sau_khoailang

New Member

Download miễn phí Khóa luận Nhật Bản hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên





Quân Mông-Nguyên có lợi thế vì họ tiến công ồ ạt và tổng lực trong khi quân Nhật lại chỉ quen chiến đấu với đội hình nhỏ ở nơi địa thế hiểm yếu. Quân Mông Cổ cũng chiếm ưu thế về vũ khí, họ được trang bị những cây cung rất khoẻ có thể bắn chết người ở khoảng cách xa tới 200m trong khi các cung thủ Nhật Bản chỉ có tầm bắn chừng 100m. Thêm vào đó, họ còn có một số loại pháo thô sơ bắn đạn nhồi hoả dược. những thứ trước đây chưa từng xuất hiện ở Nhật Bản. Rõ ràng quân Nhật đã choáng váng trước đội hình kỷ luật và đông đảo của quân Mông Cổ cũng như sửng sốt trước những hoả khí của người Trung Quốc. Vậy, quân Nhật dựa vào cái gì để cầm cự với kẻ thù, đó thuần tuý chỉ là khả năng chiến đấu dũng mãnh của mỗi chiến binh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

6 thập kỷ kể từ khi Thiết Mộc Chân ( Temujin ) lên ngôi Thành Cát Tư Hãn ( Genghis Khan 成吉思汗 ) năm 1206, dân tộc Mông Cổ từ trong mông muội của xã hội thị tộc đã vươn lên trở thành một đế chế hùng mạnh và hung bạo nhất trên thế giới. Chẳng những người Mông Cổ đã nô dịch được một đế quốc xưa nay vẫn tự đánh giá là vô địch ở phương Đông như Trung Hoa mà ngay cả nhiều quốc gia ở tận châu Âu xa xôi cũng lần lượt khuất phục trước vó ngựa xâm lăng của họ. Lãnh thổ Mông Cổ mở rộng chưa từng có, từ vùng Địa Trung Hải tới tận bờ Thái Bình Dương, và nhanh chóng trở thành một đế quốc hùng mạnh. Sức mạnh ấy cùng với sự tàn bạo của các binh sĩ khiến cho nhiều quốc gia khác hoang mang, sợ hãi không tin rằng mình có khả năng chống lại quân Mông Cổ, đồng thời nó cũng tạo nên tâm lý kiêu căng, ngạo mạn, tự cho mình là bất khả chiến bại trong bản thân mỗi chiến binh Mông Cổ. Những thắng lợi dồn dập làm họ càng đánh càng hăng và say sưa trong mỗi chiến thắng. Trước bất kỳ sự kháng cự nào dù là nhỏ nhất họ đều quyết tâm đè bẹp bằng mọi giá để khẳng định sức mạnh vượt trội của dân tộc mình. Đó một phần cũng là do ảnh hưởng tư tưởng Đại Hán từ Trung Hoa, người Mông Cổ tự cho rằng họ là dân tộc thượng đẳng và sớm mang trong mình dã tâm muốn thôn tính các dân tộc khác. Khi đã hoàn tất việc xâm lược Nam Tống ( 1279 ) đặt ách thống trị lên toàn cõi Trung Hoa, tư tưởng ấy lại càng trở nên bức thiết, người Mông Cổ muốn dẫm đạp lên mọi vật cản trên con đường bá chủ thiên hạ của mình. Trước hết họ muốn chinh phục những nước lân bang vốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của các đế chế Trung Hoa, mà một trong những mục tiêu hàng đầu là Nhật Bản, tuy nước này không đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bành trướng của họ. Đó là vì Nhật Bản nằm ngoài khơi Thái Bình Dương là điểm tận cùng có thể mở rộng cương thổ về phía Đông của đế quốc Mông-Nguyên, chiếm được Nhật Bản có thể làm chủ nhiều hòn đảo khác ở vùng biển phía Đông Bắc và hơn thế nữa sẽ thể hiện được uy quyền tuyệt đối của Nguyên triều trên toàn cõi phương Đông. Vương quốc Triều Tiên và vùng Mãn Châu của người Kim nhanh chóng bị đặt dưới ách đô hộ của đế quốc Mông-Nguyên, điều này có ảnh hưởng nguy hại trực tiếp tới an ninh của Nhật Bản. Vùng phía nam quần đảo Nhật Bản, khoảng cách với Triều Tiên chỉ ước độ 100 hải lý, tuy thường xuyên có bão và những lòng hải lưu hung dữ nhưng việc đi lại giữa hai vùng không phải là không thực hiện được. Ngày nay, khi Mông Cổ chiếm được Triều Tiên, chắc chắn dưới sức ép không thể cưỡng lại, chiến thuyền và thuỷ thủ Triều Tiên sẽ được sử dụng vào mục đích xâm lược Nhật Bản. Và một khi người Triều Tiên vốn thiện nghề đi biển đã vào cuộc thì sự đe doạ đối với Nhật Bản không còn là nguy cơ mà đã trở thành mối nguy hiểm thực sự.
2. Nguy cơ chiến tranh cận kề, người Nhật Bản tích cực chuẩn bị kháng chiến.
Năm 1268, lần đầu tiên một phái đoàn ngoại giao của Mông Cổ đã tới được Nhật Bản dưới sự dẫn đạo của người Triều Tiên, phái đoàn này cập cảng Dazaifu( 太宰府 ) ở Kyùshù ( 九州 ), mang theo bức thư của Hoàng Đế Đại Nguyên gửi tới vua Nhật Bản. Thư được trao cho thay mặt của chính quyền Bakufu ở đây có chức danh là “ tướng phòng vệ miền Tây ”, với tư cách một quốc thư yêu cầu Nhật Bản phải mở cửa giao dịch với Trung Quốc. Thực tế, đó là một bản yêu sách mượn cớ giao lưu hữu hảo giữa hai nước để đe dọa chính quyền Nhật Bản, buộc họ phải khuất phục trở thành chư hầu của đế quốc Mông-Nguyên. Bản yêu sách chỉ ra rằng, Đại Nguyên là một đế chế bất khả chiến bại và nếu Nhật Bản không biết cư xử cho phải đạo thì chiến tranh tất yếu sẽ xảy ra Dịch theo: Lee Wha Rang - The Koryo-Mongol allied invasion of Japan-The myth of Kamikaze.
. Sự khủng bố này còn tiếp tục kéo dài bằng những lá thư tiếp theo với đầy đủ những lời lẽ hăm doạ về sức mạnh vô địch của các binh đoàn Mông Cổ. Chính quyền Kamakura, nhận được thư ngay sau đó, họ tiếp tục chuyển lá thư về triều đình ở Kyoto mặc dù thừa biết rằng hoàng gia sẽ chẳng thể đề ra chủ trương gì đáng kể. Quả thật như vậy, cả hoàng cung vô cùng hoang mang sau khi nhận được bản tối hậu thư, lễ kỷ niệm sinh nhật Thái Thượng Hoàng bị huỷ bỏ, triều đình họp đi họp lại để tìm ra quyết sách nhưng chung quy họ chỉ biết cầu Thần-Phật phù trợ cho chính khí quốc gia. Thậm chí, Thượng Hoàng Go Saga ( 後嵯峨 ) còn gửi thư trả lời chấp nhận yêu sách của quân Mông Cổ. Lá thư này lại được gửi qua chính quyền Kamakura và tất nhiên nó bị huỷ bỏ, một chính quyền điều hành bởi toàn những chiến binh rõ ràng không thể khuất phục kẻ thù khi chưa dùng tới bất kỳ một mũi tên, hòn đạn nào như vậy cả. Những người nắm quyền ở Kamakura đều tỏ ra bình tĩnh, mặc dù rất hiểu tình hình là vô cùng nghiêm trọng, và nguy cơ chiến tranh đang cận kề nhưng vẫn họ cho đuổi phái bộ Mông Cổ về nước, không hồi âm gì hết. Bakufu một mặt thông tri cho triều đình rõ quyết định của mình đồng thời cũng tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Trước hết, cố nhiên họ phải kêu gọi sự trung thành của các lãnh chúa địa phương, đặc biệt là những người cầm quân ở miền Tây-nơi chắc chắn sẽ phải đương đầu với quân xâm lược đầu tiên. Đó cũng là cách họ tập trung mọi nguồn nhân tài, vật lực toàn quốc gia vào một cuộc chiến mang tính chất sinh tử tồn vong của cả dân tộc. Cụ thể hơn, lực lượng quân sự phòng thủ miền Tây được tăng cường, các quan chức miền Tây đang lưu trú tại kinh đô cũng được lệnh trở về địa phương, chuẩn bị chiến đấu. Quan nhiếp chính vừa mới lên kế vị Hòjò Tokimune ( 北条 時宗1251- 1284, kế nhiệm năm 18 tuổi ) con trai cả của Tokiyori ( 北条時頼 1227-1263, nắm quyền nhiếp chính từ 1246 đến 1256 ) đứng ra đảm nhận trọng trách tổng chỉ huy quân đội Nhật Bản. Cựu nhiếp chính Masamura ( 北条政村 1205-1273 ), một chiến tướng tuổi 60 dạn dày kinh nghiệm trận mạc làm cố vấn trong việc hoạch định các chiến lược phòng thủ.
Về phía người Mông Cổ, họ cũng không phải không biết gì về Nhật Bản. Từ thời Thành Cát Tư Hãn, các thủ lĩnh Mông Cổ đã có ý định xâm chiếm Nhật Bản, họ đã tích cực thu thập các tài liệu có liên quan, đặc biệt là về địa hình Nhật Bản. Đó là lý do giải thích tại sao đường tiến công của quân Mông-Nguyên trong cả hai cuộc xâm lược đều là con đường thuận lợi nhất cả về hải trình trên biển lẫn địa điểm đổ bộ. Nhưng rõ ràng, những thông tin mà họ có được không nhiều và đôi khi thiếu chính xác. Một mặt là do thông tin chủ yếu lấy từ phía người Triều Tiên ( 朝鮮 ) vốn không mặn mà gì với cuộc chiến tranh này, mặt khác lại do Nhật Bản là một đảo quốc cách xa lục địa nên việc đi lại, thông thương xưa nay vốn không nhiều. Mặc dù bản thân người Mông Cổ cũng biết rằng đánh Nhật Bản là đem cái sở đoản của mình đấu với cái sở trường của người khác nhưng ỷ vào các bi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước Luận văn Kinh tế 3
L Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Văn học 0
C Cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ Văn hóa, Xã hội 0
C Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay Văn hóa, Xã hội 2
H Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
M Giáo trình Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Tài liệu chưa phân loại 2
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D ỨNG DỤNG mô HÌNH THƯƠNG mại điện tử của DOANH NGHIỆP RAKUTEN NHẬT bản Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mô hình thương mại điện tử của tập đoàn rakuten nhật bản Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top