hong_sjunhen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hai mươi năm trước đây Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới trong bối cảnh
quốc tế có nhiều biến động hết sức phức tạp, nhất là sau khi chế độ XHCN bị xoá bỏ ở
Đông Âu, Liên Xô tan rã và phong trào cách mạng thế giới tạm thời rơi vào thoái trào.
Tương quan so sánh lực lượng nghiêng về phía có lợi cho CNTB - nhất là Mỹ - siêu
cường duy nhất còn lại sau trật tự thế giới hai cực đã từng tồn tại gần nửa thế kỷ. Dưới
tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia
đều ưu tiên cho phát triển kinh tế, quá trình giao lưu và thâm nhập qua lại giữa các quốc
gia ngày càng trở nên sôi động và chặt chẽ. Sự đơn lẻ của mỗi quốc gia trở nên hết sức
mong manh trước những rủi ro, biến động của nền kinh tế thế giới, cũng như năng lực
quá nhỏ bé không thể giải quyết được những vấn đề mang tính toàn cầu như: môi trường
sinh thái, nạn cùng kiệt đói, bệnh tật hiểm nghèo... Trong bối cảnh quốc tế như vậy cũng như
nhiều nước khác Việt Nam phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình để thích
nghi với điều kiện mới, đây là đòi hỏi khách quan, cấp bách đặt ra cho cách mạng nước
ta. Chúng ta cùng nhìn lại chính sách đối ngoại của nước ta sau 20 năm đổi mới trên
những nội dung chính sau:
1. Điểm lại những nét chính của chính sách đối ngoại Việt Nam qua các giai
đoạn
Đối với nước nào cũng vậy, chính sách đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách
đối nội, và phục vụ chính sách đối nội. Chính sách đối ngoại là một bộ phận của đường
lối chính trị, đường lối cách mạng của Đảng ta trong từng thời kỳ cách mạng. Chính sách
đối ngoại là tổng hoà của những quan điểm, biện pháp, hình thức đối ngoại nhằm làm cho
mục tiêu cách mạng trong nước phù hợp với xu hướng, quy luật vận động của thế giới.
a. Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1986-1991
Đại hội VI (12/1986) đã khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong đó
có lĩnh vực đối ngoại. Đại hội xác định nhiệm vụ trong lĩnh vực đối ngoại là: "Ra sức kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại... Phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông
Dương, góp phần giữ vững hoà bình ở Đông Nam á và trên thế giới, tăng cường quan hệ
đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện
với Liên Xô và các nước trong cộng đồng XHCN, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi

cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời tích cực góp phần vào cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH"(1).
Nhiệm vụ đối ngoại được đề ra tại Đại hội VI đã phản ánh nhận thức đúng đắn và tư duy
nhạy bén của Đảng ta trước những thay đổi lớn của thời cuộc.
"Ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại" là sự quán triệt
sâu sắc bài học của thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng trước những diễn biến
mới của tình hình: Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại còn có nghĩa
là kết hợp yếu tố nội lực với yếu tố ngoại lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp làm động lực
mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh.
"Góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam á và trên thế giới" thể hiện
bản chất, lập trường đối ngoại hoà bình của Đảng và Nhà nước ta. Hoà bình mỗi khu vực
và hoà bình trên thế giới có quan hệ biện chứng với nhau. Thế giới có hoà bình thì khu
vực mới có hoà bình và hoà bình ở mỗi khu vực là bộ phận trong nền hoà bình thế giới.
Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam còn phải "tranh thủ điều kiện
quốc tế thuận lợi" để thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH, đồng thời phải "góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại" vì các mục tiêu của thời đại. Hai yếu tố này
có quan hệ tương tác lẫn nhau bởi vì "tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi" sẽ góp phần
ổn định tình hình trong nước, khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội tạo tiền đề
cho những bước phát triển tiếp theo. Yếu tố này một phần cũng đóng góp tích cực vào
cuộc đấu tranh chung của nhân loại, mặt khác lại là cơ sở để nâng cao uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế và đem lại nhiều cơ hội để hội nhập và phát triển.
Sau Đại hội VI của Đảng, tình hình thế giới diễn biến nhanh và phức tạp. Nghị
quyết 13 khoá VI (5-1988) của Bộ Chính trị đã khẳng định "Lợi ích cao nhất của Đảng và
nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển
kinh tế" vì "với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở
rộng quan hệ quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành
công CNXH" hơn. Phương châm chỉ đạo công tác đối ngoại được điều chỉnh là "thêm

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyentanbo

New Member
Re: [Free] Nhìn lại chính sách đối ngoại của Việt Nam sau 20 năm đổi mới

Một tài liệu hữu ích!!!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top