daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

I. ĐỊNH NGHĨA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
Bản đồ giáo khoa là nguồn tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc dạy, học và nghiên cứu một loạt các bộ môn khoa học khác nhau nhưng trước hết là địa lí và lịch sử. Đối tượng chủ yếu dùng bản đồ giáo khoa là các thầy giáo và học sinh ở nhà trường, tuy nhiên bản đồ giáo khoa khi phát hành cũng còn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng và hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theo thời gian và theo không gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên biết sử dụng tốt, khai thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi người thừa nhận là không thể dạy học địa lí mà không có bản đồ, nhưng khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần. Ngày nay, chúng ta không xem bản đồ giáo khoa như thế, mà coi nó là một nguồn tài liệu độc lập, nghĩa là bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để dạy học địa lí, vừa là nguồn tư liệu khoa học độc lập, là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lí. Bản đồ được xem như một cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai.
Các sản phẩm bản đồ giáo khoa được sử dụng rất rộng rãi ở các bậc học khác nhau từ cấp cơ sở đến đại học, ở các trường Trung học chuyên nghiệp của nhiều ngành nghề khác nhau, kể cả các bản đồ giáo khoa có đặc trưng riêng phục vụ việc dạy học ở các trường khiếm thị, khuyết tật. Hệ thống sản phẩm bản đồ giáo khoa vừa phải đủ kiểu loại để phục vụ mọi phương pháp dạy học, học, nghiên cứu, kiểm tra, đối thoại, ôn tập và làm bài tập, xây dựng sơ đồ, bình đồ địa thế… lại vừa phải có nội dung và phương pháp tương ứng cho các nhóm tuổi khác nhau, cho học sinh và giáo viên, cho lớp học, giảng đường và cho tủ sách gia đình. Điều đó cũng có nghĩa là phải tương ứng với chương trình học và mục tiêu đào tạo.
Những kiến thức cơ bản về sự thành lập và nhất là sử dụng bản đồ là cơ sở của hệ thống kiến thức bản đồ ban đầu được nhà trường cung cấp cho học sinh không thông qua một môn bản đồ học riêng mà thông qua việc học địa lí từ lớp 6 trở lên. Thế giới hiện đại đòi hỏi mỗi công dân phải hiểu và biết bản đồ - những kiến thức rất cần để làm việc ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, dù là quản lí, lập quy hoạch, thiết kế, thi công… trong dân sự cũng như trong quân đội. Điều đó có nghĩa là cả trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đều không thể không biết bản đồ, dù là ở mức văn hoá chung.
Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về bản đồ giáo khoa. L.X.Garaevxkaia định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy”. Nếu quan niệm như thế thì vô tình xếp bản đồ giáo khoa vào các phương tiện dạy học thuần tuý. Buđanov lại quan niệm: “Những bản đồ phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông gọi là bản đồ giáo khoa”. Quan niệm như thế cũng chưa đầy đủ, bởi vì trong hệ thống giáo dục có rất nhiều hình thức đào tạo, như giáo dục Phổ thông, Cao đẳng, Đại học…
U.C.Bilichvà A.C. Vasmus đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục, cần đảm bảo cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cả mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp từ học sinh đến đào tạo chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được xử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử”.
Định nghĩa được coi là đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất đối với mọi loại tài liệu bản đồ giáo khoa, kể cả khi dùng các phương tiện hiện đại trong tự động hoá để thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa nói riêng và bản đồ nói chung có lẽ là định nghĩa sau đây: “Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ của mặt đất trên mặt phẳng, theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ hoạ (ngôn ngữ bản đồ). Để phản ánh có hệ thống những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất và điển hình nhất của môi trường địa lí, thể hiện sự phân bố, trạng thái và mối liên hệ lẫn nhau của khách thể tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp của môn học, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi, đồng thời có xét đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường”.
II. TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
Bản đồ giáo khoa trước hết phải mang những đặc điểm của bản đồ địa lí nói chung. Bản đồ giáo khoa phải được xác định trên cơ sở toán học nhất định, bản đồ phải là sự thể hiện một cách có chọn lọc, khái quát hoá để phục vụ cho mục đích, nội dung chủ đề và tỉ lệ nhất định. Đồng thời, bản đồ giáo khoa cũng phải dùng ngôn ngữ bản đồ để phản ánh sự vật và hiện tượng. Như vậy, ngoài những tính chất chung của một bản đồ địa lí, bản đồ giáo khoa còn có những tính chất riêng để xác định mục đích sử dụng của nó.
1. Tính khoa học của bản đồ giáo khoa

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top