sammi_oy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
NHỮNG LUẬN CỨ ĐỂ MỞ RỘNG THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI
TS. Dương Anh Sơn, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP. HCM

Hội luật gia Việt Nam đang chủ trì soạn thảo Luật Trọng tài thương mại (TTTM). Có lẽ đây là một trong những dự thảo luật thu hút được nhiều sự chú ý của các chuyên gia pháp lý trong và ngoài nước, các nhà hoạt động thực tiễn và của nhiều nhà làm luật. Có thể nói, so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, nội dung của Dự thảo Luật Trọng tài có nhiều điểm mới và chúng được nhiều người quan tâm và đánh giá cao. Đặc biệt Ban soạn thảo đã tỏ ra rất mạnh dạn khi mở rộng phạm vi điều chỉnh của nó. Không bó hẹp như phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 chỉ giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên, Dự thảo Luật TTTM quy định phạm vi điều chỉnh là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự theo thoả thuận của các bên. Cụ thể theo Điều 2 của Dự thảo Luật, các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hay nghĩa vụ ngoài hợp đồng có thể được giải quyết bằng trọng tài. Đồng thời cũng quy định các tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài: i) Tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình; ii) Tranh chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; iii) Tranh chấp về bất động sản; iv) Tranh chấp giữa các chính phủ, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; v) Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Về vấn đề này tui chia sẻ ý kiến của GS Đáo Trí Úc “Mở rộng thẩm quyền của trọng tài phù hợp với tính chất của các quan hệ kinh tế – xã hội hiện nay trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Theo đó, ngoài thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại, Luật cần mở rộng các lĩnh vực dân sự, lao động theo yêu cầu của các bên và các bên tranh chấp không chỉ là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Với tính chất là hình thức tài phán tư, trọng tài cần được tạo điều kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng, trừ những quan hệ liên quan đến lợi ích công và trật tư cộng cộng ”.
Mặc dù vậy, xung quanh việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài còn có nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều, có nhiều người ủng hộ, chia sẻ và cũng có nhiều người phản đối. Trong phạm vi bài viết tui muốn đưa ra một số lập luận để ủng hộ việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài theo như Dự thảo luật.
Trước hết, tui cho rằng, việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài sẽ giải quyết được vấn đề xung đột thẩm quyền của Toà án và trọng tài. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thấy trong nhiều trường hợp rất khó xác định tranh chấp cụ thể nào đó thuộc thẩm quyền của Trọng tài hay của Toà án, của Toà Kinh tế hay Toà dân sự. Điều này được lý giải bưởi việc: i) Trong nhiều trường hợp khó có thể phân biệt được một cách rõ ràng tranh chấp dân sự hay tranh chấp thương mại, bởi lẽ tiêu chí để phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại vốn dĩ không rõ ràng; ii) khái niệm tranh chấp kinh donh thương mại cũng không được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Theo Điểm b, tiểu mục 1.1, mục 1 Nghị quyết 01/2005, Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTĐS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hay các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Nếu coi mục đích lợi nhuận là tiêu chí để xác định tranh chấp kinh doanh thương mại thì mặc nhiên coi hợp đồng được ký kết vì mục đích lợi nhuận, không phụ thuộc vào chủ thể có đăng ký kinh doanh hay không, là hợp đồng thương mại. Rõ ràng nếu pháp luật quy định như vậy thì quả là có quá nhiều vấn đề cần luận giải cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Dưới góc độ lý luận, trong khoa học pháp lý mục đích được coi là căn cứ để phân biệt hợp đồng dân sự và thương mại, tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính ước lệ. Dưới góc độ thực tiễn, với cách quy như vậy thì hợp đồng giữa người trồng rau muống với người mua rau muống để bán cũng được coi là hợp đồng thương mại và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này (nếu có) được coi là tranh chấp kinh doanh thương mại và thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Kinh tế. Theo logic thì trong hợp đồng mua bán nói trên hoàn toàn có thể có thoả thuận trọng tài.
Mặt khác, tui cho rằng, nếu thẩm quyền của trọng tài chỉ giới hạn trong phạm vi giải quyết tranh chấp thương mại thì không những gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể mà còn rất có thể sẽ dẫn đến sự lạm dụng của toà án trong việc tuyên huỷ quyết định của trọng tài. Theo quy định của pháp luật, một trong những điều kiện để toà án có thể huỷ quyết định của trọng tài là tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài. Nếu không phân định rõ (mà cũng khó có thể đưa ra những tiêu chí cụ thể để phân định) tranh chấp thương mại và tranh chấp phi thương mại thì chắc chắn trong nhiều trường hợp, vì những lý do khác nhau toà án có thể tuyên huỷ phán quyết của trọng tài. Rõ ràng, nhìn từ góc độ này nếu thẩm quyền của trọng tài được mở rộng thì sẽ hạn chế được số lượng phán quyết của trọng tài bị toà án tuyên huỷ. Ngoài ra, việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài hạn chế được sự giải thích tuỳ tiện của của Toà án cũng như sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật quy định điều kiện huỷ phán quyết của trọng tài .
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top