[email protected]
New Member
Download Đề tài Nho giáo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I. NHO GIÁO TRUNG HOA - NỀN TẢNG CỦA VÀNH ĐAI VĂN HOÁ ĐÔNG BẮC Á 2
1. Hệ thống tư tưởng Khổng - Mạnh(2) 4
2. Hệ thống tư tưởng Hán Nho 5
3. Hệ thống tư tưởng Tống Nho 6
II. SỰ TRUYỀN BÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (TRIỀU TIÊN, NHẬT BẢN, VIỆT NAM) 7
1. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng ở Triều Tiên 9
2. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng tới Nhật Bản 12
3. Nho giáo du nhập và ảnh hưởng ở Việt Nam 16
III. MỘT SỐ NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA NHO GIÁO Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
MỤC LỤC 31
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Con đường thứ ba thì lại mang tính cưỡng ép và “đồng hoá” nhiều hơn. Các nền văn minh, các quốc gia khi đã phát triển tới đỉnh cao về kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự thường có ý muốn bành trướng thế lực, bành trướng lãnh thổ của mình bằng các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia láng giềng. Cùng với quá trình xâm lược ấy là sự “đồng hoá” và cả “bị đồng hoá” về văn hoá. Đối với khu vực Đông Bắc Á, ở thời điểm đó, nền văn minh Trung Hoa đã phát triển tới đỉnh cao, hình thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền với lực lượng quân đội mạnh đã tiến hành xâm lược các quốc gia trong khu vực là Triều Tiên và Việt Nam, đồng thời tiến hành “đồng hoá” về văn hoá các nước này. Trong quá trình ấy, Nho giáo đã được truyền bá cưỡng ép vào các nước trong khu vực.
Ba con đường trên có thể đúng với nước này, hay nước kia trong khu vực Đông Bắc Á hay đồng thời hội tụ ở từng nước, nhưng chúng ta cần thấy được và khẳng định khả năng thích ứng cao của Nho giáo. Nho giáo tự thân nó đã là một hệ tư tưởng phong phú, đa dạng, có khả năng hoà nhập vào nền văn hoá của các quốc gia trong khu vực hơn bất kì tôn giáo và hệ tư tưởng nào khác.
Sự du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo tới các nước cũng có sự khác nhau, mà cách tốt nhất để tìm hiểu sự khác nhau này là hiểu về sự truyền bá và ảnh hưởng ở từng nước. Hay nói cách khác là đặt chúng ở bên cạnh nhau có lẽ chúng ta sẽ có thể rút ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt.
1. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng ở Triều Tiên
Nho giáo được truyền bá vào Triều Tiên trải qua một quá trình lâu dài và bằng cả ba con đường trên(1) (2) Xem thêm Lý Xuân Chung, Tìm hiểu vấn đề Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 316-2001, tr 68-70.
. Cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm Nho giáo được du nhập vào Triều Tiên. Theo một số ý kiến nghiên cứu cho rằng Nho giáo đã ảnh hưởng và du nhập vào Triều Tiên từ rất sớm, có thể từ trước thời kỳ Ba vương Quốc, tức là vào khoảng thời gian những năm cuối trước công nguyên, khi Hàn Quốc chưa xuất hiện nhà nước phong kiến. Hay nói cách khác “Nho giáo đã ảnh hưởng nhất định tới bán đảo Triều Tiên từ trước thời kỳ Ba vương quốc”
. Một số ý kiến khác xác định khá cụ thể cho rằng Nho giáo vào Triều Tiên vào khoảng các bộ lạc lớn ở bán đảo đã hợp nhất với nhau, tức là vào khoảng năm 403-221 TCN(3) Lê Quang Thiêm; Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Văn học, 1998, tr 295
. Tuy nhiên tất cả đều thống nhất rằng Triều Tiên là đất nước tiếp nhận Nho Giáo sớm nhất trong khu vực, có lẽ đơn giản vì quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, văn hoá-xã hội gần gũi với Trung Hoa nhất.
Ảnh hưởng của Nho giáo chính thức ở Hàn Quốc từ thời kì Ba vương quốc (Koguryo; Pec-chê, Silla) vào khoảng cuối thế kỷ IV. Nho giáo du nhập vào ba vương quốc này vào những khoảng thời gian khác nhau. Trong đó sớm nhất là vương quốc Koguryo do có đường biên giới tiếp giáp với Yên, Tề, Lỗ (Trung Quốc xưa). Ngay từ buổi đầu dựng nước, quan lại Koguryo đã học sách chữ Nho, sử dụng chữ Hán trong công việc hành chính. Trong cuốn “Tam quốc sử ký” (Cuốn sử cổ nhất của Triều Tiên); tới năm 392, thời vua Sơ-su-rin, đời vua thứ 17, nhà vua ra chỉ dụ “lập nhà Thái học, giáo dục đệ tử” bằng các sách kinh điển Nho giáo (như Ngũ kinh, Tam sử (Sử ký, Hán thư và hậu Hán thư)(1) Trích theo Lý Xuân Chung, Sđd, tr 70
. Cũng trong khoảng thời gian này, hay có thể muộn hơn một chút, Nho giáo đã được du nhập vào hai vương quốc còn lại. Sau khi Silla thống nhất toàn bán đảo, Nho giáo đã có những bước phát triển mới. Theo “Tam quốc sử ký”, vào khoảng năm 682 trường Quốc học được thành lập, trực thuộc bộ Lễ. Tới năm 717, dáng Khổng Tử và 72 vị tiên hiền đã được rước từ nước Đường về đặt trong viện Hàn lâm ở Silla. Năm 750 trường Quốc học được đổi tên thành trường Thái học, quy mô đào tạo, chương trình giảng dạy, sách vở học tập được tổ chức chặt chẽ hơn. Tuy nhiên có thể thấy rằng Nho giáo vào bán đảo Triều Tiên thời kì Ba vương quốc chỉ chiếm vị trí khá khiêm tốn trong đời sống chính trị cũng như đời sống tinh thần đối với quý tộc vương triều. Và cũng giống như Việt Nam và Nhật Bản, thời kì đầu Nho giáo mới du nhập vào, “suốt trong thời đại Ba vương quốc, Phật giáo và Nho giáo ở Hàn Quốc đã tồn tại sát cạnh bên nhau một cách hài hoà(2) Lê Quang Thiêm, Sđd, tr 298
.
Thời kỳ Koryo (918-1392), đây là thời kỳ Phật giáo phát triển tới đỉnh cao ở Triều Tiên, còn Khổng giáo thì đã cung cấp cơ sở cho ý thức hệ chính trị chính thức. Tuy nhiên Nho giáo thời kì này có xu hướng ảnh hưởng lấn át dần Phật giáo. Thông qua chế độ giáo dục và khoa cử, Nho giáo đã dần dần chiếm vị trí quan trọng trong xã hội Triều Tiên lúc bấy giờ. Đến cuối triều đại Koryo, Tân Khổng giáo đã bắt đầu xuất hiện và truyền bá vào Triều Tiên. Trước sự rối ren và đảo lộn về đạo lý và tinh thần ở Koryo lúc bấy giờ, Tân Khổng giáo đã nhanh chóng được tiếp thu và có ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Koryo, và xã hội Triều Tiên sau này.
Triều đại Koryo chấm dứt, tướng Yi-Song-kie (hay còn gọi là vua Tae-jo) lên ngôi vua lập ra triều đại Cho-son (1392-1910). Suốt triều đại này, Khổng giáo có sự phát triển thịnh hành nhất, ảnh hưởng lớn tới mọi mặt, mọi hoạt động trong xã hội Cho-son. Triều Tiên khi ấy được xem như là một đất nước Nho giáo tiêu biểu nhất trong vùng. Nho giáo không chỉ ảnh hưởng tới chính quyền Trung ương mà còn ảnh hưởng tới từng gia đình, từng cá nhân. Nho giáo không chỉ được tiếp nhận những giá trị bên ngoài mà còn được người Triều Tiên bổ sung và phát triển sáng tạo, điển hình là sự ra đời của kiểu chữ viết riêng của dân tộc Triều Tiên - chữ Hangul (1446). Nội dung Nho giáo ảnh hưởng thời Cho-son là lấy Trung và Hiếu làm hệ thống trật tự, coi đạo đức chuẩn là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay nói cách khác cuộc sống hàng ngày của người dân được chỉ đạo bởi các nguyên tắc của Tân Khổng giáo. Có tới 200 học viện Khổng giáo và nhà thờ Khổng giáo được xây dựng ở triều đại này. Trường học Khổng giáo được trở thành kiểu trường học chính thống. Chế độ học và khoa cử Nho giáo được tổ chức, sắp xếp đào tạo ở mức độ cao hơn. Cuối thời Cho-son, Tân Khổng giáo ở Triều Tiên xuất hiện nhiều trường phái và phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đặc biệt là Nho giáo phải đối diện với những thách thức đến từ bên ngoài: đó là cuộc xâm lược 7 năm (1592 - 1598) của Nhật Bản và một số tác động của tôn giáo và khoa học phương Tây. Trước những thách thức ấy, Nho giáo cũng được đổi mới cho phù hợp với sự thay đổi của thời đại. Tuy nhiên, sau đó từ sự xâm chiếm của người Nhật năm 1910 trở về sau, hệ thống tư tưởng Nho giáo đã dần mất đi vai trò là cơ sở của nhà nước cai trị. Nhưn...
Download Đề tài Nho giáo miễn phí
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I. NHO GIÁO TRUNG HOA - NỀN TẢNG CỦA VÀNH ĐAI VĂN HOÁ ĐÔNG BẮC Á 2
1. Hệ thống tư tưởng Khổng - Mạnh(2) 4
2. Hệ thống tư tưởng Hán Nho 5
3. Hệ thống tư tưởng Tống Nho 6
II. SỰ TRUYỀN BÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (TRIỀU TIÊN, NHẬT BẢN, VIỆT NAM) 7
1. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng ở Triều Tiên 9
2. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng tới Nhật Bản 12
3. Nho giáo du nhập và ảnh hưởng ở Việt Nam 16
III. MỘT SỐ NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA NHO GIÁO Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
MỤC LỤC 31
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
Nhật Bản, và họ cũng mang Nho giáo truyền bá tới các nước này.Con đường thứ ba thì lại mang tính cưỡng ép và “đồng hoá” nhiều hơn. Các nền văn minh, các quốc gia khi đã phát triển tới đỉnh cao về kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự thường có ý muốn bành trướng thế lực, bành trướng lãnh thổ của mình bằng các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia láng giềng. Cùng với quá trình xâm lược ấy là sự “đồng hoá” và cả “bị đồng hoá” về văn hoá. Đối với khu vực Đông Bắc Á, ở thời điểm đó, nền văn minh Trung Hoa đã phát triển tới đỉnh cao, hình thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền với lực lượng quân đội mạnh đã tiến hành xâm lược các quốc gia trong khu vực là Triều Tiên và Việt Nam, đồng thời tiến hành “đồng hoá” về văn hoá các nước này. Trong quá trình ấy, Nho giáo đã được truyền bá cưỡng ép vào các nước trong khu vực.
Ba con đường trên có thể đúng với nước này, hay nước kia trong khu vực Đông Bắc Á hay đồng thời hội tụ ở từng nước, nhưng chúng ta cần thấy được và khẳng định khả năng thích ứng cao của Nho giáo. Nho giáo tự thân nó đã là một hệ tư tưởng phong phú, đa dạng, có khả năng hoà nhập vào nền văn hoá của các quốc gia trong khu vực hơn bất kì tôn giáo và hệ tư tưởng nào khác.
Sự du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo tới các nước cũng có sự khác nhau, mà cách tốt nhất để tìm hiểu sự khác nhau này là hiểu về sự truyền bá và ảnh hưởng ở từng nước. Hay nói cách khác là đặt chúng ở bên cạnh nhau có lẽ chúng ta sẽ có thể rút ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt.
1. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng ở Triều Tiên
Nho giáo được truyền bá vào Triều Tiên trải qua một quá trình lâu dài và bằng cả ba con đường trên(1) (2) Xem thêm Lý Xuân Chung, Tìm hiểu vấn đề Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 316-2001, tr 68-70.
. Cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm Nho giáo được du nhập vào Triều Tiên. Theo một số ý kiến nghiên cứu cho rằng Nho giáo đã ảnh hưởng và du nhập vào Triều Tiên từ rất sớm, có thể từ trước thời kỳ Ba vương Quốc, tức là vào khoảng thời gian những năm cuối trước công nguyên, khi Hàn Quốc chưa xuất hiện nhà nước phong kiến. Hay nói cách khác “Nho giáo đã ảnh hưởng nhất định tới bán đảo Triều Tiên từ trước thời kỳ Ba vương quốc”
. Một số ý kiến khác xác định khá cụ thể cho rằng Nho giáo vào Triều Tiên vào khoảng các bộ lạc lớn ở bán đảo đã hợp nhất với nhau, tức là vào khoảng năm 403-221 TCN(3) Lê Quang Thiêm; Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Văn học, 1998, tr 295
. Tuy nhiên tất cả đều thống nhất rằng Triều Tiên là đất nước tiếp nhận Nho Giáo sớm nhất trong khu vực, có lẽ đơn giản vì quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, văn hoá-xã hội gần gũi với Trung Hoa nhất.
Ảnh hưởng của Nho giáo chính thức ở Hàn Quốc từ thời kì Ba vương quốc (Koguryo; Pec-chê, Silla) vào khoảng cuối thế kỷ IV. Nho giáo du nhập vào ba vương quốc này vào những khoảng thời gian khác nhau. Trong đó sớm nhất là vương quốc Koguryo do có đường biên giới tiếp giáp với Yên, Tề, Lỗ (Trung Quốc xưa). Ngay từ buổi đầu dựng nước, quan lại Koguryo đã học sách chữ Nho, sử dụng chữ Hán trong công việc hành chính. Trong cuốn “Tam quốc sử ký” (Cuốn sử cổ nhất của Triều Tiên); tới năm 392, thời vua Sơ-su-rin, đời vua thứ 17, nhà vua ra chỉ dụ “lập nhà Thái học, giáo dục đệ tử” bằng các sách kinh điển Nho giáo (như Ngũ kinh, Tam sử (Sử ký, Hán thư và hậu Hán thư)(1) Trích theo Lý Xuân Chung, Sđd, tr 70
. Cũng trong khoảng thời gian này, hay có thể muộn hơn một chút, Nho giáo đã được du nhập vào hai vương quốc còn lại. Sau khi Silla thống nhất toàn bán đảo, Nho giáo đã có những bước phát triển mới. Theo “Tam quốc sử ký”, vào khoảng năm 682 trường Quốc học được thành lập, trực thuộc bộ Lễ. Tới năm 717, dáng Khổng Tử và 72 vị tiên hiền đã được rước từ nước Đường về đặt trong viện Hàn lâm ở Silla. Năm 750 trường Quốc học được đổi tên thành trường Thái học, quy mô đào tạo, chương trình giảng dạy, sách vở học tập được tổ chức chặt chẽ hơn. Tuy nhiên có thể thấy rằng Nho giáo vào bán đảo Triều Tiên thời kì Ba vương quốc chỉ chiếm vị trí khá khiêm tốn trong đời sống chính trị cũng như đời sống tinh thần đối với quý tộc vương triều. Và cũng giống như Việt Nam và Nhật Bản, thời kì đầu Nho giáo mới du nhập vào, “suốt trong thời đại Ba vương quốc, Phật giáo và Nho giáo ở Hàn Quốc đã tồn tại sát cạnh bên nhau một cách hài hoà(2) Lê Quang Thiêm, Sđd, tr 298
.
Thời kỳ Koryo (918-1392), đây là thời kỳ Phật giáo phát triển tới đỉnh cao ở Triều Tiên, còn Khổng giáo thì đã cung cấp cơ sở cho ý thức hệ chính trị chính thức. Tuy nhiên Nho giáo thời kì này có xu hướng ảnh hưởng lấn át dần Phật giáo. Thông qua chế độ giáo dục và khoa cử, Nho giáo đã dần dần chiếm vị trí quan trọng trong xã hội Triều Tiên lúc bấy giờ. Đến cuối triều đại Koryo, Tân Khổng giáo đã bắt đầu xuất hiện và truyền bá vào Triều Tiên. Trước sự rối ren và đảo lộn về đạo lý và tinh thần ở Koryo lúc bấy giờ, Tân Khổng giáo đã nhanh chóng được tiếp thu và có ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Koryo, và xã hội Triều Tiên sau này.
Triều đại Koryo chấm dứt, tướng Yi-Song-kie (hay còn gọi là vua Tae-jo) lên ngôi vua lập ra triều đại Cho-son (1392-1910). Suốt triều đại này, Khổng giáo có sự phát triển thịnh hành nhất, ảnh hưởng lớn tới mọi mặt, mọi hoạt động trong xã hội Cho-son. Triều Tiên khi ấy được xem như là một đất nước Nho giáo tiêu biểu nhất trong vùng. Nho giáo không chỉ ảnh hưởng tới chính quyền Trung ương mà còn ảnh hưởng tới từng gia đình, từng cá nhân. Nho giáo không chỉ được tiếp nhận những giá trị bên ngoài mà còn được người Triều Tiên bổ sung và phát triển sáng tạo, điển hình là sự ra đời của kiểu chữ viết riêng của dân tộc Triều Tiên - chữ Hangul (1446). Nội dung Nho giáo ảnh hưởng thời Cho-son là lấy Trung và Hiếu làm hệ thống trật tự, coi đạo đức chuẩn là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay nói cách khác cuộc sống hàng ngày của người dân được chỉ đạo bởi các nguyên tắc của Tân Khổng giáo. Có tới 200 học viện Khổng giáo và nhà thờ Khổng giáo được xây dựng ở triều đại này. Trường học Khổng giáo được trở thành kiểu trường học chính thống. Chế độ học và khoa cử Nho giáo được tổ chức, sắp xếp đào tạo ở mức độ cao hơn. Cuối thời Cho-son, Tân Khổng giáo ở Triều Tiên xuất hiện nhiều trường phái và phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đặc biệt là Nho giáo phải đối diện với những thách thức đến từ bên ngoài: đó là cuộc xâm lược 7 năm (1592 - 1598) của Nhật Bản và một số tác động của tôn giáo và khoa học phương Tây. Trước những thách thức ấy, Nho giáo cũng được đổi mới cho phù hợp với sự thay đổi của thời đại. Tuy nhiên, sau đó từ sự xâm chiếm của người Nhật năm 1910 trở về sau, hệ thống tư tưởng Nho giáo đã dần mất đi vai trò là cơ sở của nhà nước cai trị. Nhưn...