muathuvang.love
New Member
Download miễn phí Đề tài Những cơ sở xác định và điều tiết tỷ giá trong lịch sử. liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay
Đối với chính sách tài chính tiền tệ, tăng cường sử dụng nguồn vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách, phương án tốt nhất để thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là bằng vốn vay trong nước, hạn chế tối đa việc vay nợ nước ngoài.
Sáu là: Xem phá giá nhỏ như là một biện pháp kích thích xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Trong điều kiện hiện nay, một chính sách giảm giá nhẹ đồng Việt Nam sẽ có thể tác động tích cực trong việc cải thiện đồng thời cả cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có, làm tăng việc làm, sản lượng và thu nhập của nền kinh tế, trong khi vẫn kềm chế được lạm phát ở mức thấp.
Bảy là: Nhanh chóng thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong điều kiện tỷ giá hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn chúng ta cần gấp rút triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro. Chính phủ đã cho phép các NHTM thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Vấn đề là các NHTM và doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp có thu, chi bằng ngoại tệ phải nhanh chóng sử dụng các công cụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_nhung_co_so_xac_dinh_va_dieu_tiet_ty_gia_trong_lich_s_L2uSeOkssS.png /tai-lieu/de-tai-nhung-co-so-xac-dinh-va-dieu-tiet-ty-gia-trong-lich-su-lien-he-thuc-te-o-viet-nam-hien-nay-90028/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trong cơ chế bản vị vàng, vàng đóng vai trò là tiền tệ thế giới và từ đó tạo nên cơ chế tự cân bằng cán cân thanh toán. Nước nào bị thâm hụt cán cân thanh toán sẽ phải dùng vàng ra để thanh toán bù đắp, qua đó làm giảm lượng tiền trong lưu thông và làm giảm giá các hàng hóa khác. Hàng hóa giảm giá này sẽ làm tăng tính cạnh tranh, cải thiện cán cân thương mại. Ngược lại, một nước có cán cân thanh toán thặng dư sẽ thu vàng về và từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng và tăng giá các hàng hóa thông thường . Việc tăng giá này sẽ làm giảm tính cạnh tranh và như vậy, cán cân thanh toán sẽ tự động điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
Trên thực tế, vàng không phải là phương tiện duy nhất, thậm chí không phải là quan trọng nhất, để thực hiện việc thanh toán giữa các quốc gia trong thời kỳ này. Do luân Đôn là trung tâm tài chính của thế giới nên đồng Bảng Anh cũng được xem là đồng tiền chung của thế giới. Các giao dịch thương mại quốc tế thường được thanh toán bằng đồng Bảng Anh cho dù nước Anh không hề tham gia vào hoạt động thương mại đó.
2.2 CĂN CỨ VÀO GIÁ TRỊ ĐỒNG BẢNG ANH- CHẾ ĐỘ BẢN VỊ ĐỒNG BẢNG ANH (1914- 1944)
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ bản vị vàng. Các quan hệ tài chính quốc tế bị ảnh hưởng rất lớn bởi các cuộc chiến tranh là do ngân hàng và các nhà hoạt động thương mại lo ngại khả năng các quốc gia không cho phép các luồng vốn được tự do chu chuyển. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, việc chu chuyển vàng bị tạm dừng do bị luật pháp hạn chế và do tinh thần yêu nước của người dân các nước. Các nước tham gia cuộc chiến phải kiểm soát lượng dự trữ quốc tế của mình một cách nghiêm ngặt nên việc đưa vàng ra nước ngoài được xem là một hành động không yêu nước. Chính phủ các nước cũng khuyến khích, thậm chí còn buộc các cá nhân sở hữu vàng và ngoại tệ phải bán lại cho nhà nước.
Hầu hết các nước khôi phục lại cơ chế bản vị vàng với mức giá quy đổi như trước là điều không thể. Trong khi đó, lạm phát ở Mỹ lại tương đối thấp vì vậy Mỹ đã quay lại cơ chế bản vị vàng vào tháng 6 năm 1919.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất cũng chấm dứt sự thống trị của nước Anh trên thị trường tài chính quốc tế do sự nổi lên của Mỹ với tư cách là nơi tập trung các ngân hàng lớn của thế giới.
Những năm ngay sau chiến tranh, tỷ giá giữa Bảng Anh và USD biến động tương ứng với tương quan mức giá cả của hai nước.
Các nước từ bỏ cơ chế bản vị vàng
Kiểm soát lượng dự trữ quốc tế nghiêm ngặt, bắt buộc cá nhân bán vàng và ngoại tệ cho Nhà Nước.
Một số nước Phục hồi lại cơ chế bản vị vàng, dưới dạng cơ chế bản vị hối đoái vàng
Năm 1925 nước Anh phục hồi lại cơ chế bản vị vàng dưới dạng " Bản vị hối đoái vàng"
1 ounce (oz) = 31,135 gr
Các NHTW đưa ngoại tệ ( Đồng bảng Anh và đồng Đôla Mỹ ) vào trong dự trữ vàng
Mức giá quy đổi đồng bảng Anh ra vàng bằng với trước chiến tranh cho dù giá cả các hàng hóa khác đã tăng rất nhiều. Do đồng bảng Anh định giá quá cao, xuất khẩu của Anh bị ảnh hưởng , dẫn đến tình trạng tiền lương bị giảm thấp và giá cả các hàng hóa thông thường ở trong tình trạng giảm phát.
Năm 1931, chính phủ Anh buộc phải tuyên bố không thể chuyển đổi đồng Bảng Anh ra vàng không hạn chế vì dự trữ vàng bị giảm sút trước nhu cầu đổi đồng bảng Anh ra vàng rất lớn và từ đó cũng chấm dứt cơ chế bản vị hối đoái vàng ở Anh
Khi đồng Bảng mất khả năng chuyển đổi ra vàng thị sự chú ý lại dồn vào đồng USD. Nhu cầu đổi đồng USD ra vàng lớn đến nỗi vào cuối năm 1931, lượng dự trữ vàng của Mỹ đã giảm 15%. Cho dù điểu này không làm thay đổi chính sách của Mỹ ngay sau đó nhưng rốt cuộc đến năm 1933, chính phủ Mỹ cũng phải từ bỏ cơ chế bản vị vàng.
2.3. CĂN CỨ VÀO GIÁ TRỊ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ - CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ (1944-1973)
Hội nghị Bretton Woods tại New Hampshire, Hoa kỳ năm 1944, Các nước muốn có một hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên sự hợp tác và khả năng tự do chuyển đổi các đồng tiền
Thỏa thuận Bretton Woods ràng buộc các nước duy trì việc chuyển đổi đồng nội tệ ra vàng theo một mức giá cố định
Mỹ cam kết duy trì đôla Mỹ tại 1 nội dung vàng cố định
1 ounce vàng = 35 USD; (1USD =0,888671 gr vàng)
Cuối thập kỷ 60: 1 ounce vàng =38 USD
Đầu năm 1971 Hoa kỳ đơn phương từ chối thực hiện hiệp ước Bretton Woods
Tháng 12/1971 Hội nghị tiền tệ quốc tế lại được tổ chức nhằm tính toán lại tỉ giá giữa các đồng tiền chủ chốt trên Thế Giới và đã đạt được thỏa thuận Smithson. Thỏa thuận này cho phép mức giá quy đổi USD ra vàng dao động từ 35 USD-38,02 USD/oz . Đồng thời. đồng USD cũng bị phá giá tới 8%. Điều này dẫn đến đồng tiền của các nước có cán cân thanh toán thặng dư được tăng giá. Sau đợt điều chỉnh tỷ giá này, các NHTW sẽ duy trì mức tỉ giá cố định thông qua việc mua bán đồng tiền của mình với biên độ giao động 2,25%
Chế độ tỷ giá đồng đôla Mỹ sụp đổ vào tháng 3/ 1973, đồng thời đồng tiền mạnh của thế giới cũng được thả nổi
2.4. CĂN CỨ VÀO QUAN HỆ CUNG CẦU NGOẠI TỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG (TỪ 1973 ĐẾN NAY)
Năm 1976 Hội nghị Jamaica xác nhận việc các nước thành viên của IMF có quyền lựa chọn 1 chế độ tỷ giá riêng của nước mình và chính thức bãi bỏ giá pháp định cho vàng.
Gía trị của đồng tiền của các nước được đo bằng sức mua đối với hàng hoá chứ không còn được đảm bảo cố định bằng vàng
Đồng tiền do NHTW các nước phát hành không được đảm bảo bằng vàng gọi là tiền giấy
Tỉ giá đồng tiền các nước được hình thành và biến động tự do theo các quan hệ thị trường- chủ yếu quan hệ cung cầu về ngoại tệ
Chính phủ không hề tác động hay can thiệp
Gía 1 đồng nội tệ đối với 1 đồng ngoại tệ được xác định tại điểm mà cung ngang bằng cầu
Các nước trải qua tỉ giá thả nổi cho rằng: “ chế độ tỉ giá thả nổi hoàn toàn không làm ổn định, phát triển kinh tế mà ngược lại làm tăng tính bất ổn kinh tế
2.5. KẾT HỢP GIỮA CUNG CẦU NGOẠI TỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA CHÍNH PHỦ
- Chế độ tỉ giá gắn vào đồng tiền dự trữ
- Tỉ giá được hình thành và giao động chủ yếu là do các yếu tố thị trường
- Trong những tình huống nhất định Nhà Nước có thể can thiệp để đảm bảo tỉ giá không biến động quá mức
- Sự can thiệp của Nhà Nước được hình thành bởi việc tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường của NHTW trong khuôn khổ chính sách tiền tệ
PHẦN III: CHẾ ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
3.1.1 ...