cobe_quay_dethuong
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu 3
5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
Phần II :Một số kết quả nghiên cứu chính
I.Cơ sở lý luận
1.Xác định được khái niệm cơ bản để nghiên cứu 5
đó là khái niệm “khó khăn, rào cản tâm lý”.
2.Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý của học 5
sinh lớp 12 và hoàn cảnh môi trường sống của các em.
II.Kết quả về mặt thực tiễn
1.Nhóm các khó khăn, rào cản,tâm lý trong học tập 6
2.Nhóm khó khăn, rào cản từ gia đình và môi trường xung 9
quanh đối với học sinh lớp 12.
3. Những khó khăn, rào cản tâm lý trong việc định hướng 12
và rèn luyện nghề nghiệp.
4. Kết quả nghiên cứu về một số nguyên nhân chính gây ra 17
những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12.
5.Đề xuất một số biện pháp giáo dục 18
Phần III: Kết Luận 20
Phần IV: Tài liệu tham khảo 22
Phần I: Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Đề tài “Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay’’ là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm không chỉ với các giáo viên, phụ huynh và học sinh mà còn nhận được sự quan tâm từ xã hội.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, có rất nhiều trường hợp học sinh với một số lượng lớn là các học sinh lớp 12 rơi vào các hiện tượng như: trầm cảm, quậy phá, tự tử… Đây là biểu hiện của hiện tượng bất ổn về tâm lý. Vậy nguyên nhân của những bất ổn tâm lý đó là gì? Trong học tập cũng như trong cuộc sống các em gặp phải những khó khăn, rào cản tâm lý nào? Môi trường học tập, thầy cô, gia đình có tác động như thế nào tới các em? Và làm sao để các em có định hướng đúng cho tương lai, nghề nghiệp của mình?... Bản thân chúng tui là sinh viên năm thứ 3 của trường ĐH Giáo Dục, việc tìm câu trả lời cho các vấn đề trên khiến chúng tui thực sự quan tâm. Chúng tui muốn thông qua việc nghiên cứu KH để có thể hiểu biết hơn về tâm lý của học sinh THPT - điều mà rất cần thiết với những sinh viên sư phạm như chúng tôi.
Vì những lý do trên nên chúng tui quyết định chọn đề tài này.
2.Mục đích nghiên cứu
Xác định một số khó khăn, rào cản tâm lý đối với các học sinh lớp 12 và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó.
Từ đó đưa ra một số biện pháp giáo dục những khó khăn, rào cản tâm lý ấy.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn rào cản tâm lý của học sinh lớp 12 hiện nay.
Khách thể nghiên cứu:Các học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, tham khảo những tài liêu sưu tầm được ,tham khảo các trang wed về giáo dục và đào tạo…
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế, tham khảo các ý kiến của những học sinh, giáo viên THPT, phụ huynh học sinh về vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra để khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh về một số khó khăn rào cản tâm lý mà các em gặp phải và nguyên nhân gây ra những khó khăn đó.
Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trò chuyện với các em và các thầy cô giáo dạy các em.
Phương pháp quan sát: Dự giờ,quan sát cách học, giao tiếp của các em để thấy được những khó khăn đó.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn.Từ đó đưa ra kết luận khoa học về các thông tin.
5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu một số khó khăn rào cản tâm lý của học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội và đưa ra một số biện pháp giáo dục nhằm hạn chế những khó khăn đó.
Phần II :Một số kết quả nghiên cứu chính
I.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.Xác định được khái niệm cơ bản để nghiên cứu, đó là khái niệm “khó khăn, rào cản tâm lý”.
Khó khăn, rào cản có nghĩa là những cản trở, trở ngại, đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.Vậy khó khăn, rào cản tâm lý chính là những trở ngại tâm lý.
Trong thực tiễn, với bất kỳ một hoạt động nào của con người tham gia đều có thể gặp phải những khó khăn, rào cản làm cho hoạt động hay quá trình đó đi lệch hướng với mục tiêu đã đặt ra, không thể tiếp tục hoạt động hay hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn.Những khó khăn, rào cản đó đươc tạo nên bởi một hay nhiều yếu tố mang sắc thái tiêu cực gây nên. Người ta thường gọi chung là những khó khăn, rào cản trong quá trình hoạt động của con người.
2.Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý của học sinh lớp 12 và hoàn cảnh môi trường sống của các em.
Đặc điểm nổi bật nhất ở học sinh lớp 12 là sự thay đổi cả về thể chất,tâm lý, lứa tuổi.Các em đang ở độ tuổi chuyển từ sống lệ thuộc sang sống độc lập về ý thức, nhận thức, lý tưởng sống.Các em đang ở giai đoạn cần có những quyết định có tính chất bước ngoặt cuộc đời. Nếu không được chuẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức,… một cách đầy đủ sẽ khiến các em vấp phải nhiều khó khăn, rào cản dẫn đến những cú sốc về tâm lý, đời sống tinh thần của các em, làm cho các em có những thái độ, hành vi bất thường, tiêu cực mà người lớn khó hiểu.
Nhìn chung, học sinh lớp 12 hiện nay thường phát triển khá đầy đủ về thể chất, được nuôi dưỡng tốt.Nhưng khi bước sang tuổi thanh niên, cùng với sự biến đổi sâu sắc về thể chất các em cũng phải trải qua những biến đổi sâu sắc về tâm lý. Chính vì thế mà ở lứa tuổi này, các em thường có những biểu hiện khác lạ, nhiều khi là những hành động không tốt có thể gây ra những hậu quả xấu... Hà Nội có một nền kinh tế phát triển mạnh so với cả nước, thu nhập chung của các gia đình tương đối cao nên hầu hết các em có cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên sự phát triển về kinh tế kéo theo sự phát triển và biến đổi về xã hội. Những điều trên tác động trực tiếp tới cuộc sống của các em.
Về phía gia đình, nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhịp sống hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vong xoáy của công việc và bè bạn. Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm , căm sóc con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu: con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được nên nhiều gia đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội nên đã bắt các em chỉ ở nhà... Tất cả những điều trên đều tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, với quan niệm “đại học là cánh cửa duy nhất bước vào đời”, nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi, mà quên chia sẻ và hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp.
Trong nhà trường: Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Kèm thêm đó, thời gian học tập của năm học cuối cấp là quá nhiều và căng thẳng. Các em vừa phải lo học chính, học phụ đạo, học thêm... Nên không còn nhiều quỹ thời gian cho các hoạt động tập thể và giải trí. Sự hoang mang vì không được thổ lộ và tìm kiếm nguồn hỗ trợ tâm lý, cộng với nhiệm vụ học tập nặng nề và những yêu cầu quá sức từ gia đình và nhà trường đã tạo nên áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh.
Về môi trường xã hội, xã hội phát triển kéo theo đó là nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số lượng không nhỏ các bạn học sinh dù đang trên ghế nhà trường THPT cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn mà không lường trước được hậu quả.
II) Kết quả về mặt thực tiễn
1.Nhóm các khó khăn, rào cản,tâm lý trong học tập
Trong trường THPT, nhất là học sinh lớp 12, những khó khăn, rào cản tâm lý không chỉ liên quan đến việc học sinh lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn mà còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đó vào thực tiễn một cách hiệu quả. Bên cạnh những khó khăn, rào cản tâm lý đó còn có những khó khăn, rào cản tâm lý khác, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh như các vấn đề về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, bạn bè, bản thân cá nhân học sinh… Những yếu tố này nếu tồn tại độc lập nó sẽ không có ý nghĩa nhưng khi chúng gộp lại, liên kết với những yếu tố khác sẽ tạo ra những bất lợi làm cho học sinh gặp phải khó khăn trong học tập.
Khó khăn, rào cản tâm lý thường xảy ra đối với học sinh lớp 12 là các em phải chịu một sức ép lớn, phải thực hiên những công việc căng thẳng, đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Thậm chí có em không học được cách thích ứng dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng.
Các em học sinh lớp 12 gặp khó khăn về cảm xúc trí tuệ ở mức độ cao nhất. Sự “ mệt trí”, “sức ép” và sự “thất vọng khi không đạt được mục tiêu” là 3 cảm nhận thường xuyên của học sinh. Về mặt nhận thức, học sinh gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập và tự đánh giá bản thân. Khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “nước đến chân mới chạy”, “làm việc riêng” và “không tuân theo kế hoạch”.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu: với cường độ học tập khá cao, khối lượng công việc được giao vượt quá khả năng thực hiện, các em không có thời gian cần thiết để phục hồi sức làm việc sau một ngày học và sự mệt mỏi thể chất cũng ảnh hưởng nhiều đến các quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí. Khó khăn về cảm xúc và trí tuệ được đánh giá ở mức độ cao nhất :
+Môi trường học tập căng thẳng trong đó: lịch học quá nhiều, áp lực do các môn học trên lớp, việc học thêm, chương trình học nặng so với khả năng học tập của các em...
+ Có nhiều kỳ thi quan trọng mà các em cần trải qua, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học sắp tới.
1.1.Áp lực thi đại học
Qua nghiên cứu chúng tui nhận thấy,trong số các nhóm rào cản thì nhóm rào cản liên quan đến học tập là những khó khăn chính mà hầu hết các học sinh lớp 12 gặp phải.Qua số liệu bảng 1 ta thấy có tới 36.64% số học sinh được hỏi cảm giác e sợ nhất về việc “phải thi đỗ đại học”.
Trên thực tế khảo sát cho chúng ta thấy 1 số lượng lớn các em đã dành thời gian để tìm hiểu về các trường mình đã thi,các ngành đào tạo của trường đó.Có tới 53.88% các em quan tâm rất nhiều đến trường mà các em có dự định thi.Đặc biệt tại trường THPT chuyên có tới 77.88% các em quan tâm đến vấn đề đó.
4. Kết quả nghiên cứu về một số nguyên nhân chính gây ra những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12.
Bước vào năm học lớp 12-năm học cuối cấp, các em sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn, rào cản tâm lý trong quá trình học tập. Vì vậy việc xác định các nguyên nhân gây ra khó khăn, rào cản tâm lý là một trong những vấn đề rất quan trọng.
Qua tìm hiểu có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong học tập của các em. Có thể sắp xếp các nguyên nhân đó theo 2 nhóm sau:
+Nguyên nhân chủ quan:
• Bản thân chưa tích cực chủ động
• Không tự tin vào bản thân.
• Chưa có phương pháp học hợp lý.
• Kiến thức bị hạn chế.
• Nhận thức kém phát triển.
• Không có hứng thú học tập.
• Do tính cách học sinh.…
+Nguyên nhân khách quan:
• Do lượng kiến thức lớn.
• Do lượng kiến thức khó hơn.
• Do bố trí thời gian cho các môn học chưa hợp lý.
• Do phương pháp dạy học của giáo viên.
• Do chưa biết tổ chức hoạt động học tập.
• Do hoàn cảnh gia đình.
• Do gia đình chưa có sự quan tâm đúng mực.
• Do đò hỏi, yêu cầu xã hội đặt ra với các môn học phục vụ các nghề nghiệp khác nhau.…
Từ những điều trên cho thấy, khó khăn, rào cản tâm lý trong học tập của học sinh lớp 12 so cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, với mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Nhưng cũng cho thấy khó khăn, rào cản tâm lý trong học tập của học sinh lớp 12 là một hiện tượng tâm lý có thực. Vấn đề đặt ra là cần nhận thức đầy đủ những nguyên nhân trên , để từ đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, rào cản tâm lý giúp các em thích ứng và đạt kết quả cao trong học tập.
Qua xử lý số liệu thống kê qua bảng hỏi mà chúng tui đã thu thập được ở bốn trường THPT trên địa bàn Hà Nội, chúng tui đã xác định được một số rào cản tâm lý chính mà học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội hiện đang gặp phải như sau:
5.Đề xuất một số biện pháp giáo dục
Từ những nghiên cứu trên, nhằm giảm bớt khó khăn cho học sinh, chúng tui đề xuất một số biện pháp giáo dục sau:
5.1 Tác động vào nhận thức
Trước hết cần tác động vào học sinh, phụ huynh và giáo viên để định hướng rõ rằng “đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”.Thi đại học không phải là lựa chọn duy nhất của tất cả các em học sinh.
Cha mẹ nên thường xuyên chia sẻ những khó khăn mà con mình đang vấp phải. Kịp thời điều chỉnh về thời gian cũng như khối lượng kiến thức, cùng với nhà trường tạo điều kiện để các em học sinh có thể củng cố lại những kiến thức đã học, khắc phục lại tình trạng rỗng kiến thức. Đừng tạo cho các em những áp lực mà hãy giúp các em niềm tin vào khả năng của mình.
5.2 Không tạo áp lực cho học sinh
Tránh ép buộc các em học quá nhiều, dẫn đến quá tải, nên kết hợp các hình thức giải trí, vui chơi để có thể tạo hứng thú học tập.Bên cạnh đó luôn quan tâm giúp đỡ, theo dõi và điều chỉnh cường độ học tập làm sao phù hợp nhất, không nên học quá khuya, quên ăn, quên ngủ...
5.3 Giáo dục hướng nghiệp
Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động nhằm định hướng và phân luồng cho học sinh, giúp học sinh tự nhìn ra năng lực, sức học của mình.Từ đó lựa chọn hướng đi phù hợp nhất: thi cao đẳng, thi đại học,học trung cấp, học nghề…
Trong việc chọn trường, cha mẹ hãy cùng các em học sinh chia sẻ để tìm hiểu về ngành nghề mà con mình sẽ học. Căn cứ vào năng khiếu, năng lực thực tế của học sinh để có thể lựa chọn một trường phù hợp. Không nên áp đặt tư duy “phải thi đỗ đại học”, có thể giúp con lựa chọn các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mà con mình yêu thích.
Phần III: Kết Luận
Những khó khăn rào cản tâm lý của học sinh lớp 12 là một hiện tượng tâm lý phức tạp và có thực. Nó biểu hiện trên các mặt khác nhau: nhận thức, tình cảm và hành vi của các em. Qua nghiên cứu thực tế những khó khăn, rào cản tâm lý của 4 trường THPT trên địa bàn Hà Nội chúng tui đã xác định được có 3 nhóm khó khăn lớn sau: Rào cản từ môi trường học tập (thầy cô, bạn bè, việc học chính, học thêm...), những rào cản từ môi trường sống (gia đình, cha mẹ và những người xung quanh), những rào cản trong việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai (thông tin về trường lớp, nghành học, hiểu biết vê nghành nghề lựa chọn cho tương lai...).
Mặc dù, đối với riêng từng trường THPT với những đặc điểm tâm lý có đôi chút khác nhau xong có thể hiểu được những khó khăn trên đây xuất phát từ nhiều phía: có thể từ chính bản thân các em,từ môi trường học tập, từ giáo viên, gia đình, nhà trường…trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Các rào cản này tác động này rất lớn đến các học sinh, đặc biệt đối với học sinh lớp 12. Nó tạo nên nhiều sức ép, gây ra những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý mà các em thường xuyên gặp phải.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu 3
5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
Phần II :Một số kết quả nghiên cứu chính
I.Cơ sở lý luận
1.Xác định được khái niệm cơ bản để nghiên cứu 5
đó là khái niệm “khó khăn, rào cản tâm lý”.
2.Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý của học 5
sinh lớp 12 và hoàn cảnh môi trường sống của các em.
II.Kết quả về mặt thực tiễn
1.Nhóm các khó khăn, rào cản,tâm lý trong học tập 6
2.Nhóm khó khăn, rào cản từ gia đình và môi trường xung 9
quanh đối với học sinh lớp 12.
3. Những khó khăn, rào cản tâm lý trong việc định hướng 12
và rèn luyện nghề nghiệp.
4. Kết quả nghiên cứu về một số nguyên nhân chính gây ra 17
những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12.
5.Đề xuất một số biện pháp giáo dục 18
Phần III: Kết Luận 20
Phần IV: Tài liệu tham khảo 22
Phần I: Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Đề tài “Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay’’ là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm không chỉ với các giáo viên, phụ huynh và học sinh mà còn nhận được sự quan tâm từ xã hội.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, có rất nhiều trường hợp học sinh với một số lượng lớn là các học sinh lớp 12 rơi vào các hiện tượng như: trầm cảm, quậy phá, tự tử… Đây là biểu hiện của hiện tượng bất ổn về tâm lý. Vậy nguyên nhân của những bất ổn tâm lý đó là gì? Trong học tập cũng như trong cuộc sống các em gặp phải những khó khăn, rào cản tâm lý nào? Môi trường học tập, thầy cô, gia đình có tác động như thế nào tới các em? Và làm sao để các em có định hướng đúng cho tương lai, nghề nghiệp của mình?... Bản thân chúng tui là sinh viên năm thứ 3 của trường ĐH Giáo Dục, việc tìm câu trả lời cho các vấn đề trên khiến chúng tui thực sự quan tâm. Chúng tui muốn thông qua việc nghiên cứu KH để có thể hiểu biết hơn về tâm lý của học sinh THPT - điều mà rất cần thiết với những sinh viên sư phạm như chúng tôi.
Vì những lý do trên nên chúng tui quyết định chọn đề tài này.
2.Mục đích nghiên cứu
Xác định một số khó khăn, rào cản tâm lý đối với các học sinh lớp 12 và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó.
Từ đó đưa ra một số biện pháp giáo dục những khó khăn, rào cản tâm lý ấy.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn rào cản tâm lý của học sinh lớp 12 hiện nay.
Khách thể nghiên cứu:Các học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, tham khảo những tài liêu sưu tầm được ,tham khảo các trang wed về giáo dục và đào tạo…
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế, tham khảo các ý kiến của những học sinh, giáo viên THPT, phụ huynh học sinh về vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra để khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh về một số khó khăn rào cản tâm lý mà các em gặp phải và nguyên nhân gây ra những khó khăn đó.
Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trò chuyện với các em và các thầy cô giáo dạy các em.
Phương pháp quan sát: Dự giờ,quan sát cách học, giao tiếp của các em để thấy được những khó khăn đó.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn.Từ đó đưa ra kết luận khoa học về các thông tin.
5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu một số khó khăn rào cản tâm lý của học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội và đưa ra một số biện pháp giáo dục nhằm hạn chế những khó khăn đó.
Phần II :Một số kết quả nghiên cứu chính
I.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.Xác định được khái niệm cơ bản để nghiên cứu, đó là khái niệm “khó khăn, rào cản tâm lý”.
Khó khăn, rào cản có nghĩa là những cản trở, trở ngại, đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.Vậy khó khăn, rào cản tâm lý chính là những trở ngại tâm lý.
Trong thực tiễn, với bất kỳ một hoạt động nào của con người tham gia đều có thể gặp phải những khó khăn, rào cản làm cho hoạt động hay quá trình đó đi lệch hướng với mục tiêu đã đặt ra, không thể tiếp tục hoạt động hay hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn.Những khó khăn, rào cản đó đươc tạo nên bởi một hay nhiều yếu tố mang sắc thái tiêu cực gây nên. Người ta thường gọi chung là những khó khăn, rào cản trong quá trình hoạt động của con người.
2.Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý của học sinh lớp 12 và hoàn cảnh môi trường sống của các em.
Đặc điểm nổi bật nhất ở học sinh lớp 12 là sự thay đổi cả về thể chất,tâm lý, lứa tuổi.Các em đang ở độ tuổi chuyển từ sống lệ thuộc sang sống độc lập về ý thức, nhận thức, lý tưởng sống.Các em đang ở giai đoạn cần có những quyết định có tính chất bước ngoặt cuộc đời. Nếu không được chuẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức,… một cách đầy đủ sẽ khiến các em vấp phải nhiều khó khăn, rào cản dẫn đến những cú sốc về tâm lý, đời sống tinh thần của các em, làm cho các em có những thái độ, hành vi bất thường, tiêu cực mà người lớn khó hiểu.
Nhìn chung, học sinh lớp 12 hiện nay thường phát triển khá đầy đủ về thể chất, được nuôi dưỡng tốt.Nhưng khi bước sang tuổi thanh niên, cùng với sự biến đổi sâu sắc về thể chất các em cũng phải trải qua những biến đổi sâu sắc về tâm lý. Chính vì thế mà ở lứa tuổi này, các em thường có những biểu hiện khác lạ, nhiều khi là những hành động không tốt có thể gây ra những hậu quả xấu... Hà Nội có một nền kinh tế phát triển mạnh so với cả nước, thu nhập chung của các gia đình tương đối cao nên hầu hết các em có cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên sự phát triển về kinh tế kéo theo sự phát triển và biến đổi về xã hội. Những điều trên tác động trực tiếp tới cuộc sống của các em.
Về phía gia đình, nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhịp sống hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vong xoáy của công việc và bè bạn. Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm , căm sóc con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu: con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được nên nhiều gia đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội nên đã bắt các em chỉ ở nhà... Tất cả những điều trên đều tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, với quan niệm “đại học là cánh cửa duy nhất bước vào đời”, nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi, mà quên chia sẻ và hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp.
Trong nhà trường: Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Kèm thêm đó, thời gian học tập của năm học cuối cấp là quá nhiều và căng thẳng. Các em vừa phải lo học chính, học phụ đạo, học thêm... Nên không còn nhiều quỹ thời gian cho các hoạt động tập thể và giải trí. Sự hoang mang vì không được thổ lộ và tìm kiếm nguồn hỗ trợ tâm lý, cộng với nhiệm vụ học tập nặng nề và những yêu cầu quá sức từ gia đình và nhà trường đã tạo nên áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh.
Về môi trường xã hội, xã hội phát triển kéo theo đó là nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số lượng không nhỏ các bạn học sinh dù đang trên ghế nhà trường THPT cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn mà không lường trước được hậu quả.
II) Kết quả về mặt thực tiễn
1.Nhóm các khó khăn, rào cản,tâm lý trong học tập
Trong trường THPT, nhất là học sinh lớp 12, những khó khăn, rào cản tâm lý không chỉ liên quan đến việc học sinh lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn mà còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đó vào thực tiễn một cách hiệu quả. Bên cạnh những khó khăn, rào cản tâm lý đó còn có những khó khăn, rào cản tâm lý khác, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh như các vấn đề về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, bạn bè, bản thân cá nhân học sinh… Những yếu tố này nếu tồn tại độc lập nó sẽ không có ý nghĩa nhưng khi chúng gộp lại, liên kết với những yếu tố khác sẽ tạo ra những bất lợi làm cho học sinh gặp phải khó khăn trong học tập.
Khó khăn, rào cản tâm lý thường xảy ra đối với học sinh lớp 12 là các em phải chịu một sức ép lớn, phải thực hiên những công việc căng thẳng, đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Thậm chí có em không học được cách thích ứng dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng.
Các em học sinh lớp 12 gặp khó khăn về cảm xúc trí tuệ ở mức độ cao nhất. Sự “ mệt trí”, “sức ép” và sự “thất vọng khi không đạt được mục tiêu” là 3 cảm nhận thường xuyên của học sinh. Về mặt nhận thức, học sinh gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập và tự đánh giá bản thân. Khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “nước đến chân mới chạy”, “làm việc riêng” và “không tuân theo kế hoạch”.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu: với cường độ học tập khá cao, khối lượng công việc được giao vượt quá khả năng thực hiện, các em không có thời gian cần thiết để phục hồi sức làm việc sau một ngày học và sự mệt mỏi thể chất cũng ảnh hưởng nhiều đến các quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí. Khó khăn về cảm xúc và trí tuệ được đánh giá ở mức độ cao nhất :
+Môi trường học tập căng thẳng trong đó: lịch học quá nhiều, áp lực do các môn học trên lớp, việc học thêm, chương trình học nặng so với khả năng học tập của các em...
+ Có nhiều kỳ thi quan trọng mà các em cần trải qua, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học sắp tới.
1.1.Áp lực thi đại học
Qua nghiên cứu chúng tui nhận thấy,trong số các nhóm rào cản thì nhóm rào cản liên quan đến học tập là những khó khăn chính mà hầu hết các học sinh lớp 12 gặp phải.Qua số liệu bảng 1 ta thấy có tới 36.64% số học sinh được hỏi cảm giác e sợ nhất về việc “phải thi đỗ đại học”.
Trên thực tế khảo sát cho chúng ta thấy 1 số lượng lớn các em đã dành thời gian để tìm hiểu về các trường mình đã thi,các ngành đào tạo của trường đó.Có tới 53.88% các em quan tâm rất nhiều đến trường mà các em có dự định thi.Đặc biệt tại trường THPT chuyên có tới 77.88% các em quan tâm đến vấn đề đó.
4. Kết quả nghiên cứu về một số nguyên nhân chính gây ra những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12.
Bước vào năm học lớp 12-năm học cuối cấp, các em sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn, rào cản tâm lý trong quá trình học tập. Vì vậy việc xác định các nguyên nhân gây ra khó khăn, rào cản tâm lý là một trong những vấn đề rất quan trọng.
Qua tìm hiểu có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong học tập của các em. Có thể sắp xếp các nguyên nhân đó theo 2 nhóm sau:
+Nguyên nhân chủ quan:
• Bản thân chưa tích cực chủ động
• Không tự tin vào bản thân.
• Chưa có phương pháp học hợp lý.
• Kiến thức bị hạn chế.
• Nhận thức kém phát triển.
• Không có hứng thú học tập.
• Do tính cách học sinh.…
+Nguyên nhân khách quan:
• Do lượng kiến thức lớn.
• Do lượng kiến thức khó hơn.
• Do bố trí thời gian cho các môn học chưa hợp lý.
• Do phương pháp dạy học của giáo viên.
• Do chưa biết tổ chức hoạt động học tập.
• Do hoàn cảnh gia đình.
• Do gia đình chưa có sự quan tâm đúng mực.
• Do đò hỏi, yêu cầu xã hội đặt ra với các môn học phục vụ các nghề nghiệp khác nhau.…
Từ những điều trên cho thấy, khó khăn, rào cản tâm lý trong học tập của học sinh lớp 12 so cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, với mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Nhưng cũng cho thấy khó khăn, rào cản tâm lý trong học tập của học sinh lớp 12 là một hiện tượng tâm lý có thực. Vấn đề đặt ra là cần nhận thức đầy đủ những nguyên nhân trên , để từ đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, rào cản tâm lý giúp các em thích ứng và đạt kết quả cao trong học tập.
Qua xử lý số liệu thống kê qua bảng hỏi mà chúng tui đã thu thập được ở bốn trường THPT trên địa bàn Hà Nội, chúng tui đã xác định được một số rào cản tâm lý chính mà học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội hiện đang gặp phải như sau:
5.Đề xuất một số biện pháp giáo dục
Từ những nghiên cứu trên, nhằm giảm bớt khó khăn cho học sinh, chúng tui đề xuất một số biện pháp giáo dục sau:
5.1 Tác động vào nhận thức
Trước hết cần tác động vào học sinh, phụ huynh và giáo viên để định hướng rõ rằng “đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”.Thi đại học không phải là lựa chọn duy nhất của tất cả các em học sinh.
Cha mẹ nên thường xuyên chia sẻ những khó khăn mà con mình đang vấp phải. Kịp thời điều chỉnh về thời gian cũng như khối lượng kiến thức, cùng với nhà trường tạo điều kiện để các em học sinh có thể củng cố lại những kiến thức đã học, khắc phục lại tình trạng rỗng kiến thức. Đừng tạo cho các em những áp lực mà hãy giúp các em niềm tin vào khả năng của mình.
5.2 Không tạo áp lực cho học sinh
Tránh ép buộc các em học quá nhiều, dẫn đến quá tải, nên kết hợp các hình thức giải trí, vui chơi để có thể tạo hứng thú học tập.Bên cạnh đó luôn quan tâm giúp đỡ, theo dõi và điều chỉnh cường độ học tập làm sao phù hợp nhất, không nên học quá khuya, quên ăn, quên ngủ...
5.3 Giáo dục hướng nghiệp
Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động nhằm định hướng và phân luồng cho học sinh, giúp học sinh tự nhìn ra năng lực, sức học của mình.Từ đó lựa chọn hướng đi phù hợp nhất: thi cao đẳng, thi đại học,học trung cấp, học nghề…
Trong việc chọn trường, cha mẹ hãy cùng các em học sinh chia sẻ để tìm hiểu về ngành nghề mà con mình sẽ học. Căn cứ vào năng khiếu, năng lực thực tế của học sinh để có thể lựa chọn một trường phù hợp. Không nên áp đặt tư duy “phải thi đỗ đại học”, có thể giúp con lựa chọn các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mà con mình yêu thích.
Phần III: Kết Luận
Những khó khăn rào cản tâm lý của học sinh lớp 12 là một hiện tượng tâm lý phức tạp và có thực. Nó biểu hiện trên các mặt khác nhau: nhận thức, tình cảm và hành vi của các em. Qua nghiên cứu thực tế những khó khăn, rào cản tâm lý của 4 trường THPT trên địa bàn Hà Nội chúng tui đã xác định được có 3 nhóm khó khăn lớn sau: Rào cản từ môi trường học tập (thầy cô, bạn bè, việc học chính, học thêm...), những rào cản từ môi trường sống (gia đình, cha mẹ và những người xung quanh), những rào cản trong việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai (thông tin về trường lớp, nghành học, hiểu biết vê nghành nghề lựa chọn cho tương lai...).
Mặc dù, đối với riêng từng trường THPT với những đặc điểm tâm lý có đôi chút khác nhau xong có thể hiểu được những khó khăn trên đây xuất phát từ nhiều phía: có thể từ chính bản thân các em,từ môi trường học tập, từ giáo viên, gia đình, nhà trường…trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Các rào cản này tác động này rất lớn đến các học sinh, đặc biệt đối với học sinh lớp 12. Nó tạo nên nhiều sức ép, gây ra những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý mà các em thường xuyên gặp phải.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: những khó khăn tâm lý của học sinh lớp 12, mục đích nghiên cứu khó khăn tâm lý học sinh lớp 5, Những khó khăn về mặt tâm lý của lứa tuổi học sinh GDTX, Trình bày những khó khăn tâm lý của Học sinh THPT. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu những khó khăn đó ở Học sinh., 6. Nguyên nhân gây bất ổn tâm lý học sinh xuất phát từ bạn bè và nhà trường., khó khăn tâm lý của học sinh thpt, những khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12, 6 rào cản tâm lý, nguyên nhân của nwhnxg khó khăn về tâm lý
Last edited by a moderator: