Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Các quốc gia ngày nay đang phát triển trong một thế giới có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách rất chặt chẽ .Xu hướng chung của thế giới ngày nay là tiến tới một " ngôi nhà chung " sẽ được thiết lập cho nền kinh tế thế giới mà mỗi quốc gia thành viên trong đó dù mạnh hay yếu đều đóng một vai trò nhất định vào sự phát triển của ngôi nhà chung đó .Điều này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho từng quốc gia nhưng đồng thời nó cũng đặt mỗi quốc gia trước những thách thức to lớn cần đương đầu . Mỗi sự thay đổi trong nền kinh tế quốc gia sẽ không chỉ còn là vấn đề riêng của quốc gia đó nữa mà nó còn có những ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia khác . Vì thế ,nếu không có những sách lược phù hợp và không thận trọng trong những bước đi trong việc phát triển kinh tế thì cái giá phải trả cho sự bất cẩn đó sẽ vô cùng lớn .Cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ châu á năm 1997 vừa qua là bài học vô cùng đắt giá cho những quốc gia không có sự cân nhắc rõ ràng trong các bước đi của quá trình hội nhập
Chính vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu về cuộc khủng hoảng này là vô cùng cần thiết nhất là trong điều kiện nước ta cũng đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới . Nghiên cứu về nguyên nhân ,diễn biến cũng như những hậu quả mà cuộc khủng hoảng gây ra cho nền kinh tế các nước châu á cũng như các nước khác trên thế giới sẽ cho chúng ta cái nhìn đúng đắn hơn về " mặt trái " xu hướng toàn cầu hoá đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho nước ta .Và cũng qua đó khẳng định một tất yếu khách quan cho nền kinh tế Việt Nam : đó là đẩy nhanh tiến trình hội nhập với thế giới bên ngoài với những bước đi vững chắc ,chủ động đối phó với những thách thức những trở ngại luôn đi kèm với một nền kinh tế mở.
Đây là một vấn đề tuy đã qua khá lâu nhưng những bài học nó đem lại thì vô cùng quý giá và rất cần thiết đối với sự phát triển vững mạnh của mỗi quốc gia .Do vậy em đã chọn đề tài "Khủng hoảng tài chính châu á và những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng"cho đề án môn học của mình .
Chương 1 Những nét chính về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997
1.1 Những diễn biến chính của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997
Trong gần một thập kỷ vừa qua ,chưa có sự kiện kinh tế nào gây chấn động dữ dội và kéo dài đối với đời sống kinh tế khu vực như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 . Tình trạng sụt giá tiền tệ cũng như chứng khoán diễn ra ở hàng loạt quốc gia Châu á mang tính chất phản ứng dây chuyền nghiêm trọng và khó chặn đứng .Là một cuộc khủng hoảng tiền tệ nhưng tác động của nó được ghi nhận là toàn diện ,sâu sắc bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở các nước Châu á .Nếu như đến đến cuối năm 1997 Thái Lan là nơi khởi đầu và là điểm nóng nhất của cuộc khủng hoảng thì chỉ một thời gian ngắn sau đó đã có nhiều điểm nóng khác thậm chí còn nóng hơn với đồng tiền mất giá tới một vaì trăm phần trăm như ở Inđônêxia ,Hàn Quốc ( Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương số 1/ 18 ) .Sau đây là một số diễn biến chính của cuộc khủng hoảng thể hiện qua các cuộc tấn công vào các đồng tiền ở các nước Đông Nam á .
*Cuộc tấn công thứ nhất : vào đồng tiền Đông Nam á được đánh dấu bằng ngày 2/7/1997,chính phủ Thái Lan quyết định thả nổi đồng Bath .Ngay lập tức đồng Bath sụt giá 18% so với đồng USD từ 26 Bath/USD xuống 30,36 Bath/USD .Biến động này đã dẫn đến hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính phải đóng cửa ( tính đến 10 / 8 / 97 gần 64% tổng số các ngân hàng thương mại và công ty tài chính đóng cửa ).Số lượng tiền rút ra khỏi khu vực tài chính phi ngân hàng lên đến hơn chục tỉ Bath ,nền tài chính yếu kém lung lay đổ vỡ .
Ngày 11/7 Philippin thực hiện thả nổi đồng Peso ,giá đồng Peso sụt 11,5% từ 26,41 Peso xuống còn 29,45 Peso/USD ,ngân hàng trung ương Philippin đã tăng lãi suất lên 32% .Theo đó ngân hàng Trung ương Indonexia tăng lãi suất từ 8% lên 12%,ngân hàng Malayxia tăng lãi suất đồng Ringit lên mức cao nhất trong vòng mười năm trở lại đây nhằm bảo vệ đồng tiền
*Cuộc tấn công thứ hai vào đồng tiền Đông Nam á được đánh dấu bằng sự kiện ngày 14/8 , Indonexia quyết định thả nổi đồng Rupi trong vòng 24 giờ từ 2648 Rupi/USD xuống 2750 Rupi /USD ( giảm giá khoảng 5% ) .Đến ngày 18/8 là 2900-2960 Rupi/USD mất giá khoảng 19% so với năm 97.Cùng lúc đồng Ringit của Malaixia xuống mức 2,825 Ringit/USD là mức giá thấp nhất trong vòng 24 năm qua .Đôla Singapore ,một đồng tiền mạnh của Châu á cũng bị ảnh hưởng giảm xuống mức 1,524SD ăn 1 USD ( giảm 1,5 %).
Những cố gắng của chính phủ Thái Lan chi hàng tỷ USD trước đó để cứu đồng Bath đã không thành .Malayxia cũng đã chi 12 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền nước mình sau khi Indonexia phá giá đồng Rupi.
Có thể nói cuộc tấn công vào các đồng tiền trên đã buộc các nước Đông Nam á thả nổi đồng tiền của mình và lâm vào tình thế rất khó khăn trong việc ổn định tiền tệ .Và điều đáng nói là cuộc khủng hoảng này đã không chỉ dừng lại ở đây mà nó còn kéo dài ,lây lan sang nhiều nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới .
Trên đây là một số diễn biến chính của "cơn bão tiền tệ " đổ bộ vào khu vực Đông Nam á .Vậy phải chăng chính xu hướng toàn cầu hoá là nguyên nhân sâu xa gây nên sự sụp đổ toàn diện đồng tiền của các nước và theo đó gây ra những ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới .
Trước hết chúng ta đã thấy được rằng những diễn biến của cuộc khủng hoảng diễn ra chủ yếu ở các nước Đông Nam á nhưng ảnh hưởng của nó thì lan rộng ra toàn thế giới .Hiệu ứng liên hoàn này thể hiện rõ nhất trên thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới với một sự chao đảo khủng khiếp của các trung tâm giao dịch .Sự chao đảo này làm ta nhớ đến "Ngày thứ hai đen tối " 19 / 10 / 87 .Vào hôm đó ,tất cả các sở giao dịch chứng khoán từ Mỹ sang châu Âu ,Châu á đều sụp đổ ,kéo theo một sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán thế giới .Đúng 10 năm sau ,lịch sử lặp lại .Đó là ngày 27 / 10 /97 ,thị trường chứng khoán Wall Street ,chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế Mỹ suy giảm một mức chưa từng có kể từ "Ngày thứ hai đen tối " đó .Chỉ số Down Jones tại thời điểm đóng cửa là 7176 giảm 554,26 điểm tức là 7,2% .Sự sụt giảm mạnh đến mức giao dịch của toàn bộ Sở giao dịch đã bị ngừng trệ hai lần ,mỗi lần 30 phút .Nhiều công ty Mỹ trong ngày 27 / 10 đã bị điêu đứng vì bỗng dưng bị mất không hàng chục tỷ USD,điển hình là các tập đoàn Compaq ,Boeing, Inter, Microsoft ... vì các nhà doanh nghiệp này sở hữu một lượng lớn tài sản dưới dạng chứng khoán .
"Hiệu ứng Wall Street " nhanh chóng lan sang thị trường thế giới .Ngay từ sau khi chỉ số Dow Jones sụt giảm ,hầu hết các thị trường chứng khoán từ Châu Âu sang châu Mỹ ,Châu á đều nằm trong trạng thái rơi tự do .Thị trường chứng khoán Mỹ la tinh chứng kiến những giờ phút tồi tệ trong lịch sử với chỉ số Govespa (Braxin) giảm sút 15% ,chỉ số chứng khoán Achentina cũng giảm hơn 10% ,ở châu á,thị trường chứng khoán Hồng Kông suốt từ 23 / 10 đến 27 / 10 đã chứng kiến một sự xuống dốc chưa từng có.Chỉ số Hang Seng đã giảm xuống mức thấp nhất ,dưới 7000 điểm trong ngày 27 / 10 .Sau đó tại thời điểm cuối ngày 28 / 10 chưa kịp hồi phục đã giảm 13,7% xuống còn 9059,89 điểm.
Một số thị trường chứng khoán của các nước tưởng như không liên quan gì đến cuộc khủng hoảng cũng bị giảm tương ứng .New Zealand,Australia,Singapore cũng giảm tới mức tương ứng là 12,4% ; 7,2% ; 7,6% .ở Nhật bản chỉ số Nikkei của thị trường nước này giảm 725,67 điểm tức là 4,26%.
Các thị trường chứng khoán châu Âu cũng suy sụp ,tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng sự suy sụp này sẽ không tác động quá lớn đến nền kinh tế của các nước. Tại Frankfut ,chỉ số chứng khoán DAX giảm 13% trong khi mức giảm ở Luân đôn là 9% và ở Paris là 7% .Còn ở Milan ,chỉ số Mibtel của thị trường chứng khoán nước này giảm 6,03%.
Đó là những diễn biến khá tồi tệ trên thị trường chứng khoán thế giới ,nơi được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế .Những gì xảy ra trên thị trường chứng khoán phản ánh một cái gì đó bất bình thường xảy ra trong nền kinh tế của các nước .Vậy đó là những gì ?
Do nền kinh tế thế giới có sự phụ thuộc chặt chẽ với nhau nên cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hầu hết các quốc gia trên hành tinh với những hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp .Tại thời điểm đó theo dự báo của tổ chức hợp tác kinh tế OECD thì khủng hoảng tài chính ở châu á sẽ làm giảm 1% tốc độ tăng trưởng chung của thế giới năm 1998 .Còn theo dự báo của cố vấn kinh tế của ngân hàng thế giới WB thì mức tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 2,1% đến 3% .Điều này chứng tỏ ngay khi cuộc khủng hoảng mới bắt đầu các nhà kinh tế đã thấy được những hậu quả nặng nề mà nó gây ra cho nền kinh tế thế giới .Đến đây em xin được tiếp tục đề cập đến những ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế thế giới trong phần tiếp theo của đề án .
1.2.Những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu á tới nền kinh tế thế giới
Có thể nói rằng đã một thời gian dài thế giới không phải chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nặng nề đến vậy .Để thấy được những sự ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng này em xin điểm qua sự ảnh hưởng của nó đến từng khu vực kinh tế trên thế giới .
1.2.1.Đối với các nước châu á
Chúng ta đều biết rằng nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ này là châu á ,vì vậy châu á cũng là nơi phải hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất .
Trước hết ta phải kể đến Thái Lan ,một nền kinh tế từng có thời kì phát triển nhanh nhất Châu á nay đã trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính do đồng tiền bị mất giá mạnh ,thị trường chứng khoán giảm sút ,các vụ phá sản ngày càng lan nhanh đặc biệt là phá sản của các ngân hàng .Hầu như tất cả các ngân hàng và công ty tài chính Thái Lan đều bị tổn thương .Những khoản tiền cho vay khó đòi lên đến 12,5% tổng số tiền cho vay năm ngoái và sẽ còn tiếp tục tăng lên đến 25% ,những vụ phá sản kinh doanh bất động sản rồi sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán đã kéo 56 trên tổng số 58 ngân hàng và công ty tài chính phải đóng cửa .Những ngân hàng sống sót thì phải đương đầu với một tương lai cực kỳ không sáng sủa .
Tiếp theo ,ngay sau khi đồng Rupi phá giá ,phần lớn trong tổng số 239 ngân hàng và công ty tài chính của Indonexia đứng trên bờ vực của sự phá sản .ở Malaixia thủ tướng M.Mohamet cay đắng thú nhận rằng chỉ sau một đêm ,Malaixia đã mất trắng 150 tỷ USD .Tỷ lệ lạm phát của Indonexia đã lên đến hơn 10% ,giá cả tăng cao ,thất nghiệp xảy ra chưa từng có ,đời sống nhân dân vô cùng bấp bênh .
Sang đến khu vực khác của Châu á ta thấy đối với Trung Quốc mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng song có thể nó làm gián đoạn các cuộc cải cách các ngân hàng Nhà nước và các ngành công nghiệp .đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ là 8% thay vì 9% trong năm 97 .
Đối với Nhật Bản , một nước láng giềng lân cận của Đông Nam á có quan hệ gắn bó mật thiết với khu vực này từ rất sớm và đã trở thành bạn hàng lớn thứ hai ( sau Mỹ ) của Đông Nam á thì việc phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này là không thể tránh khỏi .ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất đó là Đông Nam á là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật nên việc các đồng tiền Đông Nam á bị mất giá và sự sa sút kinh tế ở khu vực này đã hạn chế một cách đáng kể lượng xuất khẩu của Nhật vào khu vực này .Các số liệu thống kê cho thấy lượng ô tô Nhật bán ra thị trường Đông Nam á quý I năm 98 chỉ bằng 1/4 cùng kỳ năm trước . Mặt khác việc phá giá đồng nội tệ ở các nước Đông Nam á lại phần nào tạo lợi thế cho các nước này trong việc xuất khẩu hàng hoá .Điều này đồng nghĩa với việc các công ty xuất khẩu Nhật Bản sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và hậu quả tất yếu là lợi nhuận của những công ty này sẽ bị thu hẹp một cách đáng kể .Hơn nữa , khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam á đã đẩy các ngân hàng Nhật Bản vào tình cảnh khó khăn chưa từng có .Gần 1/3 tổng số tiền cho vay ra nước ngoài của Nhật là vào khu vực Đông Nam á và Đông á . Do vậy ,các ngân hàng Nhật cũng đang rối tung lên vì các khoản nợ khó đòi đối với các nước châu á và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng các ngân hàng .Rồi sau đó là sự xuống giá của thị trường chứng khoán Tôkyô,sự phá sản của các ngân hàng và các doanh nghiệp có tên tuổi đã kéo theo hàng loạt những hậu quả to lớn : giá cả ( nhất là của các tài sản có về tài chính )giảm sút ,các tác nhân mất sức chi trả ,các ngân hàng đình chỉ cho vay , nợ nần trở thành nguy kịch .Nhân dân đua nhau bán tống bán tháo các các tài sản có làm cho thị trường chứng khoán đã tồi tệ lại càng trượt dốc trong vòng xoáy .Ngân hàng thế giới ( WB ) đã thông báo đoán về mức tăng trưởng của Nhật Bản sẽ giảm từ 3% xuống còn 1% và năm 1998 sẽ không tốt lành đối với nền kinh tế Nhật Bản.
1.2.2.Đối với các nước châu Mỹ
Đối với khu vực này có lẽ đầu tiên ta phải xét đến nước Mỹ , một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và có những lợi ích chiến lược gắn bó chặt chẽ với khu vực Đông Nam á và Đông á . Trong hơn hai thập kỷ qua ,các nước ở Đông Nam á và Đông á đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao ,trở thành một khu vực phát triển năng động nhất thế giới ,hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài trong đó Mỹ luôn ở vị trí hàng đầu .Do vậy cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trầm trọng diễn ra ở Đông Nam á đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ .Tác động đầu tiên đối với nước Mỹ chính là sự sụt giảm nặng nề đến thị trường chứng khoán New York đã trình bày ở phần trên .Mặt khác , việc mất giá tiền tệ ở Châu á so với đô la Mỹ có nghĩa là xuất khẩu của Mỹ giảm và lợi nhuận của công ty Mỹ thêm sức ép . Đồng USD lên giá làm cho hàng hoá của Mỹ ở nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn .Nhập khẩu từ châu á vào Mỹ sẽ tăng mạnh .Các công ty Mỹ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với nước ngoài ,nhập siêu của Mỹ tăng ,năm 1998 cao hơn năm 1997 tới 50% ,có thể lên tới 300 tỷ USD .Theo đánh giá của Viện kinh tế thế giới ( ở Washington ) ước tính Mỹ sẽ mất từ
75 - 100 tỷ USD trong năm 1998 vì sụt giảm đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Châu á .Các nhà máy của Mỹ nhiều khi không bán được hay phải giảm giá một số mặt hàng .Do vậy khó mà tiếp tục đầu tư để nâng cao sản lượng thêm nữa .Và nếu cả đầu tư ( chiếm 10% GDP ) lẫn xuất khẩu đều giảm ,Mỹ sẽ phải chịu một ảnh hưởng kép về suy giảm .Ngay từ giữa tháng 6 / 1998 ,cổ phiếu bán ra đã giảm hơn 100 điểm theo chỉ số DowJones Industrial .Và khi giảm 2 %thì dự tính đã có 60 triệu cổ đông ở Mỹ bị thiệt hại . Cũng vào thời điểm này các ngành xuất khẩu tạo việc làm cho 11 triệu người Mỹ và các công ty Mỹ cũng đã bắt đầu thấy có ít lợi nhuận hơn .Sự chậm trễ các đơn đặt hàng từ châu á đã góp phần làm giãn thợ ồ ạt và tăng nhanh khoảng cách thương mại .Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên đạt mức tồi tệ nhất kể từ năm 1992 .Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng ở mức kỷ lục 47,2 tỷ USD trong quý I năm 1998 ,tăng 4,8% so với quý trước .Chỉ tính tháng 4 /1998 thâm hụt thương mại với các nước bên bờ Thái Bình Dương ,kể cả Trung Quốc ,Nhật Bản ,Hàn Quốc ,Indonexia đã lên đến 46,7 tỷ USD ,cao hơn cùng kỳ năm 1997 .Ngày càng nhiều khu vực kinh tế và địa lý của Mỹ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu á .Riêng trong năm 1997 ,Mỹ đã phải rút khoảng 3 tỷ USD khỏi các quỹ tương hỗ của Châu á và các hợp đồng mới về đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm 39% .Mỹ đang giảm được sức ép lạm phát ,duy trì được đồng USD mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác .Tuy nhiên , nhịp độ phát triển kinh tế Mỹ sẽ không mấy sáng sủa một khi đồng USD yếu đi nếu các nước châu á tăng cường nhập khẩu trong thời gian tới .Lúc này , hàng hoá của Mỹ bán sang cá nước châu á trở nên đắt đỏ hơn do đồng USD tăng giá cao so với các đồng tiền các nước châu á ,làm cho hàng hoá Mỹ giảm sức cạnh tranh dẫn đến xuất khẩu của Mỹ giảm đi .Nhìn chung ,triển vọng kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 2,4% năm 1998 và 1,9% vào năm 1999 so với 3,8% của năm 1997 .Tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,7% ,giảm 0,3% so với năm 1997 .Theo báo cáo của chính phủ Mỹ ,quý I _1998 ,sản lượng của Mỹ tăng 6% so với 4,.9% quý IV năm 1997 ,số giờ lao động tăng 4,8 % so với 3,5% ,giá lao động tăng 3,1% ,năng suất lao động tăng ,1,1% .Trong tháng 4/ 1998 ,tỷ lệ lạm phát của Mỹ là 4,3% ,thấp nhất trong vòng 28 năm qua . Tuy nhiên các ngân hàng của Mỹ không bị ảnh hưởng lắm do cuộc khủng hoảng nhờ có một hệ thống ngăn ngừa hoàn hảo và nhờ vào việc Mỹ không cho vay các thị trường non trẻ của châu á những số tiền lớn .
Các nước Mỹ La tinh ,trước đó nhiều năm đã từng gánh chịu một cuộc khủng hoảng tương tự ,cũng bị ảnh hưởng khá lớn .Cuối năm 1997 quĩ tiền tệ quốc tế IMF ước tính cuộc khủng hoảng ở châu á sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn bộ khu vực này giảm khoảng 1% năm nay và năm 98 là 3,5% .Tại Brazil ,AFP đoán rằng năm 98 sẽ là năm khô hạn đối với Brazil với việc GDP sẽ giảm 3-4% thay vì 2% như đoán trước đây ,lãi suất cao cũng ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động kinh tế .Trong khi đó tại URugoay so phụ thuộc vào nền kinh tế Brazil nên thành công hay thất bại của khu vực công nghiệp nước này trong năm 98 sẽ phụ thuộc vào chương trình cải cách về cơ cấu của Brazil .Tại Achentina ,cuộc khủng hoảng ĐNA đang gây ra những mối lo ngại rằng xuất khẩu nước này sẽ mất khả năng cạnh tranh trong khu vực và đặc biệt là Brazil sẽ giảm bớt việc mua bán các sản phẩm của Achentina .Tại Mêhi co ,thống đốc ngân hàng trung ương Guillermo ortiz cho biết ,tốc độ tăng trưởng kinh tế dự tính sẽ giảm xuống trong năm do những sức ép giảm phát và lãi suất tăng . Tại Peru ,nhìn chung các quan chức ở đây không lo ngại lắm về cuộc khủng hoảng do sức mạnh của nền kinh tế Pêru ,tuy nhiên ảnh hưởng cũng sẽ có ở một số ngành công nghiệp đặc biệt là dệt vì các mặt hàng dệt xuất khẩu của châu á đang làm cho các mặt hàng dệt trong nước mất giá .Tại Vênêzuela,các chính sách của chính phủ gần đây đã bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng .Các nhà phân tích cho biết ,cuộc khủng hoảng đã làm cho nhu cầu của châu á về dầu lửa của Vênêzuela giảm khoảng 500 triệu thùng mỗi ngày ,khiến cho giá dầu nước này giảm .
1.2.3.Đối với các nước châu Âu
Châu Âu cũng chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á song mức độ có thể nhẹ hơn so với Nhật và Mỹ .Hoạt động xuất khẩu và hoạt động của các ngân hàng khu vực bị ảnh hưởng lớn ,tình trạng thất nghiệp cũng gia tăng .CHLB Đức là nước phải chịu tác động phát triển nhất vì nước này thường xuất khẩu nhiều máy móc thiết bị có hàm lượng vốn cao ,đặc biệt là những hàng hoá được sử dụng trong những dự án phát triển lớn của chính phủ .Những dự án lớn này đang bị trì hoãn hay loại bỏ do hầu hết các nước Châu á phải tập trung vốn đối phó với khủng hoảng .Các hợp đồng mua bán từ châu á giảm liên tục từ 2-3% trong những tháng diễn ra khủng hoảng .Hãng chế tạo máy bay lớn thì còn vấp phải các khó khăn trong việc thu hồi tiền bán máy bay qua Đông á .Các hãng ở châu Âu phải liên tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư do sự sút giảm trong doanh thu và điều này có quan hệ mật thiết với vấn đề việc làm ở đây .Pháp và Đức là hai nước có tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ( tính đến cuối tháng 2 năm 1998 đã gấp đôi tỷ lệ ở Mỹ ) .Tại Anh ,một thị trường đầu tư đầu tư được ưa chuộng nhất ở châu Âu của các công ty Châu á -các khoản đầu tư vào nước này đã từng là một nguồn thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm cho quan trọng cho khu vực này- nay giảm sút một cách đáng lo ngại ,một số dự án đầu tư phải đình hoãn .Thêm vào đó ,các công ty con trực thuộc các các tập đoàn lớn của châu á đang làm ăn và sử dụng nhân công ở các nước EU cũng buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động ,cắt giảm việc làm và đẩy công nhân nước sở tại lâm vào tình trạng thất nghiệp .Các ngân hàng châu Âu cũng bị suy yếu lây .Người ta đang phân tích xem liệu các ngân hàng có phải lập ra những khoản dự trữ mới hay không để đương đầu với những khoản vay không trả được của khách hàng .Tính đến thời điểm nổ ra khủng hoảng ,các nước Châu á nợ các ngân hàng quốc tế 389 tỷ USD ,trong đó 44% là nợ các ngân hàng châu Âu .Đầu tư nhiều nhất vào "những con rồng Châu á " là các ngân hàng Đức ( gần 43 tỷ USD ) ,Anh ( 32 tỷ USD ) ,Hà Lan ( 17 tỷ USD ) và các ngân hàng Pháp .Đa số các khoản vay mới dành cho Thái Lan và Hàn Quốc đều là các khoản vay ngắn hạn ,phải thanh toán tối đa trong vòng một năm .Ngày nay ,cũng giống như đối với các ngân hàng Nhật Bản hay Mỹ thì chúng cũng trở thành " nợ khó đòi" khiến các ngân hang châu Âu mất đi một khoản tiền lớn .Công ty Standard and Poor ( S & P ) đánh giá ,các ngân hàng châu Âu nói trên có thể chịu một khoản thua lỗ lên tới 20 tỷ USD từ các khoản cho vay sang Châu á. Tổng số vốn các ngân hàng cho vay sang các nước Indonexia ,Malaixia ,Hàn Quốc ,Thái Lan là từ 110 tỷ USD tới 130 tỷ USD ,nhiều khoản cho vay này sẽ trở thành khó đòi .Trong đó khoảng 30% vốn cho Thái Lan ,50% số vốn Indonexia vay bị liệt vào loại khó đòi trong năm 1998 .Xét trên tổng thể ,tuy thương mại và khu vực tài chính ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi hậu quả từ châu á thì 15 nước thành viên EU vẫn đạt mức tăng trưởng GDP bình quân trong 6 tháng đầu năm 1998 là 2,7% . Cao nhất là CHLB Đức với mức 3,0% so với 2,4% năm 97 ,của Pháp là 3% so với 2,3% năm 1997 ,Anh có tỷ lệ tăng trưởng 2,2% so với 3,45% trong năm 97 .Tỷ lệ thất nghiệp như trên đã đề cập là có gia tăng ở một số ngành song xét một cách toàn diện thì có giảm đôi chút ,10,5% năm 1998 so với mức 11,3% trong năm 1997 .Tuy ảnh hưởng tiêu cực lan truyền ở nhiều khu vực ,nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn châu lục này sẽ đạt 3% trong năm 1998 ,cao hơn 0,5% so với năm 1997 và cũng là mức tăng cao nhất từ năm 1990 đến nay .
Ba là , với những sự cần thiết phải hạn chế việc tự do hoá quá mức các nguồn vốn nước ngoài như trên , cách tốt nhất là chúng ta cần có chính sách hợp lý và thoả đáng nhằm huy động nguồn tiền tiết kiệm trong nước để một mặt phát huy tối đa nguồn vốn này mặt khác có thể giảm bớt gánh nặng và sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài .Và trong nguồn vốn trong nước thì nguồn tiết kiệm trong dân là một nguồn vô cùng quan trọng có nhiều tiềm năng cần khai thác .Do đó cần khai thác tốt khu vực này để có nội lực mạnh tạo khả năng phát triển đi lên bằng tự lực cánh sinh là chủ yếu .
Bốn là ,tăng cường hợp tác về tiền tệ và kinh tế để đáp ứng với xu hướng khu vực hoá , toàn cầu hoá ngày càng tăng về các quan hệ hối đoái . Việt Nam đã gia nhập ASEAN , AFTA và đang xúc tiến gia nhập WTO ,đây sẽ là một điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể lấy được nhiều kinh nghiệm trong việc tăng khả năng tự vệ với các đợt sóng ngầm về đầu cơ và hoà nhập tốt hơn với xu hướng chung .
Năm là , nạn đầu cơ và những lý thuyết bùng bể ( burst ) là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 .Vì vậy ,chúng ta cần có những chính sách kiểm soát hữu hiệu nạn đầu cơ nhất là đầu cơ tiền tệ .Năm 2000 vừa qua chúng ta đã khai trương thị trường chứng khoán ,nơi các dòng vốn có thể ra vào rất nhanh ,vì vậy chúng ta có điều kiện để ghi vào luật kinh doanh chứng khoán việc cấm bán khống ,cấm những hợp đồng khống gây ra những cú sốc về cung cầu tiền tệ một cách giả tạo .Bên cạnh đó cần nâng cao cảnh giác về những thế lực thù địch bên ngoài luôn rình rập phá hoại công cuộc đổi mới của nước ta ,mà trong đó ,lĩnh vực kinh tế là nơi nhạy cảm trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay .Do đó ta cần có những biện pháp uyển chuyển để tránh những thế lực phản động đồng thời vẫn " mở cửa " để thu hút những yếu tố tích cực từ bên ngoài .
Những biến động dữ dội ,những " bong bóng " bùng vỡ đã biến năm 1997 thành một năm kinh hoàng đối với nền kinh tế châu á nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung .Và rồi trong tương lai gần hay xa ,không ai dám chắc được rằng sẽ không có những cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra nơi này nơi kia trong tổng thể nền kinh tế toàn cầu vốn đã phụ thuộc vào nhau quá nhiều .Chính vì vậy ,những bài học kinh nghiệm trên là vô cùng quý giá với Việt Nam nói riêng và tất cả những quốc gia đã đang và sẽ tham gia vào quá trình hội nhập để có được những bước đi thận trọng hợp lí trong tiến trình này và tránh được vết xe đổ của các nước đi trước .Đối với riêng Việt Nam ,điều đó lại càng quan trọng trong bối cảnh nước ta tuy đã ý thức được rằng quá trình hội nhập là tất yếu nhưng vẫn chưa đủ một "nội lực " mạnh để ngăn ngừa những ảnh hưởng to lớn của các cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra sau này khi Việt Nam có sự hội nhập nhất định với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới .Trên đây là một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ các nước đã lâm vào tình trạng khủng hoảng mà nước ta có thể vận dụng trong quá trình phát triển của mình để có thể chủ động đón bắt cơ hội đối phó với những thách thức và vươn lên với chính sức lực của mình ,đưa đất nước hoà nhập với một nền kinh tế thế giới cùng nhau bước vào thế kỷ 21.
Kết luận
Năm 1997 thực sự là một năm kinh hoàng đối với các nước Châu á .Không kinh hoàng sao được khi chỉ một buổi sáng tỉnh dậy ,cơn lốc tiền tệ đã tràn tới không gì ngăn nổi .Nó cuốn phăng tất cả những gì trên đường đi và mọi cố gắng để hòng cứu lại , giành giật lại những gì từ cơn bão đều trở nên vô vọng . Những cơn lốc tiền tệ đã làm bay biến đi những gì được gọi là thành tựu "thần kỳ " của các nước Châu á trong suốt mấy chục năm qua và làm cho các con hổ Châu á giờ đây không còn gầm lên được nữa .Thế rồi cơn lốc còn nhanh chóng lan toả ra khắp thế giới ,làm cả thế giới chao đảo trong một "hiệu ứng Domino " mà trong đó các quân bài Domino đã đứng quá sát bên nhau .Cho đến đầu năm 1998 ,cơn lốc đã qua nhưng tàn tích mà nó để lại thực sự là cho những nhà tái thiết phải đau đầu : lạm phát ,thất nghiệp ,tăng trưởng kém ... rồi biết bao vấn đề khác nữa .
Đã có rất nhiều các cây bút ,các nhà báo ,nhà bình luận viết về cuộc khủng hoảng này .Những lời lẽ ,những quan điểm lần lượt đưa ra với những lời bình luận sắc bén và mang tính thời sự cao .Những bài viết đó ,thực sự đã đưa lại một cái nhìn tổng quan cho đến chi tiết ,từ diễn biến cho đến nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng .
Bài viết nhỏ này của em thực sự cũng muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ vào một trong những sự kiện lớn nhất của năm 1997 . Em hi vọng rằng với bài viết này cũng như những kiến thức thu được trong quá trình thực hiện đề án em có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc đưa nước ta vượt qua những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai có thể xảy ra . Điều đó thực sự hữu ích trong điều kiện Việt Nam đang tiến nhanh trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới ,cùng toàn cầu bước vào thế kỷ 21 bằng một sự vững vàng và tự tin .


Tài liệu tham khảo

- Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế
- Thời báo kinh tế Việt Nam
- Thời báo ngân hàng ,tài chính đầu tư
- Tạp chí kinh tế Châu á _ Thái Bình Dương


Lời mở đầu 1
Chương 1 Những nét chính về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 2
1.1 Những diễn biến chính của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 2
1.2.Những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu á tới nền kinh tế thế giới 5
1.2.1.Đối với các nước châu á 5
1.2.2.Đối với các nước châu Mỹ 7
1.2.3.Đối với các nước châu Âu 9
1.2.4.Đối với các nước Châu úc 11
1.2.5.Đối với các nước châu Phi 12
Chương 2 Những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng tài chính tiền tệ châu á năm1997 13
2.1.Đó là sự đánh giá quá cao đồng USD 13
2.2. Đó là do việc tự do hoá thị trường tài chính một cách quá mức 14
2.3.Chính sách kinh tế "hướng ngoại"chưa hợp lý của các nước Đông Nam á 17
Chương 3 Những ảnh hưởng đối với Việt Nam Và bài học kinh nghiệm 19
3.1.Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam 19
3.2 Những bài học kinh nghiệm 21
Kết luận 25
Tài liệu tham khảo 26


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top