Download miễn phí Luận văn Những điểm mới về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn trong Luật HN - GĐ năm 2000





MỤC LỤC

 

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN 4

I. Khái niệm kết hôn 4

II Khái niệm điều kiện kết hôn 7

CHƯƠNG II : NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN 10

I. Điều kiện về tuổi kết hôn 10

II Điều kiện hôn nhân một vợ - một chồng 12

III. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong kết hôn 15

IV. Điều kiện về sức khoẻ của người kết hôn 21

V. Việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc 27

VI. Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính 29

 VII. Đăng ký kết hôn 30

VIII. Điểm mới về điều kiện kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài 37

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ ĐƯA CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VÀO THỰC TIỄN. 42

I. Sự cần thiết phải đặt ra các biện pháp để đưa chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vào thực tiễn cuộc sống. 42

II. Một số biện pháp để đưa chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vào thực tiễn cuộc sống 44

1 Tổ chức việc rà soát để sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành hay ban hành các văn bản mới, hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 44

2 Phổ biến, giáo dục Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 45

3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp 50

4 Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng tư vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

 56

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iám định có thẩm quyền".
Hiểu theo quy định của pháp luật dân sự thì một người chỉ coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của của Toà án có hiệu lực pháp luật. Hơn nữa Toà án chỉ quyết định khi thoả mãn hai yếu tố:
+ Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan;
+ Phải có kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền về tình trạng mất khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Vấn đề đặt ra là nếu một người trên thực tế bị bệnh tâm thần hay mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình, nhưng không có quyết định của Toà án là mất năng lực hành vi dân sự, khi họ đi đăng ký kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn có đăng ký kết hôn cho họ không. Nếu hiểu theo luật dân sự thì cơ quan đăng ký kết hôn phải đăng ký kết hôn cho họ. Đây là vấn đề bất hợp lý vì người điên đi đăng ký kết hôn. Mặt khác thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự rất phức tạp và kéo dài do vậy mà ảnh hưởng đến quyền kết hôn của họ. Hơn nữa theo nghiên cứu khoa học thì có nhiều bệnh tâm thần khác nhau, mức độ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi rất khác nhau do vậy để đánh gía vấn đề bệnh tâm thần rất phức tạp.
Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN - GĐ năm 2000 thì: "người mất năng lực hành vi là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự". Quy định này rất chung chung, không cụ thể dẫn đến những cách biểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất là căn cứ vào tình hình thực tế của người đăng ký kết hôn. Cách hiểu thứ hai là phải có một quyết định của Toà án có hiệu lực về mất năng lực hành vi dân sự của một người. Do vậy, vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để có cách hiểu thống nhất.
Theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự không nhất thiết cứ phải căn cứ vào quyết định tuyên bố của Toà án có hiệu lực, mà chỉ cần có sự xác nhận của hàng xóm láng giềng và giấy khám sức khoẻ của bệnh viện, cơ quan y tế cấp có thẩm quyền là người đó mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì cơ quan đăng ký kết hôn không cho họ kết hôn.
Một điều đáng quan tâm là quyền kết hôn của người nhiễm vi rút HIV/ AIDS. Theo Luật HN - GĐ năm 1986 thì không quy định: "người bị nhiễm HIV bị cấm kết hôn" nhưng trong Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (2/12/1993) tại Điều 6 quy định "Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”.
Nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định tại Điều 5,6 và 7 của Luật HN- GĐ Việt Nam, không bị nhiễm HIV và được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân xác nhận có đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn đó được pháp luật nước họ công nhận".
Như vậy, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài thì bên cạnh tuân theo các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn mà còn thêm điều kiện họ không bị nhiễm HIV nếu việc kết hôn tiến hành trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Quy định như vậy đã có sự phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài về điều kiện kết hôn. Mặt khác, quy định cấm người bị nhiễm HIV/ AIDS kết hôn có bảo đảm tính khả thi không, có đạt được mục đích ngăn chặn, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh hay không?
Xung quanh vấn đề có nêu quy định cấm người bị nhiễm HIV/AIDS được kết hôn có một số vấn đề nảy sinh trong thực tế như sau:
Thứ nhất: Đối với loại bệnh này bản thân người bị mắc bệnh cũng có khi không biết là mình bị nhiễm HIV hay đã bị nhiễm thì nhiễm từ lúc nào. Do không biết mình đã bị nhiễm HIV/AIDS nên họ có quan hệ với người khác, thậm chí đã kết hôn với người khác. Pháp luật chỉ có thể cấm người bị nhiễm HIV/AIDS kết hôn với người khác, nên họ không biết thì không thể coi là có lỗi được. Đây là đặc điểm riêng của quan hệ này.
Nhiễm HIV ở người rất khó xác định và phát hiện vì thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5 đên 10 năm. Người mắc bệnh chỉ biết khi thử máu để tìm kháng thể HIV. Do vậy, nếu pháp luật có quy định cấm người bị nhiễm HIV được kết hôn thì cũng chỉ là giải pháp có tính chất phòng ngừa chung mà thôi.
Thứ hai: Theo Pháp lệnh về phòng chống nhiễm vi rút (HIV/AIDS) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (30/5/1995) thì việc xét nghiệm tìm kháng thể HIV là hoàn toàn tự nguyện và không ai có thể bắt buộc người khác phải làm xét nghiệm trái với ý muốn của họ. Việc có đi xét nghiệm hay không là vấn đề có tính riêng tư và hoàn toàn thuộc quyền quyết định của mỗi người. Hơn nữa người bệnh có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm bệnh của mình.
Theo Nghị quyết số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn. nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài thì ở khoản 1 Điều 7 quy định: "Khi xin đăng ký kết hôn, mỗi bên phải làm tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.
- Kèm theo tờ khai có các giấy tờ sau đây:
a. Bản sao giấy khai sinh.
b. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước mà đương sự là công dân được cấp chưa qúa 3 tháng, xác nhận người đó hiện tại không có vợ hay không có chồng;
c. Giấy xác nhận của tổ chức y tế được cấp chưa quá 3 tháng xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hay mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức độ không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, không mắc bệnh hoa liễu, không bị nhiễm vi rút HIV".
Quy định như vậy là chưa chặt chẽ. Trước hết, giấy xác nhận đó được cấp trong vòng 3 tháng trước ngày đăng ký kết hôn thì chỉ có thể xác nhận rằng trước ngày cấp giấy chứng nhận họ không bị nhiễm vi rút HIV, nhưng không thể chắc chắn rằng đến thời điểm kết hôn họ không bị nhiễm vi rút HIV. Do vậy, giấy xác nhận chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức, không thể coi là chứng cứ trực tiếp chứng minh về tình trạng không bị nhiễm HIV của người kết hôn. Mặt khác cần xem xét độ tin cậy của giấy chứng nhận đó như thế nào. Vì vậy, nếu yêu cầu các bên xuất trình giấy xác nhận không bị nhiễm HIV khi đăng ký kết hôn thì cũng chỉ mang tính chất hình thức mà thôi.
Thứ ba: trong thực tế có thể xảy ra trường hợp là mặc dù biết rõ tình trạng nhiễm vi rút HIV của người kết hôn kia mà người kết hôn này vẫn tự nguyện và mong muốn kết hôn với người đó. Trong trường hợp này, người kết hôn có ý thức rất rõ về những gì mình làm. Họ tự chọn cho mình một phương pháp phòng bệnh thích hợp và tốt nhất, cách xử sự hay để đảm bảo hạnh phúc của gia đình. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút HIV: " Người bị nhiễm HIV/AISD không bị phân biệt đối xử, được chăm sóc y tế, đối sử bình đẳng, được giúp đỡ kịp thời trong cuộc sống"
Thứ tư: Mặc dù pháp luật có thể quy định cấm người bị nhiễm vi rút HIV/AISD được kết hôn nhưng lại không thể cấm họ có quan hệ với người khác. Do đó, người bị nhiễm HIV có thể không cần kết hôn nhưng vẫn có đầy đủ khả năng và điều kiện để truyền bệnh cho người khác một cách vô tình hay cố ý. Và như vậy hậu quả xấu vẫn không thể ngăn chặn được trong thực tế.
Thứ năm: Việc ngăn cấm người bị nhiễm HIV được kết hôn trước hết có ý nghĩa và ảnh hưởng đến bản thân hai người kết hôn. Do đó mỗi người kết hôn đều có quyền được biết một cách cụ thể và trung thực về tình trạng sức khoẻ của người mà mình định kết hôn. Giải pháp hữu hiệu, đảm bảo độ tin cậy cao trong trường hợp này là cả hai bên đều đi xét nghiệm. Nhưng xét cho đến cùng, thì đó cũng là vấn đề hoàn toàn riêng tư của mỗi cá nhân, là quyền tự do của họ khi quyết định việc kết hôn.
Từ những điều phân tích trên, việc cấm kết hôn đối với người bị nhiễm HIV trong Luật HN - GĐ là không cần thiết và nếu có qui định thì cũng không có tính khả thi trong thực tế. Và Luật HN - GĐ năm 2000 đã không cấm người bị nhiễm HIV được kết hôn trong một văn bản chung, tránh tình trạng phân biệt đối xử giữa người bị nhiễm HIV với người không bị nhiễm HIV, tránh tình trạng phân biệt giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Điều quan trọng hơn cả là tự bản thân mỗi người phải tự ý thức và có những phương pháp phòng bệnh thích hợp để bảo vệ sức khoẻ của chính mình, để xây dựng gia đình hạnh phúc.
V Việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc.
Luật HN - GĐ năm 1959 tại Điều 9 quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ.
Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi 5 đời hay có quan hệ thích thuộc về trực hệ thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán".
Luật HN - GĐ năm 1986 quy định: "cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời".
Luật HN - GĐ năm 2000 quy định "Cấm kết hôn giữa n...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top