Download miễn phí Đề tài Những luận cứ về khấu hao tài sản cố định
Đổi mới cách trích khấu hao cơ bản TSCĐ là nội dung quan trọng của cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về khấu hao trước khi Bộ Tài chính ra quyết định số 166 QĐ/BTC ngày 30/12/1999 còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Quyết định số 166 đã sửa đổi và bổ sung nhiều thiếu sót và đã tạo ra được sự linh hoạt trong cách quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên vẫn còn những điều bất cập sau:
Thứ nhất: Trong cách phân loại TSCĐ và các tài sản khác của chế độ tài chính và kế toán nước ta quy định thống nhất giá trị của TSCĐ là phải từ 5 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng ít nhất một năm, có những chỗ chưa hợp lý. Việc quy định như trên chỉ hợp lý khi tất cả các loại hình doanh nghiệp có quy mô như nhau, nhưng thực tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp tồn tại rất đa dạng dưới mọi hình thức, mọi quy mô lớn nhỏ khác nhau. Những doanh nghiệp có quy mô lớn thì giá trị một TSCĐ là 5 triệu chỉ là một khoản chi phí nhỏ trong quy mô tài sản của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc trọng yếu của kế toán, họ có thể phân bổ chỉ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh, thực tế đã có những doanh nghiệp khi đầu tư vào TSCĐ nhưng lại hạch toán như một loại vật liệu có giá trị nhỏ và phân bổ hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-de_tai_nhung_luan_cu_ve_khau_hao_tai_san_co_dinh.VEm8pvrVEw.swf /tai-lieu/de-tai-nhung-luan-cu-ve-khau-hao-tai-san-co-dinh-83997/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Nhận thức được hao mòn có tính khách quan như vậy nên khi sử dụng TSCĐ các doanh nghiệp phải tính toán và phân bố lại một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và đó là khấu hao TSCĐ. Mục đích của việc tính khấu hao TSCĐ là hết sức cần thiết, thông qua khấu hao doanh nghiệp có thể biết chính xác về chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn để tái đầu tư TSCĐ khi chúng bị hỏng hóc. Như vậy khấu hao TSCĐ là một hoạt động trong quá trình sử dụng. Giữa hao mòn và khấu hao có mối quan hệ biện chứng, đó là mối quan hệ giữa chất và lượng đó là sự biến đổi lượng thành chất và ngược lại TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng vận động không ngừng và thường xuyên nên mọi sự biến hoá đều là sự đổi lượng thành chất, là kết quả của sự biến đổi về lượng của số lượng vận động - vận động bất kỳ dưới hình thức nào - sở hữu của vật chất thế ấy hay truyền cho vật thể ấy. Đơn giản vì chất và lượng trong mỗi sự vật đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Tất yếu hao mòn TSCĐ được thể hiện qua khấu hao TSCĐ và khấu hao TSCĐ là sự biến đổi về lượng của sự hao mòn TSCĐ và ngược lại của khấu hao TSCĐ là tất yếu. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tất yếu phải có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn ở đây là vốn cố định và vốn lưu động để doanh nghiệp phát triển vững mạnh thì ta phải bảo toàn nguồn vốn. ở đây ta chỉ xét đến khía cạnh vốn cố định. Vốn dĩ TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh nên bảo toàn vốn cố định là vấn đề tất yếu mà phương pháp bảo toàn vốn chính là xác định đúng nguyên giá TSCĐ trên cơ sở tính đúng, tính đủ khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ để tạo nguồn và duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ. Vậy việc hạch toán và tính đúng khấu hao TSCĐ là vấn đề tất yếu và là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử. Cũng như Ănghen viết rằng: “Nếu một hình thái vận động là do một hình thái vận động khác phát triển lên thì những phản ánh của nó tức là những ngành khoa học khác nhau, cũng từ một ngành này phát triển ra một ngành khác một cách tất yếu”. ở đây chỉ bàn đến khía cạnh sự vận động của hao mòn, là do sự vận động của TSCĐ phát triển trong một chừng mực nào đó thôi và sự vận động của TSCĐ được thể hiện qua cái chủ quan của nó.
II. Nội dung và các quy định chung về khấu hao TSCĐ ở Việt Nam hiện nay.
1. Khái niệm chung:
Khấu hao TSCĐ tồn tại là một sự phát triển tất yếu khách quan biểu hiện việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh của mỗi doanh nghiệp qua thời gian sử dụng của TSCĐ. Vậy muốn tính được đúng và đủ khấu hao TSCĐ trước hết ta cần hiểu rõ hơn thế nào là TSCĐ. Theo nghĩa thông thường thì TSCĐ trong các doanh nghiệp thường được hiểu là những tài sản có giá trị lớn và sử dụng lâu dài tại doanh nghiệp. Nhất thiết TSCĐ phải đảm bảo đủ điều kiện về thời gian phát huy tác dụng phải ít nhất một năm và có giá trị từ năm triệu VNĐ trở lên. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác hơn nữa về TSCĐ cho dễ dàng trong công việc hạch toán và quản lý TSCĐ cũng như dễ dàng cho việc tính và quản lý khấu hao TSCĐ thì ta xét TSCĐ theo hình thái mà nó biểu hiện. Theo hình thái biểu hiện TSCĐ được phân chia ra làm hai loại đó là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Theo các khái niệm chung nhất thì TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hay là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Còn TSCĐ vô hình là những TSCĐ nhưng không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyền lợi về TSCĐ vô hình mà người chủ tài sản được hưởng có thể được chứng minh một cách hữu hình bằng các hoá đơn, khế ước hay các văn kiện liên hệ khác. Giá trị của TSCĐ tuỳ từng trường hợp vào những quyền lợi hay lợi ích mà tài sản đó đóng góp và phần lợi tức của doanh nghiệp khi nó được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải ước tính khả năng có thể đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai của mỗi TSCĐ nào đều phải có giá trị của nó: đó là nguyên giá TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ chính là cơ sở để tính khấu hao của tài sản thông qua thời gian sử dụng của nó. Vậy nguyên giá TSCĐ chính là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ đi vào hoạt động bình thường như giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển bốc dỡ thuế và lệ phí trước bạ (nếu có),...
Hiểu rõ về TSCĐ tính toán chính xác nguyên giá TSCĐ không những rất tiện lợi trong công việc bảo quản, sử dụng tài sản đó trong doanh nghiệp mà nó còn là cơ sở để việc tính và trích khấu hao TSCĐ được đúng đắn, chính xác. Nguyên giá TSCĐ là căn bản tính khấu hao. Tuy nhiên thực tế nguyên giá TSCĐ thường không ổn định do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mang lại. Chúng có thể bị hao mòn về vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Những chi phí để tân trang lại một phần cũng được tính vào nguyên giá TSCĐ.
2. Vai trò của khấu hao TSCĐ.
Ta có thể dễ dàng nhận biết rằng: trong quá trình đầu tư và sử dụng dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn được thể hiện dưới hai dạng:
- Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng,...
- Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều chức năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển dần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra.
- Xét về phương diện kinh tế: khấu hao TSCĐ cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Bởi một phần giá trị hao mòn của TSCĐ đã được tính vào chi phí kinh doanh sản phẩm.
- Xét về phương diện thuế khoá: khấu hao là một khoản chi phí trừ vào lợi tức chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh một cách hợp lệ. Thực tế các doanh nghiệp đó sử dụng khấu hao TSCĐ như một lưới chắn thuế, làm giảm phần thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp.
- Xét về phương diện tài chính: khấu hao TSCĐ chính là một phương tiện vô cùng hữu ích giúp doanh nghiệp thu lại bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ trong thời gian sử dụng hữu ích của nó. Lợi dụng đặc điểm này nhiều doanh nghiệp đã sử...