abctrang_girl

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
1. Tính tất yếu khách quan phải phát triển BCVT trong qua trình hội nhập
Không có một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại độc lập, phát triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Một quốc gia không thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng rào thương mại nước mình. Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó buộc ngươì lao động phải làm việc vất vả hơn với mức thu nhập ít hơn. Cuối cùng nền kinh tế của nước đó sẽ chịu thua lỗ và dần suy thoái. Ngày nay quan hệ buôn bán trao đổi hàng hoá tiền tệ đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và ngày càng mở rộng thành một hệ thống mang tính chất quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế phát triển đã đem lại nhiều lơi ích cho các nước tham gia. Đối với các nước phát triển :mở rộng kinh tế ra bên ngoài giúp cho việc bành trướng nhanh chóng sức mạnh nền kinh tế của mình, như tìm kiếm thị trường về dư thừa hàng hoá, tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi đem lại lợi nhuận cao, giảm được chi phí sản xuất nhờ sử dụng được nhân công và tài nguyên rẻ ở các nước chậm phát triển, giải quyết được vấn đề thiếu năng lượng và nguyên liệu… Đối với các nước đang phát triển : thì mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài có lợi trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới làm cho năng xuất lao động tăng lên, sử dụng hiệu quả nguồn lao động dư thừa, có nhiều điều kiện thu hút vốn để phát triển kinh tế. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia chịu thiệt. Thực tế đã chứng minh tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều giành được vị trí của họ nhờ vào yếu tố - họ là những quốc gia thương mại lớn.
Để tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau. Nhận thức được thức tế cơ bản này, những nước ASEAN đã đồng ý mở cửa thị trường khu vực của họ, cũng giống như thị trường các khu vực khác như châu Âu, Bắc Mỹ .Toàn cầu hoá về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia. Nó được biểu hiện thông qua sự chuyển dịch tài chính giữa các nước (qua hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tín dụng quốc tế, tài trợ OAD…); sản phẩm sản xuất ngày càng mang tính quốc tế cao (theo báo cáo của tổ chức OECD về kinh tế đưa ra kết luận: trên 90% sản phẩm của các nước, có sự tham gia của hai nước trở lên, ví dụ hàng nông sản do Việt Nam sản xuất nhưng phân bón lại của Indonesia, máy bơm phục vụ tưới tiêu của Trung Quốc, thuốc trừ sâu nhập khẩu của Thái Lan…); hoạt động thương mại giữa các nước gia tăng (theo báo cáo của WTO năm 2000: năm1994 tổng kim ngạch thương mại thế giới là 8090 tỷ USD - lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới vượt quá 8000 tỷ USD, thì năm 2000 đã tăng lên gần 14000 tỷ USD); di dân và xuất khẩu lao động, vấn đề lao động và nhập cư…
Toàn cầu hoá kinh tế là một cỗ xe lớn. Cỗ xe muốn vận hành tốt thì trước tiên nó phải được lắp giáp bằng những phụ tùng tốt và công nghệ thông tin, BCVT là một trong những mắt xích quan trọng của bộ máy lớn đó. Toàn cầu hoá diễn ra càng mạnh mẽ thì nhu cầu trao đổi thông tin, buôn bán thương mại điên tử được đòi hỏi càng cao. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn đưa ra quyết định để giải quyết ba vấn đề cơ bản của kinh tế học: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào, đều phải trải qua các bước: thu nhập thông tin, thăm dò tìm hiểu thị trường, tìm đối tác, tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… và BCVT đã trở thành công cụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của thời đại ngày nay. Nó làm cho quá trình này dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Do đó phát triển mạng lưới BCVT là một yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập.
Theo nhận xét của các nhà kinh tế, có 6 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghịêp Việt Nam đó là:
1.Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp .
2.Trình độ khoa học và công nghệ.
3.Chất lượng và hình thức của sản phẩm.
4.Năng lực sản xuất lao động.
chính vẫn phải dựa nhiều vào viễn thông ( bưu chính chiếm tỷ lệ doanh thu nhỏ bé so với viễn thông, chỉ đạt 7% còn viễn thông chiếm 93% trong lực lượng lao động lại quá lớn, chiếm 50% số lao động toàn ngành ). Nguyên nhân là do quy mô và năng lực mạng lưới còn chưa bắt kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
_ Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành nhằm xây dựng một môi trường pháp lý phù hợp với điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản này chưa tạo ra được môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đủ sức điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực BCVT. Còn thiếu nhiều văn bản pháp luật về mối quan hệ và chính sách về kinh doanh và công ích trong môi trường cạnh tranh, về cước phí, xử lý vi phạm BCVT.
_ BCVT Việt Nam còn chứa đựng nhiều phức tạp về dịch vụ thông tin. Điều đó thể hiện qua môi trường cạnh tranh, biểu giá dịch vụ thông tin, tình trạng việc làm trong ngành, triển vọng phát triển thị trường này trong trung hạn còn chưa rõ ràng.
_ Trong thời đại ngày nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển ngày càng cao thì các điều luật về sở hữu trí tuệ được đặt ra càng chặt chẽ, nhất là trong WTO. Nhưng luật sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế của ta còn khá mới mẻ, ít được quan tâm, đặc biệt tính cưỡng chế trong thi hành luật sở hữu trí tuệ còn chưa cao. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của Việt Nam. Đồng thời, trong qúa trình hội nhập các nhà khai thác dịch vụ thông tin của ta cũng gặp phải nhiều khó khăn để không vi phạm luật và bảo vệ được quyền lợi của mình nếu xảy ra tranh chấp
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
1. Giải pháp
_ Việt Nam là một thi trường nhiều tiềm năng, nền kinh tế nước ta đang dần bước vào hoạt động năng động và hiệu quả hơn,nhu cầu sử dụng Internet và ĐTDD đang bùng nổ. Vì thế các nhà khai thác dịch vụ cần đưa ra được một kế hoạch kinh doanh cụ thể,đảy mạnh công tác marketing và chăm sóc khách hàng, đổi mới công nghệ và giảm giá cước để chiếm được đa số thị phần trong nước so với các nhà khai thác dịch vụ viễn thông nước ngoài.
_ Để làm được điều đó thì ngành BCVT Việt Nam phải tạo ra được một sân chơi lành mạnh, phải tự do hoá thị trường trong nước về dịch vụ thông tin. Ta cần nhanh chóng hoàn thiệ khung pháp lý, những điều luật về cạnh tranh, khai thác dịch vụ, về cướ phí, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… giúp cho các nhà khai thác dịch vụ yên tâm kinh doanh; đồng thời cũng đòi hỏi phải nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ…để đưa ra được một phương án kinh doanh hiệu quả mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này.
_ Bộ máy hành chính trong ngành BCVT cũng như nhiều ngành kinh tế khác của Việt Nam còn quá cồng kềnh, nguồn nhân lực chưa được sử dụng hợp lý. Nguyên nhân một phần do trìng đọ năng lực của nhân viên còn thấp; mặt khác do thái độ ỷ lại, không tích cực trong công việc –do ảnh hưởng của nền kinh tế tiểu nông lâu đời của ta. Vì vậy các nhà khai thác dịch vụ cần tiến hành cải cách bộ máy hành chính, sử dụng nguồn nhân lực của mình hiệu quả hơn, phân công đúng người đúng việc đẻ có thể phát huy hết khả năng của họ; đòng thời cần có kế hoạch đào tạo bổ sung thường xuyên cho cán bộ nhân viên để bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của CNTT.
2. Một số thành tựu đạt được


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

lanquan

New Member
chào ad ạ, hiện tại em đang làm một bài báo cáo tốt nghiệp nội dung có liên quan đến bài trên nên ad gửi cho em nhé! [email protected] em Thank ạ!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
I Những thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Những khó khăn và hạn chế trong xuất khẩu Cà Phê ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Những thuận lợi khó khăn của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên (Enteroil) Luận văn Kinh tế 2
Y Thực trạng cổ phần hoá - Những kết quả tích cực và những khó khăn cần tháo gỡ Luận văn Kinh tế 0
S Thực thi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
I Những khó khăn của Việt Nam với tư cách là thành viên WTO Luận văn Kinh tế 0
Y Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đén tình hình phát triển của công ty hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu Văn học 0
G Những khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng các công cụ kinh tế vào công tác quản lý môi trường ở Việt Nam và đề xuất giải pháp khắc phục Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top