự trách mình, lại băn khoăn
về nhân cách của mình. Tình thương là lẽ sống của người trí thức. Họ yêu thương gia
đình (Trăng sáng, Đời thừa,…), yêu thương bạn bè (Điếu văn), hàng xóm (Lão Hạc),
yêu thương cả những người “gây sự” với họ (Nước mắt). Hộ (Đời thừa) sau những lần
tệ bạc với vợ con là những giọt nước mắt ân hận, hối lỗi: “Anh chỉ là một thằng khốn
nạn” [7, tập 1, tr.606]. Bị giằng xé giữa lí tưởng văn chương và trách nhiệm làm chồng,
làm cha, có lúc, tưởng chừng như Hộ rơi vào cái hố sâu không lối thoát. Nhưng rồi,
anh cũng nhận ra: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai người khác. Kẻ mạnh là kẻ
nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình” [7, tập 1, tr.604]. Hộ đã hi sinh tình yêu
nghệ thuật cho tình yêu gia đình, cho lẽ sống tình thương mà bấy lâu nay anh vẫn xem
là nguyên tắc sống. Dù đau đớn, dù vật vã, dù phải sống một cuộc “đời thừa”, Hộ vẫn
là chính mình - một người chồng yêu vợ, một người cha thương con, một nhân cách
toàn vẹn. Trong tác phẩm của mình, Nam Cao nhiều lần để cho nhân vật trí thức khóc.
Sau những tật xấu và lỗi lầm, họ khóc vì bị dày vò, hối hận. Đó không phải là thứ hối
hận ồn ào, hời hợt, nông nổi mà là sự đớn đau, giằng xé đến chảy máu của những tâm
hồn trung thực và khát khao hướng thiện. Bằng những giọt nước mắt, nhân vật trí thức
của Nam Cao biết dừng lại đúng lúc, kịp thời trên bờ vực thẳm của sự sa ngã. Dù lâm
vào tình thế bi kịch, bế tắc, họ, rất vật vã và quằn quại, đều cố gắng quẫy đạp để cố
vươn lên lẽ sống nhân đạo.
Thế giới tinh thần của người trí thức thật sự rất phiền phức, nhiều thanh âm, lắm
cung bậc, đa sắc màu. Những cuộc độc thoại, đấu tranh nội tâm khiến tâm hồn họ
phong phú hơn. Nguyên nhân của những đau đớn, khổ sở, dằn vặt trong tâm hồn họ
chính là những nẻo đường đi tìm và giữ gìn nhân cách. Mổ xẻ, soi sáng những mặt xấu,
mặt trái, phần CON trong CON NGƯỜI mình, người trí thức muốn hướng đến một thế
giới tinh thần đầy đủ và một nhân cách hoàn thiện.
2.2.2. Người trí thức với niềm mặc cảm cay đắng, cô đơn trong hành trình đi tìm
bản thể
2.2.2.1. Người trí thức với mặc cảm cô đơn, vỡ mộng
2.2.2.1.1. Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại trước năm 1945
“Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu, nhưng càng đi sâu càng lạnh” [125, tr.21]. Hoài
Thanh đã viết như thế về hành trình tìm bản thể của thế hệ Thơ Mới. Thực ra, đó cũng
là hành trình chung của giới trí thức nghệ sĩ ngoài cuộc đời lẫn trong văn chương.
Là người nhạy cảm với cuộc đời, người trí thức rất dễ rơi vào cảm giác cô đơn, bất
lực. Những suy nghĩ sâu sắc, những rung động tinh tế, những cảm xúc phức tạp,… của
họ khó tìm được mối dây đồng cảm với thế sự vốn rất ơ thờ. Những lúc cô đơn, bất lực
trước hoàn cảnh, họ lại trốn vào cái tui của mình. Một cái tui như là một bản hợp âm đa
cung bậc.
Dũng (Đôi bạn - Nhất Linh) cô đơn vì không tìm thấy sự hòa hợp trong cuộc sống
của gia đình và xã hội xung quanh. Chàng buồn nản, chán chường vì ý thức được khác
biệt giữa sự giàu sang của gia đình chàng với sự khốn khổ, tối tăm, cam chịu của
những người dân quê và sự trống rỗng tinh thần khi sống chỉ để cho riêng mình “sống
mà chỉ nghĩ đến mình thì bao giờ cũng buồn” [86, tr.306]. Dũng tìm đến cái tui của
mình với một khát vọng được hành động và một hoài bão được ra đi để “thoát ra khỏi
cuộc đời tù túng” [86, tr.307]. Chàng muốn đoạn tuyệt với gia đình để sống cuộc đời
có ý nghĩa. Sau bao nhiêu băn khoăn, day dứt kiếm tìm, Dũng đã ra đi, dù sự ra đi đó
có vẻ liều lĩnh và không thực tế. Chưa biết sẽ làm gì nhưng chàng có một mong muốn
là sẽ thay đổi được cuộc sống hiện tại của những người dân quê, làm cho cuộc sống
của họ tốt hơn lên.
Từ ước mong của Dũng (Đôi bạn), Dũng (Đoạn tuyệt) đã đi vào hành động. Hành
động đó tuy còn mang tính chất mơ hồ nhưng đã thể hiện suy nghĩ của người thanh
niên đương thời và là hệ quả tất yếu của cuộc kiếm tìm tự do.
Ước mong của Dũng cũng là ước mong của Nhất Linh và nhóm Tự Lực văn đoàn.
Nhất Linh đã thể hiện ước mong này qua những nhân vật trí thức của mình: Trần Lưu
(Giấc mộng Từ Lâm, trích Người quay tơ), Doãn (Hai vẻ đẹp),... “Giấc mộng Từ
Lâm” là một xã hội lý tưởng mà Nhất Linh mong ước, ở đó người dân làm ruộng, canh
cửu, chăn tằm, nuôi ong, người trí thức yêu thiên nhiên, sống cuộc sống trong sạch,
thanh cao, dạy học, làm kinh tế để dân ngày càng văn minh, no ấm. “Nhà ánh sáng” là
chương trình mà Nhất Linh và Tự lực văn đoàn đã cố gắng thực hiện với mong muốn
chiếu rọi tia sáng vào nơi tối tăm, thêm một ít vui cho cái đời buồn tẻ của dân nghèo.
Với nhân vật Trần Lưu, Doãn, Dũng,… Nhất Linh đã khơi gợi lòng yêu nước ở lớp
thanh niên trí thức lúc bấy giờ, và kêu gọi họ hành động. Do ảnh hưởng tiểu thuyết của
Nhất Linh nói riêng và của Tự lực văn đoàn nói chung, không ít người xuất thân từ
tầng lớp tiểu tư sản đã “đoạn tuyệt” với cái cũ, với cái tui c...