Download miễn phí Khóa luận Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của Alexandre de Rhodes
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 0
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Đối tượng nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục của khóa luận 4
Chương I: 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
1. Lý luận về từ 5
1.1. Định nghĩa từ 5
1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt 5
2. Từ, ngữ trong từ điển VBL 7
2.1. Những khó khăn khi thống kê từ, ngữ 7
2.3. Cách xử lý 9
2.3. Mục từ trong từ điển VBL 10
Chương II: 11
CÁC THÀNH PHẦN TỪ VỰNG TRONG TỪ ĐIỂN VIỆT- BỒ- LA 11
1. Giới thiệu 11
1.1. Từ cổ 13
1.1.1. Loại 1: những mục từ cổ đã bị mất hẳn, không có trong vốn từ vựng hiện đại 14
1.1.2. Loại 2: những mục từ chưa hoàn toàn mất hẳn 17
1.1.2.1. Những từ trở thành từ tố 17
1.1.2.2. Những mục từ tồn tại trong một số lối nói hạn chế 19
1.1.2.3. Những từ cổ hiện còn tồn tại trong các phương ngữ 20
1.2. Từ lịch sử 21
1.2.1. Tên gọi các chức tước, phẩm hàm thời xưa 22
1.2.2. Tên gọi những sự vật dùng trong học hành, những hiện tượng thi cử thời xưa 23
1.2.3. Các mục từ là tên gọi các lễ nghi thời xưa 24
1.2.4. Các từ là tên gọi các đồ vật chỉ có trong thời kỳ lịch sử 25
1.2.5. Các từ là tên gọi các cơ quan hành chính thời xưa 25
1.2.6. Những từ là tên gọi các thứ thuế và những công việc hay các cơ quan liên quan đến việc thuế khoá 26
1.2.7. Các từ là tên gọi các hình phạt của nhà nước phong kiến Đại Việt thế kỷ XVII 26
1.2.8. Các từ chỉ cách xưng hô của tôi tớ với vua chúa, quan lại 26
1.3. Từ chỉ tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi thờ cúng 26
1.3.1. Các mục từ thuộc Phật giáo 28
1.3.2. Các từ thuộc Thiên chúa giáo 28
1.3.3. Các từ chỉ nghi lễ thờ cúng 29
1.3.4. Các từ chỉ tên gọi các đồ vật dùng trong thờ cúng 30
1.3.5. Các từ chỉ tên gọi các vị thần linh 30
1.4. Từ ngữ thô tục và uyển ngữ 31
1.4.1. Từ ngữ thô tục 32
1.4.2. Uyển ngữ 33
1.5. Từ địa phương 34
1.6. Từ nghề nghiệp 41
1.6.1. Nghề chăn tằm, dệt lụa 42
1.6.2. Các từ thuộc nghề nhuộm 43
1.6.3. Các từ ngữ thuộc nghề dệt chiếu 44
1.6.4. Các từ ngữ thuộc nghề mộc 44
1.6.5. Các từ ngữ thuộc nghề kim hoàn 44
1.6.6. Các từ ngữ thuộc nghề rèn đúc 45
1.6.7. Các từ ngữ thuộc nghề làm ruộng 45
1.7. Từ Hán việt 46
1.8. Các danh từ riêng 51
1.8.1. Các địa danh 51
1.8.2. Các danh từ riêng chỉ tên người 52
1.8.3. Các danh từ riêng là tên gọi các triều đại 52
1.9. Cụm từ cố định 52
1.9.1. Thành ngữ 53
1.9.2. Ngữ láy âm 56
1.9.3. Ngữ cố định song phần đẳng lập 4 yếu tố 57
2. Nhận xét 61
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
KÝ HIỆU VIẾT TẮT 72
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-khoa_luan_nhung_lop_tu_bi_han_che_ve_mat_su_dung_t.fHsuE1TtBH.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56781/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
uộc lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi thờ cúng mà nhân dân ta ở thế kỷ XVII chuyên dùng. Đó là các từ ngữ phản ánh ý thức hệ tư tưởng, đời sống tinh thần của nhân dân vào giai đoạn đó. Bằng vốn hiểu biết ít ỏi về tôn giáo, tín ngưỡng của mình, chúng tui thấy rằng trong từ điển VBL, AdR đã thu thập, đối dịch và giải nghĩa các mục từ thuộc Phật giáo và Thiên chúa giáo, trong đó Phật giáo là tôn giáo cổ truyền, còn đạo Thiên chúa là tôn giáo mới được du nhập vào đầu thế kỷ XVII ở nước ta, thời điểm mà cuốn từ điển này được biên soạn.Thế kỷ XVII, tôn giáo cổ truyền vẫn tác động rất lớn đến ý thức hệ của mọi tầng lớp nhân dân. Đạo Phật có vị trí quan trọng trong nhân dân. Vua chúa, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng cho các chùa, tham gia tu sửa, xây dựng chùa chiền và làm công đức.
Thế kỷ XVII cũng là thời điểm mà các giáo sỹ của Hội truyền giáo Bồ Đào Nha của dòng Dên (Jesuites) lần lượt vào nước ta. Sử cũ ghi lại, trong khoảng mười năm (từ 1615- 1625) đã có hai mốt giáo sỹ vào Đại Việt. Trong số đó có B. Ruydo, Alexandre de Rhodes, Marquez... Dựa vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ quan lại triều đình chỉ biết ăn chơi, không lo xây dựng đất nước, nhân dân khổ cực, đói kém, đất nước chia cắt... Các giáo sỹ phương Tây đã truyền bá giáo lý về Chúa cứu thế, về tình thương và sự an ủi, về sự bình đẳng của mọi người trước Chúa, đồng thời tìm cách giúy đỡ những người cùng kiệt khổ, hoạn nạn. Vì vậy, số giáo dân ngày càng tăng lên, mặc dầu các giáo sỹ luôn vấp phải sự phản kháng của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn sùng các vị thần linh và các vị anh hùng có công với đất nước.[ ]
Có thể nói đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân ta thời kỳ này rất phong phú. Đạo giáo và Thiên chúa giáo tồn tại ở nuớc ta và các tôn giáo này vừa mâu thuẫn với nhau, lại vừa bổ sung cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên sự đa dạng trong ý thức hệ tư tưởng của nhân dân. Tình hình này được phản ánhkhá rõ trong Từ điển VBL. Trong số 138 mục từ thuộc thành phần từ vựng chỉ tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin, có những mục từ được cả sử dụng cả trong hai tôn giáo, lại có những mục từ là đặc thù sử dụng của từng tôn giáo và chỉ thuộc tôn giáo đó mà thôi.
1.3.1. Các mục từ thuộc Phật giáo
+ Thíc Ca: Thích Ca. Ông này là người đầu tiên tạo ra các tượng thần ở miền Đông Ân. Ông sinh ra ở miền Đông Ân, mà người Trung Hoa gọi làThiên Trúc Coắc, cha ông là, Tịnh Phạn Vương, mẹ là mada phu nhên, vợ là du du phu nhên,con là Lý Thiên Vương, con là Ca hàu la. Ông có hai vị quỷ thần là Alala và Calala dạy ông nghề phù thuỷ trong miền rừng núi, đàn đặt, nơi này từ buổi đầu ông tới ẩn cư, khi ông đã bỏ vợ sau một ít năm chung sống, rồi ông tự trở thành Bụt, tức là tượng thần. Ông đã dùng bùa phép dụ dỗ nhiều người cho tới tám mươi tuổi thì qua đời trong rừng gọi là Sala, vào khoảng một ngàn năm trước Chúa Ki-tô sinh ra, đồng thời với vua Trung Hoa gọi là, bua Chu
+ Bụt, chú bụt: Chùa, tượng thần
+ Bắt bụt: Minh chứng sự giả dối của tượng thần bằng tranh luận
+ Nạt bàn: Sự chuyển sinh huyền thoại của đức Thích Ca
+ Cột phướn: Thờ tượng thần
+ Chữa chùng: Làm phù phép để tránh sự dữ
+ Cái bội: Nhà làm giả vì mê tín dành cho người chết
+ Ni, vãi: Người phụ nữ phục vụ trong đền các tượng thần
+ Bùa: Giấy hay có chữ phù chú
+ Phải bùa phép: Bị bùa
+ Tlàng hột (tràng hột): Tràng hột
v.v...
1.3.2. Các từ thuộc Thiên chúa giáo
+ Bàn bêo: Giang tay theo hình thập giá
+ Chám tlán: Làm dấu trên trán trẻ sơ sinh
+ Dấu thánh: Thánh giá
+ Lạy ơn đức chúa blời: Thank sự uy nghi của ngài
+ Xưng tội: Thú tội
+ Mắn: Bà chúa dùng để chữa các vết thương
v.v...
Các mục từ này thể hiện rõ nét tín ngưỡng, đức tin của nhân dân ta. Người Việt tin là có Bụt luôn luôn giúp đỡ gặp hoạn nạn, khó khăn, thể hiện ở một loạt truyện cổ tích có ông Bụt là nhân vật chính. Người Việt cũng tin là có Mụ Bà là người đỡ đẻ cho vạn vật trong vũ trụ, tin là có các vị thần linh như táo bếp, thần nông, thành hoàng làng,v.v... Đó là các vị thần luôn giúy đỡ, phù hộ cho con ngưởitong cuộc sống.Bên cạnh đó người Việt cũng tin và rất sợ các thế lực luôn luôn ám hại đời sống của họ như phù thuỷ, quỷ ác, ngũ ôn...
1.3.3. Các từ chỉ nghi lễ thờ cúng
+ Chữa trùng tang liên tán: Thi hành những việc mê tín để người chết trong nhà hay người chết cùng huyết thông đừng làm cho mình chết theo
+ Sám hối: Sự mê tín của người Lương dânlàm để được tha tội, bởi lẽ họ dâng cho tượng thần vật gì để các vị tế lễ ăn, và như vậy họ được các vị ấy xá tội cho
+ Tế kỳ đạo: Lễ tế long trọngvị thần mà người Lương tưởng là vị này làm chủ đạo thuyền chiến
+ Khánh tán: Một thứ đại lế kính các tượng thần
+ Xin âm dương: Gieo quẻ bằng tiền
+ Xin keo: Gieo tiền để tìm biết số mệnh
+ Bẻ gam, bẻ tham: Gieo quẻ
+ Bùa trấn, déan bùa: Deo giấy, bùa
+ yểm: Dùng phép để xua đuổi
v.v...
1.3.4. Các từ chỉ tên gọi các đồ vật dùng trong thờ cúng
+ Xích: Một thứ gậy giống như cái thước thầy phù thuỷ cầm trong tay để phù phép
+ áng hội: Ngôi nhà trong đó có làm một cuộc cung hiến nào đó, như đền thờ
+ ảnh ngặoc: Hộp bằng thuỷ tinh đựng di tích thánh
+ cái tlan: Cái tran thờ bụt
+ tlàng hột: Tràng hột
+ Nhà xe: Ngôi nhà bằng gỗ mà người Lương dân làm để che mồ của tổ tiên mình
+ Coi ìo coi nham: Một thứ bùa
+ Rí: Bông hoa bằng giấy dùng vào việc phù thuỷ
+ Nhà táng: Một thứ nhà nhỏ dưng trên phần mộ làm bằng gỗ hay bằng giấy
Ngoài ra còn một số mục từ khác, như: cột phướn làm chay, áo sang, áo bực, bùa, tờ văn hệch, gam, đi khoa đi độn, vĩ đàn, đàn, chúc đài, dấu thánh, cái bội, ảnh thờ, ảnh phép, nêu,...
1.3.5. Các từ chỉ tên gọi các vị thần linh
+ Ou Đoan: Chúa thứ nhất cúa xứ Cô- sinh được người ta gọi như vậy khi ông còn sống nhưng sau khi ông chết thì gọi là Chúa Ou
+ Bà báo, báo cốt: Phù thuỷ
+ Mụ bà: Mụ bà. Người ta tin có mười hai bà bụ (bà đỡ đẻ cho vạn vật và vũ trụ)
+ Tinh Phạn Vương: (nghĩa giống Thích ca)
+ Hậu thỗ: Chúa đất
+ Thiên phủ, địa phủ, thuỷ phủ: Ba vị thần: trên trời, dưới đất, mặt nước
Ngoài ra còn có một số mục từ khác như: Sao bắc thần, vua thần õu (nông), thánh, thành hoàng,..
1.4. Từ ngữ thô tục và uyển ngữ
Mặc dù soạn giả là người ngoại quốc, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng AdR đã có những quan sát và nhận biét rất tinh tế về tiếng Annam. Điều này được thể hiện qua việc ông đã thu thập, đối dịch và giải nghĩa những mục từ vốn rất đặc biệt về mặt phong cách, những mục từ mà chúng tui tạm gọi là thô tục và uyển ngữ.
Nếu căn cứ vào cách phân loại vốn từ theo tiêu chí phong cách sử dụng, từ vựng tiếng Việt được chia thành ba lớp từ mang đặc điểm của ba phong cách:
lớp từ thuộc phong cách khẩu ngữ, lớp từ thuộc phong cách viết, và lớp từ trung tính (trung hoà về mặt phong cách) thì từ thô tục là một thành phần từ vựng thuộc lớp từ khẩu ngữ, còn uyển n...