Download Khóa luận Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp miễn phí
MỤC LỤC
Trang
Bìa khóa luận
Trang phụ bìa
Lời Thank 1
Bảng các ký hiệu 2
Mục lục
Danh mục các bảng, đồ thị 4
Đặt vấn đề: 5
Chương I: Tổng quan cơ chế bệnh sinh 6
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19
Chương III: Nhận xét kết quả nghiên cứu. 28
Chương IV: Bàn luận: 34
Chương V: Kết luận: 35
Chương VI: Kiến nghị&đề xuất 36
Tài liệu tham khảo 37
Phụ lục 44
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
h:* Thời kỳ vệ (Giai đoạn khởi phát):
Triệu chứng: bệnh nhân có sốt, hơi ớn lạnh, có mồ hôi hay ít mồ hôi, đau đầu, buồn ngủ, đau mỏi thân mình.
-Rêu lưỡi trắng mỏng.
-Mạchhù, sắc.
* Thời kỳ phần khí (giai đoạn đầu của toàn phát chưa có biến chứng)
Triệu chứng: sốt cao, mồ hôi nhiều, thở mạnh, nhức đầu, khát nước, răng khô.
- Chất lưỡi đỏ.
- Mạch:sác, hồng đại
* Thời kỳ doanh (vinh) (giai đoạn toàn phát có biến chứng)
Triệu chứng: sốt cao 40-410C, hôn mê, gây cứng, co giật.
- Lưỡi đỏ sẫm, khô.
- Mạch: tế, sác
* Thời kỳ( giai đoạn có biến chứng nặng)
Triệu chứng: Sốt cao li bì, hôn mê, nói sảng, co giật, nhãn cầu đảo ngược, có nốt ban đỏ hay nôn ra máu, nhịp thở rối loạn.
- Lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng khô.
- Mạch: tế, sác.
Trên lâm sàng, bệnh thường qua phần vệ rất nhanh rồi chuyển sang phần khí, vì vậy một số tác giả hay chia thể vệ khí là một, rồi mới đến phần doanh và huyết[52]. Khi ôn bệnh đã tác động vào phần doanh, phần huyết thì bệnh rất khó chữa, di chứng rất nặng nề.
Giai đoạn vệ khí là tương đương với thời đầu của giai đoạn toàn phát nhưng chưa có các triệu chứng não, màng não.
Doanh huyết là giai đoạn có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn điện giải.
* Giai đoạn sau:
Tác nhân gây bệnh (thử ôn) xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương đến tạng phủ, khí huyết, kinh mạch. Bệnh nhân sau khi sốt lui hồi phục dần nhưng do sốt kéo dài lâu ngày gây hao tổn tân dịch (âm hư) và để lại các di chứng thần kinh, tâm thần [3],[52].
3.1.3. Giai đoạn phục hồi và di chứng
Do nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch hao tổn không nuôi dưỡng được gân cơ, tinh huyết khô kiệt thủy không nuôi dưỡng được can mộc, âm hư liên cập đến dương, làm khí âm dương đều hư. Thử thường hiệp thấp, thấp bị thử cô lại thành đàm, bế tắc tâm khiếu, trở trệ mạch lạc, sinh đần độn khó nói, chân tay co cứng hay tê liệt.
Dựa vào biện chứng theo dinh vệ khí huyết và quy nạp vào bát cương để đánh giá bệnh thuộc chứng trạng lý thực nhiệt hay lý hư nhiệt.
Lý thực nhiệt: bệnh nhi gầy, miệng họng khô hết sốt không có mồ hôi lòng bàn tay bàn chân nóng đỏ, sắc mặt đỏ, môi lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, tiếng nói to thường quấy khóc la hét vật vã, mất ngủ, phiền nhiệt, chân tay co cứng xoắn vặn, run giật, co giật, mạch phù sác hay hoạt sác. Đối với trẻ dưới 5 tuổi chỉ văn nổi chạy đến phong quan hay mệnh quan màu tím hay tía.
Lý hư nhiệt: bệnh nhân đần độn, kém linh hoạt không nói, sắc nhợt, hay tối. Tiếng khóc nhỏ yếu hay không thành tiếng, lòng bàn tay bàn chân lạnh nhợt. Chân tay co cứng hay liệt, không ngồi được sắc mặt trắng nhợt chất lưỡi nhợt. Mạch trầm sác hay tế sác. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, chỉ vân tay chìm màu nhạt hay xanh tía chạy đến khí quan thể hết khí quan trong trường hợp nặng.
3.2. Phác đồ điều trị di chứng sau VNNB theo y học cổ truyền:
Hiện nay y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp chữa di chứng liệt sau VNNB như xoa bóp dưỡng sinh, hào châm, nhĩ châm, trường châm, gõ kim hoa mai, điện châm, cấy chỉ...
Tại bệnh viên châm cứu, qua kinh nghiệm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã dùng điện châm phục hồi liệt vận động sau viêm não và theo phác đồ như sau:
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, bình can tức phong, khai khiếu tỉnh thần, bổ âm (bổ can tì thận).
- Kinh huyệt điều trị là dùng các kinh Dương minh Vị, kinh Dương minh Đại trường, Thái dương Bàng quang, Thiếu dương Tam tiêu, Thiếu dương Đởm, Mạch Đốc và kinh Thái tỳ âm, kinh Quyết âm can, Thiếu âm tâm, Quyết âm tâm bào, Kinh Dương minh đại trường.
- Huyệt điều trị: Tả Bách hội, Đại chuỳ, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc xuyên Lao Cung, Kiên trinh xuyên Cực tuyền, Giáp tích C3 xuyên C7,Giáp tích L1 xuyên S1, Trật biên xuyên Hoàn khiêu, Thừa phù ,Uỷ trung, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Lương khâu, Phục thỏ, Giải khê, Túc lâm khấp, Hành gian, Thái xung.
Bổ: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Túc tam lý, Huyết hải.
3.3. Vai trò của châm cứu, điện châm trong điều trị:
3.3.1. Đại cương châm cứu [45],[47],[49].
Sách linh khu viết: Mục đích và phạm vi của việc dùng châm là để điều hoà khí [6]. Điều khí là bản chất chính là điều hoà khí âm dương, trên cơ sở tả cái thực của khí hữu dư, bổ cái hư của khi bất túc ở những vị trí khác nhau của cơ thể, do những tà khí khác nhau gây ra. Tả cái thực của khí hữu dư chính là để ngăn chặn và đuổi tà khí gây bệnh ra khỏi cơ thể (khu tà). Bổ cái hư của khí bất túc nhằm phục hồi và nâng cao sức chống đỡ của cơ thể (phù chính). Âm dương được điều hoà, khí huyết được lưu thông thì mọi bệnh tật có thể khỏi và mọi chứng đau sẽ hết. Điều này y học cổ truyền gọi là “tăng cường chính khí để đuổi tà khí” [49],[50].
Theo quan điểm của y học hiện đại, hiệu quả chính của châm cứu là điều hoà chức phận của cơ thể, nâng cao sức chống đỡ, tăng cường chức năng hệ miễn dịch và các khả năng chống viêm, giảm đau, chống co thắt và chống liệt.
* Tác dụng của châm cứu nổi bật trong lĩnh vực điều trị rối loạn các chức năng của y học hiện đại. Phạm vi ứng dụng của châm cứu ngày càng được ứng dụng, trong hầu hết các bệnh, ở tất cả các chuyên ngành như Nội, Ngoại, Sản, Nhi ... nhưng tác dụng rõ nhất trong điều trị rối loạn chức năng thần kinh [49],[52].
* Hiện nay châm cứu được dùng nhiều và thu được những kết quả khả quan để điều trị các bệnh của hệ thần kinh sau [46],[47],[52],[57].
- Viêm hay liệt dây thần kinh ngoại biên, đám rối, thần kinh rễ, cổ, ngực, lưng, cùng như liệt dây thần kinh do lạnh, đau dây thần kinh tam hoa, đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh hông ...
- Đau đầu, rối loạn thần kinh tuần hoàn não, hội chứng nhức nửa đầu, hội chứng suy nhược thần kinh ... mất ngủ, đái dầm, thấp khớp.
- Và chữa những bệnh khó như chữa di chứng tai biến mạch máu não, viêm màng não, viêm màng nhện tuỷ, bại liệt trẻ em ...
- Châm tê để mổ trên 60 loại phẫu thuật.
3.3.2. Vai trò sử dụng điện châm và kích thích điện.
Điện châm là tác động vào huyệt (qua kim châm cứu) tức là dùng một máy điện tử tạo xung điện với tần số và cường độ thích hợp để kích thích và điều hoà sự vận hành của khí huyết. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các cân cơ, các dây thần kinh, các tổ chức làm tăng cường sự dinh dưỡng và điều chỉnh chức năng của các mô các hệ thống cơ quan đưa trạng thái của cơ thể trở về trạng thái thăng bằng âm dương để tiêu trừ bệnh tật [49].
Như vậy điện châm nhằm mục đích điều khí như các hình thức châm khác.Tả ở nơi trệ khí, bổ ở nơi khí thiểu, như vậy nhanh chóng tiêu trừ được bệnh tà, lấy lại trạng thái cân bằng âm dương. Hiện nay kỹ thuật điện châm đã được bệnh viện Châm cứu Trung ương sử dụng nhiều trong điều trị bệnh nói chung và trong liệt vận động ở bệnh nhi VNNB sau giai đoạn cấp nói riêng.
3.4. Nghiên cứu điều trị di chứng sau VNNB theo y học cổ truyền
Ở Việt Nam từ năm 1961 đến 1965, Khoa Nhi viện Đông y Trung ương thừa kế kinh nghiệm củ...