nuocmattoiroivi1nguoicongai
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vừa được ký kết đã mở ra những cơ
hội làm ăn mới cho các thương nhân của cả hai nước Việt Nam và Mỹ. Đây
là một sự kiện hợp với tiến trình toàn cầu hoá và tự do thương mại đang
diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, Hiệp định được ký chưa ráo mực
thì chúng ta đã phải chứng kiến những hành động trái ngược hẳn với tinh
thần tự do cạnh tranh, tự do thương mại. Đó là việc xảy ra khi cá tra, cá
basa nhập khẩu vào thị trường nước Mỹ. Kể từ cuối năm 2000, Hiệp hội
các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) tiến hành chiến dịch chống lại việc
nhập khẩu khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường này. Chiến
dịch này có lúc lắng dịu đi vài tháng, rồi có lúc lại sôi lên. Sự ầm ĩ, nóng
bỏng của nó đã khiến người Mỹ gọi nó là "chiến tranh catfish" để so sánh
với "chiến tranh Hamburger", "chiến tranh ô tô" và "chiến tranh nước giải
khát" đã từng xảy ra trước đây trên thị trường này.
Các cuộc chiến tranh mà ta nhắc đến ở trên, nhìn chung, là biểu hiện
bên ngoài của cạnh tranh và xung đột thương mại. Đây là một hiện tượng
tự nhiên trong một thị trường cạnh tranh mà các đối thủ có sức mạnh kinh
tế. Hiện tượng ít xảy ra nhưng một khi đã diễn ra thì gây thiệt hại vô ích về
thời gian và nguồn lực của các bên. Tuy vậy nó cũng là một hiện tượng
quan trọng đáng chú ý và cần được nghiên cứu. Vì những lý do như vậy,
chuyên đề được cống hiến cho việc nghiên cứu xem xét hiện tượng xung
đột thương mại với biểu hiện gần đây nhất của nó là CFA tiến hành cuộc
"chiến tranh catfish" chống các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như người
nuôi cá Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mang tính thời sự này
trong quá trình phát triển kinh tế thuỷ sản nói riêng cũng như phát triển
kinh tế đất nước nói chung, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu5
vực và kinh tế quốc tế nên em đã chọn đề tài: NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO THỊ
TRƯỜNG MỸ.
Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương:
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ
CHƯƠNG III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN
Do thiếu kinh nghiệm và nguồn thông tin còn hạn hẹp nên đề tài
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành Thank sự hướng
dẫn chu đáo và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê Thị Thanh trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I . THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
1. Thương mại quốc tế
1.1 Định nghĩa. Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ
giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao
đổi thường vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt
động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới. Hoạt động thương mại quốc tế ra
đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay nó giữ vị trí
trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có
vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế
khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan
hệ hàng hoá-tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế
quốc tế.
(Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội 2002)
1.2 Nội dung. Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau.
Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung
của thương mại quốc tế bao gồm:
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá hữu hình
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá vô hình
- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
- Xuất khẩu tại chỗ.
2. Tranh chấp thương mại
2.1 Khái niệm. Đề tài có nói tới tranh chấp thương mại. Vậy tranh chấp
thương mại là gì? Theo các nhà luật học thì tranh chấp thương mại được7
hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về một thực hiện pháp lý của các chủ
thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Đặc trưng của tranh chấp kinh
tế là chúng phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh; chủ thể tham gia
tranh chấp thông thường là các doanh nghiệp; tranh chấp gắn liền với lợi
ích riêng biệt của mỗi chủ thể và luôn thuộc quyền tự định đoạt của họ.
Theo ý của người viết, tranh chấp thương mại có thể hiểu là những mâu
thuẫn xung đột phát sinh trong quá trình thương mại. Các mâu thuẫn xung
đột đó không chỉ thể hiện sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các thương nhân
hay tầng lớp thương nhân của các quốc gia như biểu hiện bề ngoài của nó.
Đó là một biểu hiện của sự va chạm về lợi ích giữa các quốc gia, các nền
kinh tế và trong một chừng mực nào đó là các nền sản xuất với các phương
thức sản xuất khác nhau.
Hãy tưởng tượng về một doanh nghiệp nhà nước, độc quyền ở ngành
của mình ở trong nước, xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Do có lợi thế độc
quyền ở hậu phương nên trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường nước
ngoài doanh nghiệp đó có thể hạ giá sản phẩm tới mức thấp hơn cả giá bán
ở nước mình để chiếm thị trường. Khi đó các doanh nghiệp ở nước chủ
nhà, vốn quen với một thị trường cạnh tranh tự do sẽ không đủ tiềm lực
cạnh tranh. Vậy để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nước mình chính
quyền nước sở tại có thể đưa ra luật cấm bán hàng nhập khẩu với giá thấp
hơn giá bán tại nước sản xuất. Ta có thể thấy rõ đó là một tranh chấp
thương mại phát sinh giữa hai nền kinh tế khác nhau: nền kinh tế thị trường
và nền kinh tế không có yếu tố thị trường.
2.2 Nguyên nhân. Nguyên nhân của các tranh chấp thương mại rất đa
dạng. Về cơ bản nó có nguyên nhân sau:
Chính sách bảo hộ mậu dịch, bảo hộ các ngành công nghiệp trong
nước. Chính phủ các nước có thể thực hiện một hệ thống chính sách mang
tính bảo hộ mậu dịch. Các chính sách này tạo cho các thương nhân và nhà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
sản xuất trong nước những lợi thế nhất định và khiến cho các thương nhân
và công ty nước ngoài những khó khăn trong việc hoạt động ở thị trường
này. Các chính sách đó gồm có chính sách thuế xuất nhập khẩu, phí và lệ
phí, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì đóng gói, môi trường…
Sự “hiểu nhầm” của các bên trong quá trình buôn bán. Khác biệt về
các đơn vị số lượng, khối lượng… nói chung có thể xẩy ra. Một ví dụ là hệ
thống đo lường tấn: có 3 kiểu đo khác nhau “long ton” (dùng bởi Anh)
ngang với 2240 pao=1016,05 kg, “metric ton” hay “tonne” (quy chuẩn
quốc tế) bằng 1000 kg, “short ton” (dùng ở Mỹ) bằng 2000 pound=907,19
kg. Nếu trong hợp đồng và bản dịch hợp đồng không quy ước rõ đơn vị
“tấn” theo hệ nào thì có thể gây tranh chấp, hiểu nhầm và dẫn tới vi phạm
hợp đồng. Khác biệt về tập quán thương mại có thể xẩy ra giữa hai bên
thuộc hai hệ thống kinh tế có trình độ phát triển khác nhau hay cách biệt
về mặt văn hoá, ngôn ngữ. Những thói quen mà bên này có thể coi là tất
nhiên nhưng bên kia không hề biết tới. Ví dụ về ngành dệt may, giầy dép:
nhà nhập khẩu Mỹ yêu cầu cung cấp 6000 đôi giầy đóng trong thùng, mỗi
thùng 20 đôi, đóng gói như thông lệ. Nhà nhập khẩu Mỹ có thói quen bán
hàng là từng đôi giầy được đóng gói riêng để tiện việc trưng bầy, giao bán
và các bạn hàng thường xuyên của anh ta hoàn toàn đáp ứng điều này. Tuy
nhiên, bạn hàng mới là nhà sản xuất Việt Nam chưa biết điều này . Anh ta
đóng gói tất cả 30 đôi vào một gói cho tiện và tiết kiệm chi phí. Điều này
khiến cho bạn hàng người Mỹ kiện anh ta vì vi phạm hợp đồng. Nhà sản
xuất Việt Nam phản đối và kiện lại dẫn đến tranh chấp thương mại.
3. Tranh chấp thương mại quốc tế
Tranh chấp thương mại bao gồm các bên chủ thể tham gia có quốc
tịch khác nhau và trụ sở công ty đặt tại những quốc gia khác nhau được gọi
là tranh chấp thương mại quốc tế. Những cuộc tranh chấp thương mại quốc9
tế xuất phát từ việc bán phá giá đã xuất hiện nhiều trên thế giới như tranh
chấp thương mại giữa Mỹ và EU, Nga về việc Mỹ cho rằng EU và Nga bán
phá giá thép trên thị trường Mỹ, tranh chấp thương mại giữa EU và Việt
Nam khi EU cho rằng Việt Nam bán phá giá bật lửa gas trên thị trường
EU...
II. LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ VÀ LIÊN MINH CHÂU
ÂU (EU)
Bán phá giá là bán một món hàng xuất ra nước ngoài thấp hơn giá
hiện đang thịnh hành ở thị trường nội địa và thấp hơn giá cần thiết để thu
hồi chi phí sản xuất (bán dưới giá thành) để mở rộng thị trường và nó gây
thiệt hại cho nền kinh tế, loại bỏ cạnh tranh và tạo thế độc quyền. Về lâu
dài, thương nhân sẽ tăng giá cao để bù vào chi phí và thu lợi nhuận độc
quyền. Các chính phủ đều có chú ý ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động
này. Các hiệp ước quốc tế, như thoả ước tổng quát về thương mại và thuế
quan (GATT) đều cho phép làm như vậy.
Sự khác biệt giữa bán phá giá với bán hàng giá rẻ do giá thành thấp,
nhìn bề ngoài là rất khó xác định. Một khía cạnh của tranh chấp thương mại
là xác định sự khác biệt đó. Khi có tranh chấp, một bên sẽ cố buộc tội đối
thủ cạnh tranh của mình là có bán phá giá. Bên kia sẽ chứng minh là mình
không bán phá giá mà là bán hàng giá rẻ, phù hợp với chi phí sản xuất của
mình.
1. Luật chống bán phá giá của Mỹ
Luật của Mỹ quy định rằng: nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá
quốc tế hay thấp hơn giá thị trường thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra
toà, và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá (Ad) cao
không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá mà còn đối với tất cả các
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ. Giá thị trường của hàng hóa là giá
mà hàng hóa đó thường được bán trên thị trường nước người sản xuất.
Bộ thương mại Mỹ (DOC), Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), và
Tổng cục hải quan Mỹ cùng có trách nhiệm trong việc thi hành luật chống
bán phá giá. DOC chịu trách nhiệm quản lý chung về luật bán phá giá và
điều tra về việc phá giá của nước ngoài cho hàng nhập khẩu. Nếu điều tra
xác định sự việc là có thật, DOC sẽ quy định mức thuế đánh vào hàng hóa
đó. ITC thì xác định liệu sự việc đã, hay có thể , ảnh hưởng đến sản xuất
trong nước hay chưa, hay liệu một ngành sản xuất trong nước có bị ảnh
hưởng ngay từ khi mới phát triển do việc bán phá giá hàng nhập khẩu hay
không. Tổng cục hải quan áp dụng AD khi những mức thuế này được ban
hành và ITC đã tiến hành công việc xác định cần thiết.
Gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Byrd sửa đổi, theo đó luật
này khuyến khích doanh nghiệp Mỹ cản trở việc nhập khẩu hàng hóa từ các
đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Cụ thể là Luật Byrd sửa đổi ngăn chặn công
ty nước ngoài xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ ở mức giá thấp hơn giá họ
thường tính ở thị trường trong nước, do đó, cạnh tranh không công bằng
với nhà sản xuất Mỹ.
(Chương I, Luật Thương mại quốc tế, Phạm Minh biên soạn, NXB Thống
Kê, Tp.Hồ Chí Minh 2000).
2. Luật chống bán phá giá của Liên minh châu Âu (EU)
Luật của EU được ban hành ngày 22/12/1995 dựa trên cơ sở pháp lý
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Một sản phẩm được xem là bị
bán phá giá nếu giá xuất khẩu (tính theo giá CIF) của của sản phẩm này
vào EU thấp hơn so với giá bán trong nước của sản phẩm tương tự đó tại
nước xuất khẩu. Một sản phẩm được xem là có bán trong nước nếu khối11
lượng bán trong nước chiếm từ 5% trở nên so với khối lượng sản phẩm đó
xuất khẩu vào EU.
Các công ty, pháp nhân, các tổ chức của EU có thể đưa đơn kiện lên
Uỷ ban Châu Âu (EC), tuy nhiên có một số quy định khác mang tính kỹ
thuật: Bên đi kiện phải chứng minh được rằng tổng sản phẩm của những
công ty đi kiện chiếm hơn 25% tổng sản phẩm các mặt hàng đó trong khối
EU; tổng sản lượng của những công ty đi kiện phải chiếm hơn 50% tổng
sản lượng của những công ty không kiện (trong EU); đơn kiện sẽ bị bác bỏ
nếu sản phẩm bán phá giá vào EU chỉ chiếm đưới 1% (sản phẩm của một
nước) hay dưới 3% thị phần tại EU (nếu là sản phẩm do nhiều nước cùng
xuất vào EU). Sau khi thu thập thông tin, EC sẽ tính ra giá thành sản xuất
của sản phẩm, giá bán sản phẩm trong nước (bao gồm chi phí sản xuất,
khấu hao, lợi nhuận…), giá xuất khẩu (giá CIF) để xem có bán phá giá hay
không và tính ra mức độ phá giá (còn gọi là biên độ phá giá, là số lượng mà
giá trị thông thường, hay mức giá bán trong nước vượt quá giá trị xuất
khẩu). Nếu sản phẩm không bán trong nước hay bán trong nước nhưng
chiếm sản lượng ít hơn 5% thì EC sẽ so sánh với giá bán tương tự của một
công ty tương tự. Còn nếu doanh nghiệp tỏ ra bất hợp tác (từ chối tiếp cận,
không cung cấp thông tin…) thì EC sẽ ban hành các phán quyết dựa trên
các dữ liệu sẵn có. Thông thường, nếu nhà xuất khẩu bị kiện bán phá giá
mà đang hoạt động ở một nước có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ trực tiếp
sang điều tra. Nếu nhà xuất khẩu thuộc nước không có nền kinh tế thị
trường thì EC sẽ chọn một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường để tính
toán mức giá của sản phẩm đó. Tuy nhiên, EC đã ban hành quy định số
2238/2000 (ngày 9/10/2000) xác định 5 nước tuy chưa được công nhận có
nền kinh tế thị trường nhưng đã có các công ty hoạt động theo cơ chế thị
trường là: Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Ukraine, Kazakhstan. Như vậy, các
doanh nghiệp này sẽ được EC trực tiếp sang điều tra nếu có kiện tụng bán
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
phá giá. Việc xác minh cơ chế thị trường là nhằm chứng tỏ rằng công ty
hoạt động theo đúng các điều kiện của thị trường và hệ thống sổ sách tài
chính của họ là minh bạch. Quy chế về kinh tế thị trường có vai trò quan
trọng ở khâu áp thuế chống bán phá giá: nếu công ty thuộc nước có nền
kinh tế thị trường thì từng công ty sẽ chịu mức thuế khác nhau tuỳ thị
phần/sản lượng sản phẩm vào EU, còn nếu thuộc nước có nền kinh tế phi
thị trường thì tất cả công ty của nước này sẽ chịu chung một mức thuế.
Để xác định mức bán phá giá của một mặt hàng nhập khẩu, theo Luật
chống bán phá giá của EU, nước áp dụng, sau khi điều tra cụ thể sẽ có sự
so sánh giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường của mặt hàng nhập khẩu.
Sự so sánh này sẽ được thực hiện ở cùng cấp độ thương mại liên quan tới
những vực bán hàng được tiến hành ở gần như cùng một thời điểm. Trong
trường hợp giá trị thông thường và giá trị xuất khẩu được xây dựng không
nằm trên cơ sở so sánh như vậy, việc xem xét hợp lý dưới dạng điều chỉnh
sẽ được thực hiện trong mỗi trường hợp tuỳ từng trường hợp vào tầm quan trọng của
từng vụ việc. Bất kỳ một sự chồng chéo nào khi thực hiện việc điều chỉnh
cũng cần được tránh, đặc biệt là sự chồng chéo liên quan tới mức khấu
hao, giảm giá số lượng và cấp độ thương mại. Khi những điều kiện cụ thể
được đáp ứng, các yếu tố có thể được điều chỉnh bao gồm: phí nhập khẩu
và các loại thuế gián tiếp; chiết khấu, giảm giá và số lượng, chi phí vận tải,
bảo hiểm, bốc dỡ; đóng gói; tiền hoa hồng... Biên phá giá là số lượng mà
giá thông thường vượt quá giá trị xuất khẩu. Giá trị thông thường sẽ được
tính dựa trên cơ sở những mức giá được trả hay phải trả theo tiến trình
thương mại thông thường, bởi các khách hàng độc lập ở nước xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà xuất khẩu ở nước xuất khẩu không sản
xuất hay không bán sản phẩm tương tự, giá trị thông thường có thể được
thiết lập dựa trên cơ sở giá của những người bán hàng hay những nhà sản
xuất khác. Việc bán sản phẩm tương tự ở thị trường nội địa của nước xuất13
khẩu; hay việc bán hàng xuất khẩu sang một nước thứ ba, ở mức giá thấp
hơn chi phí sản xuất cộng với các chi phí khác có thể được xem là không
nằm trong tiến trình thương mại thông thường. Việc áp dụng được thực
hiện chỉ khi nào xác định được rằng việc bán hàng như vậy nằm trong một
khoảng thời gian kéo dài với một số lượng đáng kể và ở mức giá không cho
phép việc thu hồi tất cả các chi phí trong khoảng thời gian hợp lý. Khoảng
thời gian kéo dài thường là 1 năm nhưng trong mọi trường hợp sẽ không ít
hơn 6 tháng và việc bán thấp hơn chi phí sẽ được xem là bán với một khối
lượng đáng kể trong một khoảng thời gian như vậy. Giá xuất khẩu sẽ là
mức giá thực được trả hay phải trả cho sản phẩm khi sản phẩm được xuất
khẩu từ nước xuất khẩu vào EU. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu
hay dường như mức giá xuất khẩu không thể tin cậy được do có sự liên
kết một thoả thuận mang tính đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
hay một bên thứ ba, giá xuất khẩu có thể được tính toán trên cơ sở mức giá
tại những mặt hàng nhập khẩu đó lần đầu tiên được bán lại cho một người
mua độc lập hay không được bán lại theo những điều kiện mà theo đó sản
phẩm đã được nhập khẩu thì giá xuất khẩu sẽ được tính toán trên bất kỳ
một căn cứ hợp lý nào...
Việc xác định mức thiệt hại sẽ dựa trên những chứng cứ tích cực và
bao gồm việc xem xét một cách khách quan (cả lượng hàng nhập khẩu
được bán phá giá và tác động của việc bán phá giá hàng nhập khẩu đối với
giá cả trên thị trường EU của những sản phẩm tương tự). Về lượng hàng
nhập khẩu được bán phá giá sẽ phải xem xét liệu đã có một sự tăng đáng kể
về số hàng nhập khẩu bị bán phá giá hay không hay xét về tuyệt đối so với
lượng hàng sản xuất hay tiêu dùng trong khối EU. Những tác động của
việc phá giá hàng nhập khẩu đối với giá cả sẽ phải xem xét liệu đã có một
sự cắt giảm đáng kể của hàng nhập khẩu được bán phá giá so với giá của
một sản phẩm tương tự của ngành thuộc EU hay không hay liệu tác động
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
của những mặt hàng nhập khẩu như vậy có làm giảm giá ở một mức đáng
kể hay ngăn ngừa sự tăng giá ở một mức độ đáng kể hay không?
(Chương I, Luật Thương mại quốc tế, Phạm Minh biên soạn, NXB Thống
Kê, Tp.Hồ Chí Minh 2000).15
III. TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI MỸ VÀ
CANADA
1. Tranh chấp thương mại dệt may Việt Nam–Mỹ
Từ tháng 12/2002, do doanh số hàng may mặc sang thị trường Mỹ
tăng rất mạnh, Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Mỹ (ATMI) đã liên tiếp
yêu cầu chính phủ nước này có các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt
may từ các nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Á, trong đó có Trung
Quốc và Việt Nam. Các công ty sản xuất tại Mỹ cho rằng, hàng nhập khẩu
từ các nước đang phát triển có sức cạnh tranh lớn, nhờ được sự hỗ trợ bởi
chính sách duy trì đồng nội tệ yếu hơn đồng USD. Họ còn khẳng định ,
việc nhập hàng không hạn chế đã làm cho ngành dệt may Mỹ bị mất
177.000 việc làm (30% lực lượng lao động) kể từ năm 1997. Chính phủ Mỹ
chưa công bố lộ trình cụ thể cho vấn đề hạn ngạch, nhưng có thể đến tháng
6/2003 sẽ bắt đầu áp dụng.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang
Mỹ đạt 930 triệu USD, tăng mạnh so với năm 2001. Nhưng thực tế, con số
này còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực (thậm chí không bằng
Campuchia với 1 tỷ USD). Nay nếu bị chuyển từ xuất khẩu tự do sang xuất
khẩu có điều kiện–theo hạn ngạch giống như qua EU–doanh ngiệp Việt
nam tất nhiên sẽ chịu thiệt thòi. Việt Nam đang mong đợi cuộc đàm phán
sắp tới đi đến 1 trong 2 thoả thuận: hạn ngạch Mỹ đưa ra sẽ tăng thêm 15-
20% so với lượng hàng đã xuất sang nước này năm 2002 hay áp hạn
ngạch tương đương với Thái Lan, Singapore… Trong cuộc thương lượng,
phía Việt Nam sẽ có sự tham gia của Tổng Công ty Dệt may và các quan
chức thương mại, phía Mỹ chủ yếu là các quan chức thương mại, không có
doanh nghiệp.
Sau hơn nửa tháng bàn thảo tại Washington, ngày 25/4/2003, đại
diện đàm phán hai nước vừa đặt bút ký kết Hiệp định Dệt may Việt-Mỹ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2003 với mức hạn ngạch xuất
khẩu cho hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ năm nay là 1,7 tỷ USD. Mức
quota nói trên sẽ được tăng thêm 7%/năm cho các năm tiếp theo.
Có tất cả 38 mặt hàng dệt may của Việt Nam bị giới hạn lượng xuất,
trong đó có quần và áo sợi bông, hai sản phẩm quan trọng nhất đối với thị
trường Mỹ. Hạn ngạch cho các mặt hàng này lần lượt là 84 triệu và 168
triệu chiếc. Trong trường hợp cả hai phía không đột ngột chấm dứt thực thi
hiệp định, việc áp dụng hạn ngạch sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2004.
Nếu đến thời điểm đó mà Việt Nam chưa gia nhập WTO, hiệp định sẽ có
hiệu lực thêm 1 năm nữa. Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ tỏ ra không hài lòng
với nội dung và đặc biệt là thời hạn thực thi hiệp định (trước đó, họ đã đề
nghị thực hiện từ 1/7/2003). Họ cho rằng việc áp quota ngay từ 1/5/2003 là
không hợp lý bởi phần lớn đơn đặt hàng đã được ký kết từ 6 tháng trước
đây.
(Hải Vân, Thời báo Kinh tế Việt Nam , số ra ngày 25/4/2003)
2. Tranh chấp thương mại giày Việt Nam–Canada
Ngày 26/4/2002, Cơ quan Hải quan và Thuế vụ Canada (CCRA) bắt
đầu điều tra theo đơn kiện của Hiệp hội các nhà sản xuất giày Canada
(SMAC) về hàng xuất khẩu từ Macao, Hồng Kông và Việt Nam. CCRA
gửi 92 câu hỏi, hai Bộ Thương Mại và Bộ Công Nghiệp Việt Nam cùng các
ngành liên quan đã phối hợp trả lời, gửi kèm gần 1000 trang tài liệu về
chính sách của Chính phủ, vai trò của cơ quan quản lý với hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…
Ngày 9/9/2002, CCRA ra quyết định sơ bộ cho rằng giày xuất xứ từ
Việt Nam được bán phá giá vào Canada, và ngay lập tức áp dụng biện pháp
tạm thời, cộng thêm mức thuế chống phá giá rất cao (72 và 187%) vào
hàng nhập khẩu từ Việt Nam.17
Cùng thời gian, lần lượt hai đoàn công tác của CCRA tới Việt Nam
làm việc với các doanh nghệp bị kiện, và cơ quan quản lý liên quan. Sau
quá trình điều tra trực tiếp, ngày 9/12/2002, CCRA kết luận và gửi tới
CITT bộ hồ sơ thừa nhận Chính phủ Việt Nam không độc quyền ngoại
thương, không trợ cấp trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu giày. Tuy nhiên,
họ vẫn cho rằng Việt Nam bán phá giá, nên chỉ giảm mứ thuế áp dụng từ
72% xuống trung bình 25,7%.
Tại CITT, thay mặt Hiệp hội Da giày Việt Nam cùng các bộ, ngành
và Thương vụ Việt Nam đã tham gia phiên điều trần, trả lời các câu hỏi của
CITT và luật sư biện hộ cho SMAC. Phía Việt Nam đã được những người
tham dự, thay mặt người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu Canada ủng hộ.
CITT đã ra phán quyết cuối cùng ngày 7/1/2003 khẳng định mặt hàng giày
và đế giày không thấm nước có nguồn gốc hay được xuất khẩu từ Việt
Nam không gây thiệt hại và cũng không đe dọa ngành sản xuất giày
Canada, và bác bỏ đơn kiện của SMAC.
Yêu cầu môi trường nuớc. Nguồn nuớc nuôi không bị ô nhiễm các chất
độc hại hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật vượt quá giới hạn quy định, đáp ứng yêu
cầu về hàm lượng hữu cơ cho cá.
Thiết bị công cụ nuôi cá. Thiết bị công cụ để chế biến thức ăn và thu
hoạch, bảo quản và vận chuyển cá được chế tạo bằng các vật liệu không rỉ,
không bị ăn mòn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
Kết cấu và bố trí các công trình trên bè. Bè nuôi cá thường gắn liền với
các công trình sinh hoạt và sản xuất của ngư dân. Nơi ăn nghỉ, nơi chế biến
thức ăn, nhà kho, nhà vệ sinh phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nuôi và vệ
sinh an toàn thực phẩm, dễ kiểm tra, làm vệ sinh và khử trùng.
Thức ăn cho cá. Các cơ sở nuôi lớn thuờng sử dụng thức ăn viên công
nghiệp, giúp cá tăng trưởng nhanh, ít bị bệnh. Các hộ gia đình thường tự
chế biến thức ăn (cá biển tạp hay bột cá) có đủ thành phần dinh dưỡng và
đều được nấu chín, ăn đến đâu nấu đến đó.
Chăm sóc. Hàng ngày, người nuôi phải theo dõi tình trạng hoạt động, bắt
mồi của cá để điều chỉnh thức ăn phù hợp. Nếu thấy môi trường nước, thời
tiết xấu, cá ăn kém, hay có bệnh người nuôi phải có biện pháp xử lý kịp
thời. Việc sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá hết sức thận trọng, theo các
quy định và có sự hướng dẫn của các quy định và có sự hướng dẫn của các
kỹ thuật viên. Người nuôi cá thực hiện chế độ sinh hoạt, chế độ bảo hộ lao
động và vệ sinh an toàn thực phẩm kể từ khi bắt đầu nuôi cho đến lúc thu
hoạch.
Phụ lục 9. Trích thư của Chủ tịch Hiệp hội Phân phối Thuỷ sản Mỹ
gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Donald L. Evans, ngày 15/11/2002
…Chúng tui khẳng định rằng thành công của người nuôi cá tra, cá
basa Việt Nam ở thị trường Mỹ không phải là kết quả của việc bán phá giá
hay trợ cấp của chính phủ… Không thể đổ lỗi cho các nhà xuất khẩu Việt89
Nam về những vấn đề mà ngành sản xuất cá nheo Mỹ hiện đang gánh chịu.
Những vấn đề này, vừa là sự trớ trêu của số phận, vừa là kết quả tổng hợp
của nhiều yếu tố như việc tăng sản lượng nuôi, suy thoái kinh tế toàn cầu
và chi phí năng lượng cao.
Các thành viên Hiệp hội Phân phối Thuỷ sản Mỹ (ASDA) lo ngại về
tác động tiêu cực mà vụ kiện này có thể gây ra cho các công ty Mỹ tham
gia nhập khẩu và phân phối cá tra, cá basa và các sản phẩm thuỷ sản khác
của Việt Nam như tôm, nếu áp đặt mức thuế cao. Chúng tui biết rằng trong
thực tế có một nhóm nhỏ ngư dân Mỹ khai thác tôm đang tích cực họp để
xem xét một động thái tương tự, dưới hình thức kiện bán phá giá hay đề
xuất Điều khoản 201, nhằm chống lại các nước xuất khẩu tôm. Các thành
viên ASDA cũng lo ngại về tác động tiêu cực của vụ việc này và các vụ
khác tương tự như vậy trong tương lai có thể xảy ra đối với hàng loạt cửa
hàng bán lẻ và hệ thống nhà hàng khắp nước Mỹ muốn tiếp tục cung cấp
những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá phải chăng cho người tiêu
dùng Mỹ. Các thành viên ASDA cũng lo ngại rằng các quy định về thay
đổi tên gọi như đã nêu trên trong các tháng tới có thể dẫn đến việc một loạt
sản phẩm file cá nhập khẩu từ Việt Nam bị quy thành nhóm cá basa. Điều
đó cuối cùng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường và nhầm lẫn (và có thể
cả việc áp thuế hải quan không đúng) đối với những loài cá nhập khẩu từ
các nước khác
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vừa được ký kết đã mở ra những cơ
hội làm ăn mới cho các thương nhân của cả hai nước Việt Nam và Mỹ. Đây
là một sự kiện hợp với tiến trình toàn cầu hoá và tự do thương mại đang
diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, Hiệp định được ký chưa ráo mực
thì chúng ta đã phải chứng kiến những hành động trái ngược hẳn với tinh
thần tự do cạnh tranh, tự do thương mại. Đó là việc xảy ra khi cá tra, cá
basa nhập khẩu vào thị trường nước Mỹ. Kể từ cuối năm 2000, Hiệp hội
các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) tiến hành chiến dịch chống lại việc
nhập khẩu khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường này. Chiến
dịch này có lúc lắng dịu đi vài tháng, rồi có lúc lại sôi lên. Sự ầm ĩ, nóng
bỏng của nó đã khiến người Mỹ gọi nó là "chiến tranh catfish" để so sánh
với "chiến tranh Hamburger", "chiến tranh ô tô" và "chiến tranh nước giải
khát" đã từng xảy ra trước đây trên thị trường này.
Các cuộc chiến tranh mà ta nhắc đến ở trên, nhìn chung, là biểu hiện
bên ngoài của cạnh tranh và xung đột thương mại. Đây là một hiện tượng
tự nhiên trong một thị trường cạnh tranh mà các đối thủ có sức mạnh kinh
tế. Hiện tượng ít xảy ra nhưng một khi đã diễn ra thì gây thiệt hại vô ích về
thời gian và nguồn lực của các bên. Tuy vậy nó cũng là một hiện tượng
quan trọng đáng chú ý và cần được nghiên cứu. Vì những lý do như vậy,
chuyên đề được cống hiến cho việc nghiên cứu xem xét hiện tượng xung
đột thương mại với biểu hiện gần đây nhất của nó là CFA tiến hành cuộc
"chiến tranh catfish" chống các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như người
nuôi cá Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mang tính thời sự này
trong quá trình phát triển kinh tế thuỷ sản nói riêng cũng như phát triển
kinh tế đất nước nói chung, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu5
vực và kinh tế quốc tế nên em đã chọn đề tài: NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO THỊ
TRƯỜNG MỸ.
Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương:
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ
CHƯƠNG III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN
Do thiếu kinh nghiệm và nguồn thông tin còn hạn hẹp nên đề tài
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành Thank sự hướng
dẫn chu đáo và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê Thị Thanh trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I . THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
1. Thương mại quốc tế
1.1 Định nghĩa. Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ
giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao
đổi thường vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt
động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới. Hoạt động thương mại quốc tế ra
đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay nó giữ vị trí
trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có
vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế
khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan
hệ hàng hoá-tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế
quốc tế.
(Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội 2002)
1.2 Nội dung. Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau.
Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung
của thương mại quốc tế bao gồm:
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá hữu hình
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá vô hình
- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
- Xuất khẩu tại chỗ.
2. Tranh chấp thương mại
2.1 Khái niệm. Đề tài có nói tới tranh chấp thương mại. Vậy tranh chấp
thương mại là gì? Theo các nhà luật học thì tranh chấp thương mại được7
hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về một thực hiện pháp lý của các chủ
thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Đặc trưng của tranh chấp kinh
tế là chúng phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh; chủ thể tham gia
tranh chấp thông thường là các doanh nghiệp; tranh chấp gắn liền với lợi
ích riêng biệt của mỗi chủ thể và luôn thuộc quyền tự định đoạt của họ.
Theo ý của người viết, tranh chấp thương mại có thể hiểu là những mâu
thuẫn xung đột phát sinh trong quá trình thương mại. Các mâu thuẫn xung
đột đó không chỉ thể hiện sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các thương nhân
hay tầng lớp thương nhân của các quốc gia như biểu hiện bề ngoài của nó.
Đó là một biểu hiện của sự va chạm về lợi ích giữa các quốc gia, các nền
kinh tế và trong một chừng mực nào đó là các nền sản xuất với các phương
thức sản xuất khác nhau.
Hãy tưởng tượng về một doanh nghiệp nhà nước, độc quyền ở ngành
của mình ở trong nước, xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Do có lợi thế độc
quyền ở hậu phương nên trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường nước
ngoài doanh nghiệp đó có thể hạ giá sản phẩm tới mức thấp hơn cả giá bán
ở nước mình để chiếm thị trường. Khi đó các doanh nghiệp ở nước chủ
nhà, vốn quen với một thị trường cạnh tranh tự do sẽ không đủ tiềm lực
cạnh tranh. Vậy để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nước mình chính
quyền nước sở tại có thể đưa ra luật cấm bán hàng nhập khẩu với giá thấp
hơn giá bán tại nước sản xuất. Ta có thể thấy rõ đó là một tranh chấp
thương mại phát sinh giữa hai nền kinh tế khác nhau: nền kinh tế thị trường
và nền kinh tế không có yếu tố thị trường.
2.2 Nguyên nhân. Nguyên nhân của các tranh chấp thương mại rất đa
dạng. Về cơ bản nó có nguyên nhân sau:
Chính sách bảo hộ mậu dịch, bảo hộ các ngành công nghiệp trong
nước. Chính phủ các nước có thể thực hiện một hệ thống chính sách mang
tính bảo hộ mậu dịch. Các chính sách này tạo cho các thương nhân và nhà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
sản xuất trong nước những lợi thế nhất định và khiến cho các thương nhân
và công ty nước ngoài những khó khăn trong việc hoạt động ở thị trường
này. Các chính sách đó gồm có chính sách thuế xuất nhập khẩu, phí và lệ
phí, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì đóng gói, môi trường…
Sự “hiểu nhầm” của các bên trong quá trình buôn bán. Khác biệt về
các đơn vị số lượng, khối lượng… nói chung có thể xẩy ra. Một ví dụ là hệ
thống đo lường tấn: có 3 kiểu đo khác nhau “long ton” (dùng bởi Anh)
ngang với 2240 pao=1016,05 kg, “metric ton” hay “tonne” (quy chuẩn
quốc tế) bằng 1000 kg, “short ton” (dùng ở Mỹ) bằng 2000 pound=907,19
kg. Nếu trong hợp đồng và bản dịch hợp đồng không quy ước rõ đơn vị
“tấn” theo hệ nào thì có thể gây tranh chấp, hiểu nhầm và dẫn tới vi phạm
hợp đồng. Khác biệt về tập quán thương mại có thể xẩy ra giữa hai bên
thuộc hai hệ thống kinh tế có trình độ phát triển khác nhau hay cách biệt
về mặt văn hoá, ngôn ngữ. Những thói quen mà bên này có thể coi là tất
nhiên nhưng bên kia không hề biết tới. Ví dụ về ngành dệt may, giầy dép:
nhà nhập khẩu Mỹ yêu cầu cung cấp 6000 đôi giầy đóng trong thùng, mỗi
thùng 20 đôi, đóng gói như thông lệ. Nhà nhập khẩu Mỹ có thói quen bán
hàng là từng đôi giầy được đóng gói riêng để tiện việc trưng bầy, giao bán
và các bạn hàng thường xuyên của anh ta hoàn toàn đáp ứng điều này. Tuy
nhiên, bạn hàng mới là nhà sản xuất Việt Nam chưa biết điều này . Anh ta
đóng gói tất cả 30 đôi vào một gói cho tiện và tiết kiệm chi phí. Điều này
khiến cho bạn hàng người Mỹ kiện anh ta vì vi phạm hợp đồng. Nhà sản
xuất Việt Nam phản đối và kiện lại dẫn đến tranh chấp thương mại.
3. Tranh chấp thương mại quốc tế
Tranh chấp thương mại bao gồm các bên chủ thể tham gia có quốc
tịch khác nhau và trụ sở công ty đặt tại những quốc gia khác nhau được gọi
là tranh chấp thương mại quốc tế. Những cuộc tranh chấp thương mại quốc9
tế xuất phát từ việc bán phá giá đã xuất hiện nhiều trên thế giới như tranh
chấp thương mại giữa Mỹ và EU, Nga về việc Mỹ cho rằng EU và Nga bán
phá giá thép trên thị trường Mỹ, tranh chấp thương mại giữa EU và Việt
Nam khi EU cho rằng Việt Nam bán phá giá bật lửa gas trên thị trường
EU...
II. LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ VÀ LIÊN MINH CHÂU
ÂU (EU)
Bán phá giá là bán một món hàng xuất ra nước ngoài thấp hơn giá
hiện đang thịnh hành ở thị trường nội địa và thấp hơn giá cần thiết để thu
hồi chi phí sản xuất (bán dưới giá thành) để mở rộng thị trường và nó gây
thiệt hại cho nền kinh tế, loại bỏ cạnh tranh và tạo thế độc quyền. Về lâu
dài, thương nhân sẽ tăng giá cao để bù vào chi phí và thu lợi nhuận độc
quyền. Các chính phủ đều có chú ý ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động
này. Các hiệp ước quốc tế, như thoả ước tổng quát về thương mại và thuế
quan (GATT) đều cho phép làm như vậy.
Sự khác biệt giữa bán phá giá với bán hàng giá rẻ do giá thành thấp,
nhìn bề ngoài là rất khó xác định. Một khía cạnh của tranh chấp thương mại
là xác định sự khác biệt đó. Khi có tranh chấp, một bên sẽ cố buộc tội đối
thủ cạnh tranh của mình là có bán phá giá. Bên kia sẽ chứng minh là mình
không bán phá giá mà là bán hàng giá rẻ, phù hợp với chi phí sản xuất của
mình.
1. Luật chống bán phá giá của Mỹ
Luật của Mỹ quy định rằng: nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá
quốc tế hay thấp hơn giá thị trường thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra
toà, và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá (Ad) cao
không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá mà còn đối với tất cả các
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ. Giá thị trường của hàng hóa là giá
mà hàng hóa đó thường được bán trên thị trường nước người sản xuất.
Bộ thương mại Mỹ (DOC), Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), và
Tổng cục hải quan Mỹ cùng có trách nhiệm trong việc thi hành luật chống
bán phá giá. DOC chịu trách nhiệm quản lý chung về luật bán phá giá và
điều tra về việc phá giá của nước ngoài cho hàng nhập khẩu. Nếu điều tra
xác định sự việc là có thật, DOC sẽ quy định mức thuế đánh vào hàng hóa
đó. ITC thì xác định liệu sự việc đã, hay có thể , ảnh hưởng đến sản xuất
trong nước hay chưa, hay liệu một ngành sản xuất trong nước có bị ảnh
hưởng ngay từ khi mới phát triển do việc bán phá giá hàng nhập khẩu hay
không. Tổng cục hải quan áp dụng AD khi những mức thuế này được ban
hành và ITC đã tiến hành công việc xác định cần thiết.
Gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Byrd sửa đổi, theo đó luật
này khuyến khích doanh nghiệp Mỹ cản trở việc nhập khẩu hàng hóa từ các
đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Cụ thể là Luật Byrd sửa đổi ngăn chặn công
ty nước ngoài xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ ở mức giá thấp hơn giá họ
thường tính ở thị trường trong nước, do đó, cạnh tranh không công bằng
với nhà sản xuất Mỹ.
(Chương I, Luật Thương mại quốc tế, Phạm Minh biên soạn, NXB Thống
Kê, Tp.Hồ Chí Minh 2000).
2. Luật chống bán phá giá của Liên minh châu Âu (EU)
Luật của EU được ban hành ngày 22/12/1995 dựa trên cơ sở pháp lý
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Một sản phẩm được xem là bị
bán phá giá nếu giá xuất khẩu (tính theo giá CIF) của của sản phẩm này
vào EU thấp hơn so với giá bán trong nước của sản phẩm tương tự đó tại
nước xuất khẩu. Một sản phẩm được xem là có bán trong nước nếu khối11
lượng bán trong nước chiếm từ 5% trở nên so với khối lượng sản phẩm đó
xuất khẩu vào EU.
Các công ty, pháp nhân, các tổ chức của EU có thể đưa đơn kiện lên
Uỷ ban Châu Âu (EC), tuy nhiên có một số quy định khác mang tính kỹ
thuật: Bên đi kiện phải chứng minh được rằng tổng sản phẩm của những
công ty đi kiện chiếm hơn 25% tổng sản phẩm các mặt hàng đó trong khối
EU; tổng sản lượng của những công ty đi kiện phải chiếm hơn 50% tổng
sản lượng của những công ty không kiện (trong EU); đơn kiện sẽ bị bác bỏ
nếu sản phẩm bán phá giá vào EU chỉ chiếm đưới 1% (sản phẩm của một
nước) hay dưới 3% thị phần tại EU (nếu là sản phẩm do nhiều nước cùng
xuất vào EU). Sau khi thu thập thông tin, EC sẽ tính ra giá thành sản xuất
của sản phẩm, giá bán sản phẩm trong nước (bao gồm chi phí sản xuất,
khấu hao, lợi nhuận…), giá xuất khẩu (giá CIF) để xem có bán phá giá hay
không và tính ra mức độ phá giá (còn gọi là biên độ phá giá, là số lượng mà
giá trị thông thường, hay mức giá bán trong nước vượt quá giá trị xuất
khẩu). Nếu sản phẩm không bán trong nước hay bán trong nước nhưng
chiếm sản lượng ít hơn 5% thì EC sẽ so sánh với giá bán tương tự của một
công ty tương tự. Còn nếu doanh nghiệp tỏ ra bất hợp tác (từ chối tiếp cận,
không cung cấp thông tin…) thì EC sẽ ban hành các phán quyết dựa trên
các dữ liệu sẵn có. Thông thường, nếu nhà xuất khẩu bị kiện bán phá giá
mà đang hoạt động ở một nước có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ trực tiếp
sang điều tra. Nếu nhà xuất khẩu thuộc nước không có nền kinh tế thị
trường thì EC sẽ chọn một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường để tính
toán mức giá của sản phẩm đó. Tuy nhiên, EC đã ban hành quy định số
2238/2000 (ngày 9/10/2000) xác định 5 nước tuy chưa được công nhận có
nền kinh tế thị trường nhưng đã có các công ty hoạt động theo cơ chế thị
trường là: Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Ukraine, Kazakhstan. Như vậy, các
doanh nghiệp này sẽ được EC trực tiếp sang điều tra nếu có kiện tụng bán
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
phá giá. Việc xác minh cơ chế thị trường là nhằm chứng tỏ rằng công ty
hoạt động theo đúng các điều kiện của thị trường và hệ thống sổ sách tài
chính của họ là minh bạch. Quy chế về kinh tế thị trường có vai trò quan
trọng ở khâu áp thuế chống bán phá giá: nếu công ty thuộc nước có nền
kinh tế thị trường thì từng công ty sẽ chịu mức thuế khác nhau tuỳ thị
phần/sản lượng sản phẩm vào EU, còn nếu thuộc nước có nền kinh tế phi
thị trường thì tất cả công ty của nước này sẽ chịu chung một mức thuế.
Để xác định mức bán phá giá của một mặt hàng nhập khẩu, theo Luật
chống bán phá giá của EU, nước áp dụng, sau khi điều tra cụ thể sẽ có sự
so sánh giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường của mặt hàng nhập khẩu.
Sự so sánh này sẽ được thực hiện ở cùng cấp độ thương mại liên quan tới
những vực bán hàng được tiến hành ở gần như cùng một thời điểm. Trong
trường hợp giá trị thông thường và giá trị xuất khẩu được xây dựng không
nằm trên cơ sở so sánh như vậy, việc xem xét hợp lý dưới dạng điều chỉnh
sẽ được thực hiện trong mỗi trường hợp tuỳ từng trường hợp vào tầm quan trọng của
từng vụ việc. Bất kỳ một sự chồng chéo nào khi thực hiện việc điều chỉnh
cũng cần được tránh, đặc biệt là sự chồng chéo liên quan tới mức khấu
hao, giảm giá số lượng và cấp độ thương mại. Khi những điều kiện cụ thể
được đáp ứng, các yếu tố có thể được điều chỉnh bao gồm: phí nhập khẩu
và các loại thuế gián tiếp; chiết khấu, giảm giá và số lượng, chi phí vận tải,
bảo hiểm, bốc dỡ; đóng gói; tiền hoa hồng... Biên phá giá là số lượng mà
giá thông thường vượt quá giá trị xuất khẩu. Giá trị thông thường sẽ được
tính dựa trên cơ sở những mức giá được trả hay phải trả theo tiến trình
thương mại thông thường, bởi các khách hàng độc lập ở nước xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà xuất khẩu ở nước xuất khẩu không sản
xuất hay không bán sản phẩm tương tự, giá trị thông thường có thể được
thiết lập dựa trên cơ sở giá của những người bán hàng hay những nhà sản
xuất khác. Việc bán sản phẩm tương tự ở thị trường nội địa của nước xuất13
khẩu; hay việc bán hàng xuất khẩu sang một nước thứ ba, ở mức giá thấp
hơn chi phí sản xuất cộng với các chi phí khác có thể được xem là không
nằm trong tiến trình thương mại thông thường. Việc áp dụng được thực
hiện chỉ khi nào xác định được rằng việc bán hàng như vậy nằm trong một
khoảng thời gian kéo dài với một số lượng đáng kể và ở mức giá không cho
phép việc thu hồi tất cả các chi phí trong khoảng thời gian hợp lý. Khoảng
thời gian kéo dài thường là 1 năm nhưng trong mọi trường hợp sẽ không ít
hơn 6 tháng và việc bán thấp hơn chi phí sẽ được xem là bán với một khối
lượng đáng kể trong một khoảng thời gian như vậy. Giá xuất khẩu sẽ là
mức giá thực được trả hay phải trả cho sản phẩm khi sản phẩm được xuất
khẩu từ nước xuất khẩu vào EU. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu
hay dường như mức giá xuất khẩu không thể tin cậy được do có sự liên
kết một thoả thuận mang tính đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
hay một bên thứ ba, giá xuất khẩu có thể được tính toán trên cơ sở mức giá
tại những mặt hàng nhập khẩu đó lần đầu tiên được bán lại cho một người
mua độc lập hay không được bán lại theo những điều kiện mà theo đó sản
phẩm đã được nhập khẩu thì giá xuất khẩu sẽ được tính toán trên bất kỳ
một căn cứ hợp lý nào...
Việc xác định mức thiệt hại sẽ dựa trên những chứng cứ tích cực và
bao gồm việc xem xét một cách khách quan (cả lượng hàng nhập khẩu
được bán phá giá và tác động của việc bán phá giá hàng nhập khẩu đối với
giá cả trên thị trường EU của những sản phẩm tương tự). Về lượng hàng
nhập khẩu được bán phá giá sẽ phải xem xét liệu đã có một sự tăng đáng kể
về số hàng nhập khẩu bị bán phá giá hay không hay xét về tuyệt đối so với
lượng hàng sản xuất hay tiêu dùng trong khối EU. Những tác động của
việc phá giá hàng nhập khẩu đối với giá cả sẽ phải xem xét liệu đã có một
sự cắt giảm đáng kể của hàng nhập khẩu được bán phá giá so với giá của
một sản phẩm tương tự của ngành thuộc EU hay không hay liệu tác động
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
của những mặt hàng nhập khẩu như vậy có làm giảm giá ở một mức đáng
kể hay ngăn ngừa sự tăng giá ở một mức độ đáng kể hay không?
(Chương I, Luật Thương mại quốc tế, Phạm Minh biên soạn, NXB Thống
Kê, Tp.Hồ Chí Minh 2000).15
III. TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI MỸ VÀ
CANADA
1. Tranh chấp thương mại dệt may Việt Nam–Mỹ
Từ tháng 12/2002, do doanh số hàng may mặc sang thị trường Mỹ
tăng rất mạnh, Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Mỹ (ATMI) đã liên tiếp
yêu cầu chính phủ nước này có các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt
may từ các nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Á, trong đó có Trung
Quốc và Việt Nam. Các công ty sản xuất tại Mỹ cho rằng, hàng nhập khẩu
từ các nước đang phát triển có sức cạnh tranh lớn, nhờ được sự hỗ trợ bởi
chính sách duy trì đồng nội tệ yếu hơn đồng USD. Họ còn khẳng định ,
việc nhập hàng không hạn chế đã làm cho ngành dệt may Mỹ bị mất
177.000 việc làm (30% lực lượng lao động) kể từ năm 1997. Chính phủ Mỹ
chưa công bố lộ trình cụ thể cho vấn đề hạn ngạch, nhưng có thể đến tháng
6/2003 sẽ bắt đầu áp dụng.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang
Mỹ đạt 930 triệu USD, tăng mạnh so với năm 2001. Nhưng thực tế, con số
này còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực (thậm chí không bằng
Campuchia với 1 tỷ USD). Nay nếu bị chuyển từ xuất khẩu tự do sang xuất
khẩu có điều kiện–theo hạn ngạch giống như qua EU–doanh ngiệp Việt
nam tất nhiên sẽ chịu thiệt thòi. Việt Nam đang mong đợi cuộc đàm phán
sắp tới đi đến 1 trong 2 thoả thuận: hạn ngạch Mỹ đưa ra sẽ tăng thêm 15-
20% so với lượng hàng đã xuất sang nước này năm 2002 hay áp hạn
ngạch tương đương với Thái Lan, Singapore… Trong cuộc thương lượng,
phía Việt Nam sẽ có sự tham gia của Tổng Công ty Dệt may và các quan
chức thương mại, phía Mỹ chủ yếu là các quan chức thương mại, không có
doanh nghiệp.
Sau hơn nửa tháng bàn thảo tại Washington, ngày 25/4/2003, đại
diện đàm phán hai nước vừa đặt bút ký kết Hiệp định Dệt may Việt-Mỹ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2003 với mức hạn ngạch xuất
khẩu cho hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ năm nay là 1,7 tỷ USD. Mức
quota nói trên sẽ được tăng thêm 7%/năm cho các năm tiếp theo.
Có tất cả 38 mặt hàng dệt may của Việt Nam bị giới hạn lượng xuất,
trong đó có quần và áo sợi bông, hai sản phẩm quan trọng nhất đối với thị
trường Mỹ. Hạn ngạch cho các mặt hàng này lần lượt là 84 triệu và 168
triệu chiếc. Trong trường hợp cả hai phía không đột ngột chấm dứt thực thi
hiệp định, việc áp dụng hạn ngạch sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2004.
Nếu đến thời điểm đó mà Việt Nam chưa gia nhập WTO, hiệp định sẽ có
hiệu lực thêm 1 năm nữa. Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ tỏ ra không hài lòng
với nội dung và đặc biệt là thời hạn thực thi hiệp định (trước đó, họ đã đề
nghị thực hiện từ 1/7/2003). Họ cho rằng việc áp quota ngay từ 1/5/2003 là
không hợp lý bởi phần lớn đơn đặt hàng đã được ký kết từ 6 tháng trước
đây.
(Hải Vân, Thời báo Kinh tế Việt Nam , số ra ngày 25/4/2003)
2. Tranh chấp thương mại giày Việt Nam–Canada
Ngày 26/4/2002, Cơ quan Hải quan và Thuế vụ Canada (CCRA) bắt
đầu điều tra theo đơn kiện của Hiệp hội các nhà sản xuất giày Canada
(SMAC) về hàng xuất khẩu từ Macao, Hồng Kông và Việt Nam. CCRA
gửi 92 câu hỏi, hai Bộ Thương Mại và Bộ Công Nghiệp Việt Nam cùng các
ngành liên quan đã phối hợp trả lời, gửi kèm gần 1000 trang tài liệu về
chính sách của Chính phủ, vai trò của cơ quan quản lý với hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…
Ngày 9/9/2002, CCRA ra quyết định sơ bộ cho rằng giày xuất xứ từ
Việt Nam được bán phá giá vào Canada, và ngay lập tức áp dụng biện pháp
tạm thời, cộng thêm mức thuế chống phá giá rất cao (72 và 187%) vào
hàng nhập khẩu từ Việt Nam.17
Cùng thời gian, lần lượt hai đoàn công tác của CCRA tới Việt Nam
làm việc với các doanh nghệp bị kiện, và cơ quan quản lý liên quan. Sau
quá trình điều tra trực tiếp, ngày 9/12/2002, CCRA kết luận và gửi tới
CITT bộ hồ sơ thừa nhận Chính phủ Việt Nam không độc quyền ngoại
thương, không trợ cấp trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu giày. Tuy nhiên,
họ vẫn cho rằng Việt Nam bán phá giá, nên chỉ giảm mứ thuế áp dụng từ
72% xuống trung bình 25,7%.
Tại CITT, thay mặt Hiệp hội Da giày Việt Nam cùng các bộ, ngành
và Thương vụ Việt Nam đã tham gia phiên điều trần, trả lời các câu hỏi của
CITT và luật sư biện hộ cho SMAC. Phía Việt Nam đã được những người
tham dự, thay mặt người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu Canada ủng hộ.
CITT đã ra phán quyết cuối cùng ngày 7/1/2003 khẳng định mặt hàng giày
và đế giày không thấm nước có nguồn gốc hay được xuất khẩu từ Việt
Nam không gây thiệt hại và cũng không đe dọa ngành sản xuất giày
Canada, và bác bỏ đơn kiện của SMAC.
Yêu cầu môi trường nuớc. Nguồn nuớc nuôi không bị ô nhiễm các chất
độc hại hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật vượt quá giới hạn quy định, đáp ứng yêu
cầu về hàm lượng hữu cơ cho cá.
Thiết bị công cụ nuôi cá. Thiết bị công cụ để chế biến thức ăn và thu
hoạch, bảo quản và vận chuyển cá được chế tạo bằng các vật liệu không rỉ,
không bị ăn mòn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
Kết cấu và bố trí các công trình trên bè. Bè nuôi cá thường gắn liền với
các công trình sinh hoạt và sản xuất của ngư dân. Nơi ăn nghỉ, nơi chế biến
thức ăn, nhà kho, nhà vệ sinh phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nuôi và vệ
sinh an toàn thực phẩm, dễ kiểm tra, làm vệ sinh và khử trùng.
Thức ăn cho cá. Các cơ sở nuôi lớn thuờng sử dụng thức ăn viên công
nghiệp, giúp cá tăng trưởng nhanh, ít bị bệnh. Các hộ gia đình thường tự
chế biến thức ăn (cá biển tạp hay bột cá) có đủ thành phần dinh dưỡng và
đều được nấu chín, ăn đến đâu nấu đến đó.
Chăm sóc. Hàng ngày, người nuôi phải theo dõi tình trạng hoạt động, bắt
mồi của cá để điều chỉnh thức ăn phù hợp. Nếu thấy môi trường nước, thời
tiết xấu, cá ăn kém, hay có bệnh người nuôi phải có biện pháp xử lý kịp
thời. Việc sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá hết sức thận trọng, theo các
quy định và có sự hướng dẫn của các quy định và có sự hướng dẫn của các
kỹ thuật viên. Người nuôi cá thực hiện chế độ sinh hoạt, chế độ bảo hộ lao
động và vệ sinh an toàn thực phẩm kể từ khi bắt đầu nuôi cho đến lúc thu
hoạch.
Phụ lục 9. Trích thư của Chủ tịch Hiệp hội Phân phối Thuỷ sản Mỹ
gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Donald L. Evans, ngày 15/11/2002
…Chúng tui khẳng định rằng thành công của người nuôi cá tra, cá
basa Việt Nam ở thị trường Mỹ không phải là kết quả của việc bán phá giá
hay trợ cấp của chính phủ… Không thể đổ lỗi cho các nhà xuất khẩu Việt89
Nam về những vấn đề mà ngành sản xuất cá nheo Mỹ hiện đang gánh chịu.
Những vấn đề này, vừa là sự trớ trêu của số phận, vừa là kết quả tổng hợp
của nhiều yếu tố như việc tăng sản lượng nuôi, suy thoái kinh tế toàn cầu
và chi phí năng lượng cao.
Các thành viên Hiệp hội Phân phối Thuỷ sản Mỹ (ASDA) lo ngại về
tác động tiêu cực mà vụ kiện này có thể gây ra cho các công ty Mỹ tham
gia nhập khẩu và phân phối cá tra, cá basa và các sản phẩm thuỷ sản khác
của Việt Nam như tôm, nếu áp đặt mức thuế cao. Chúng tui biết rằng trong
thực tế có một nhóm nhỏ ngư dân Mỹ khai thác tôm đang tích cực họp để
xem xét một động thái tương tự, dưới hình thức kiện bán phá giá hay đề
xuất Điều khoản 201, nhằm chống lại các nước xuất khẩu tôm. Các thành
viên ASDA cũng lo ngại về tác động tiêu cực của vụ việc này và các vụ
khác tương tự như vậy trong tương lai có thể xảy ra đối với hàng loạt cửa
hàng bán lẻ và hệ thống nhà hàng khắp nước Mỹ muốn tiếp tục cung cấp
những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá phải chăng cho người tiêu
dùng Mỹ. Các thành viên ASDA cũng lo ngại rằng các quy định về thay
đổi tên gọi như đã nêu trên trong các tháng tới có thể dẫn đến việc một loạt
sản phẩm file cá nhập khẩu từ Việt Nam bị quy thành nhóm cá basa. Điều
đó cuối cùng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường và nhầm lẫn (và có thể
cả việc áp thuế hải quan không đúng) đối với những loài cá nhập khẩu từ
các nước khác
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: ai có lợi thế hơn trong vụ kiện thương mại (thương nhân và phi thương nhân), tại sao DOC lại sửa đổi giá thuế áp đạt lên cá basa trong vụ kiện Việt Nam 2003, những kinh nghiệm rút ra từ các cuộc thương lượng kinh doanh, yêu cầu của các bên trong vụ kiện cá ba sa, so sánh giữa bán phá giá và bán hành cạnh tranh, tại sao việt nam thua vụ kiện cá tra cá basa, vụ kiện cá basa câu hỏi đặt ra, tác động của các hiệp định thương mại tự do tới ngành công ngiệp ô tô ở việt nam, vì sao việt nam thua trong vụ kiện cá tra cá ba sa, tranh chap vụ cá basa, vì sao doanh nghiệp viểt nam thua trong vụ kiện cá basa, câu hỏi thường gặp trong vụ kiện cá ba sa, tại sao việt nam thua tóm tắt vụ kiện cá tra
Last edited by a moderator: