Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục

Nội dung Trang
Đặt vấn đề 4
Phần thứ nhất. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 7
Chương I. Những vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý và thị
trường dịch vụ pháp lý 9
1. Khái niệm và phân loại 9
2. Đặc điểm 20
Chương II. Thực tiễn sự hình thành và phát triển dịch vụ
pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 24
1. Giai đoạn từ năm 1987 trở về trước 24
2. Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2006 27
3. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay 28
Phần thứ hai. Những vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 31
Chương I. Quá trình hình thành và phát triển các quy định
pháp luật về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt
Nam 32
Chương II. Những quy định pháp luật trước khi Luật Luật sư
2006 có hiệu lực thi hành 40
1. Khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài”, “luật sư nước
ngoài” 41
2. Các quy định về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức hành nghề
luật sư nước ngoài 43
3. Các quy định về nguyên tắc hành nghề, điều kiện hành
nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài 45
4. Các quy định về hình thức hành nghề 47
5. Các quy định về phạm vi hành nghề 49
6. Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động,
thay đổi nội dung Giấy phép, gia hạn hoạt động, chấm dứt
hoạt động và một số quy định khác 51
7. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài 60
Chương III. Các quy định pháp luật hiện hành 65
1. Những quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề luật
sư nước ngoài theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 66
2. Các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong
khuôn khổ ASEAN 69
3.Những quy định theo Luật Luật sư 2006, các văn bản
hướng dẫn thi hành và các văn bản có liên quan khác 70
Phần thứ ba. Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 83
Kết luận 89
Danh mục tài liệu tham khảo 90

phần mở đầu
Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ VI (năm 1986). Trải qua 20 năm, đến nay, diện mạo đất nước đã có nhiều đổi thay. Những thành tựu to lớn về ngoại giao như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) năm 1995, tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác á-Âu (ASEM) lần thứ V năm 2004 và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 năm 2006, đặc biệt, quan trọng hơn là chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006, được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2007, đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia và nhiều phương tiện truyền thông đại chúng trên thế giới đã đánh giá Việt Nam “có thể trở thành con hổ mới của Châu á”.
Hoà vào dòng chảy chung ấy của đất nước, đội ngũ luật sư Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội của đổi mới và hội nhập. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và Luật Luật sư được ban hành ngày 29/06/2006 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một khung pháp lý thông thoáng hơn rất nhiều cho các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài. Nếu nhìn nhận từ góc độ của các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài thì Việt Nam quả là một thị trường nhiều tiềm năng bởi những nguyên nhân sau:
+ Về nhu cầu, đây là thời điểm Việt Nam đang có những bước đi quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Do vậy, nhu cầu cần có những chuyên gia tư vấn nắm vững pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế là rất lớn.
+ Về nguồn cung: có thể nói là thiếu trầm trọng. Sức cạnh tranh từ các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý trong nước là rất yếu bởi đội ngũ luật sư Việt Nam vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Số lượng luật sư Việt Nam có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế lại càng khiêm tốn. Hơn nữa, thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam là một thị trường mới mở cửa, chưa có nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nào thực sự chiếm lĩnh và làm chủ thị trường. Vậy nên, đối với những nhà cung ứng dịch vụ pháp lý có khả năng và có tham vọng thì thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam là rất hấp dẫn.
+ Về khung pháp lý điều chỉnh: những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cùng với Luật Luật sư năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một khung pháp lý khá đầy đủ, thông thoáng, tạo sự an tâm về môi trường đầu tư cho các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài khi bước chân vào thị trường Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy trong tương lai thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh mẽ và sẽ sớm trở thành một đối tượng nghiên cứu rất hấp dẫn đối với các chuyên gia và các nhà nghiên cứu.
Trên đây là những lý do khiến em quyết định lựa chọn đề tài “Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp khoa học khác như phân tích, so sánh, đối chiếu...
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống các kiến thức về dịch vụ pháp lý cũng như nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, đầy đủ về các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, qua đó đưa ra các kiến nghị về hướng hoàn thiện đối với các quy định pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Nội dung Luận văn tập trung vào ba phần chính sau:

- Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.
- Phần thứ hai: Những vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ở Việt Nam.
- Phần thứ ba: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam



Phần thứ nhất - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở việt nam

Hoạt động hành nghề dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là một loại hoạt động dịch vụ kinh doanh, cụ thể hơn là hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý. Như vậy, để có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về vấn đề “hoạt động hành nghề dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài” thì trước hết cần nắm được những kiến thức nền tảng về vấn đề đó, bao gồm các kiến thức về “dịch vụ pháp lý” và “thị trường dịch vụ pháp lý”.
Khái niệm “dịch vụ pháp lý” và “thị trường dịch vụ pháp lý” là những khái niệm được hiểu rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển, trình độ lập pháp, lịch sử hình thành và xây dựng hệ thống pháp luật cũng như chính sách mở cửa thị trường dịch vụ và nhiều yếu tố khác nữa. Việc hiểu rõ những khái niệm này trên bình diện quốc tế cũng như theo pháp luật Việt Nam, việc phân tích các đặc điểm, vị trí, vai trò của chúng trong toàn bộ nền kinh tế mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu đề tài. Vì vậy, Phần thứ nhất của đề tài tập trung vào việc phân tích những vấn đề lý luận cũng như đánh giá sơ bộ về thực tiễn dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam. Kết cấu Phần này gồm 2 chương:

- Chương 1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý
- Chương 2. Sự hình thành và phát triển dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam

Chương 1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý

1. Khái niệm và phân loại dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý
1.1. Dịch vụ pháp lý
Dịch vụ pháp lý là một khái niệm đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Nhưng mãi đến đầu những năm 80, khái niệm này mới thực sự xuất hiện và dần được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Đó chính là thời điểm Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa và bắt đầu điều chỉnh hệ thống pháp luật thích ứng với nền kinh tế thị trường.
Để hiểu rõ khái niệm dịch vụ pháp lý, chúng ta cần phân tích khái niệm này về ngữ nghĩa, tìm hiểu định nghĩa của Liên hợp quốc (United Nations – UN) và Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization -WTO), để thấy được cách hiểu quốc tế chính thức về dịch vụ pháp lý, và cuối cùng là tìm hiểu khái niệm dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam.
a) Khái niệm “dịch vụ pháp lý”
Xét về ngữ nghĩa, “dịch vụ pháp lý” là một loại dịch vụ kinh doanh và mang tính chất chuyên ngành pháp lý. Vậy dịch vụ là gì? Thế nào là mang tính chất chuyên ngành pháp lý? Từ điển Tiếng Việt qua nhiều lần tái bản đều định nghĩa:
“Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.”
Như vậy, có thể thấy trong định nghĩa này bao hàm ba vấn đề, đó là:

- Dịch vụ là một công việc, mang tính chất vô hình, không đo đếm được, khác với hàng hoá mang tính chất hữu hình và đo đếm được.
- Cung ứng dịch vụ là công việc có tổ chức, hay nói cách khác, người cung ứng dịch vụ cần đạt được những điều kiện nhất định về công việc mình sẽ phục vụ.
- Cuối cùng, định nghĩa dịch vụ có bao hàm yếu tố thương mại, hay yếu tố tìm kiếm lợi nhuận qua việc “được trả công”.
Còn “pháp lý” có thể hiểu là mang tính chất chuyên ngành pháp luật hay liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Kết hợp hai khái niệm trên, ta thấy nếu hiểu một cách đơn giản thì “dịch vụ pháp lý” là “công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông liên quan đến lĩnh vực pháp luật, có tổ chức và được trả công”.
b) Phân tích khái niệm “dịch vụ pháp lý” theo quy định của Liên hợp quốc và WTO
Có một điểm chung trong cách định nghĩa của Liên hiệp quốc và WTO về khái niệm dịch vụ, đó là không đưa ra một định nghĩa trừu tượng mang tính bản chất của dịch vụ và cũng không định nghĩa theo cách đặt trong mối tương quan đối lập với hàng hóa. Một định nghĩa trừu tượng mang tính bản chất hay so sánh đối lập có lẽ không bao hàm hết các hoạt động dịch vụ vốn rất đa dạng và được hiểu với nội hàm khác nhau ở mỗi nước. Vậy, để tránh sự bất đồng quan điểm giữa các quốc gia thành viên và tiện cho những quy định tiếp sau này, cả Liên hợp quốc và WTO đều không đưa ra định nghĩa dịch vụ mà đưa ra một danh mục theo phương pháp liệt kê để từ đó xác định hành vi nào là dịch vụ.
Năm 1991, Liên hợp quốc đã công bố Bảng phân loại tạm thời các dịch vụ chủ yếu (PCPC) và đến năm 1997 công bố tiếp Bảng phân loại các dịch vụ chủ yếu (CPC). PCPC và CPC không đưa ra định nghĩa trừu tượng về dịch vụ, nhưng các hành vi được liệt kê, được mô tả và mã hoá trong hai bảng này được coi là dịch vụ. Theo Danh mục phân loại các lĩnh vực dịch vụ (Danh mục CPC), dịch vụ pháp lý thuộc loại hình dịch vụ kinh doanh, thuộc nhóm ngành dịch vụ nghề nghiệp (mã CPC 861) và được phân loại như sau:
- Dịch vụ tư vấn và thay mặt liên quan tới pháp luật hình sự (86111);
- Dịch vụ tư vấn pháp luật và thay mặt trong các thủ tục tư pháp liên quan tới các lĩnh vực pháp luật khác (86119);
- Dịch vụ tư vấn pháp luật và thay mặt trong các thủ tục pháp lý trước các hội đồng tư pháp (có thẩm quyền như Tòa án) (86120);
- Dịch vụ về văn bản pháp luật và xác nhận (86130); và
- Các thông tin tư vấn pháp lý khác (86190).
Như vậy, theo cách hiểu của Liên hợp quốc, dịch vụ pháp lý được chia thành 3 nhóm cơ bản sau:
+ Dịch vụ tư vấn pháp luật, tức là cung cấp các ý kiến pháp lý, các lời khuyên trên cơ sở pháp luật cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Dịch vụ này thường bao gồm các hoạt động tìm kiếm pháp luật có liên quan, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật và một số công việc khác.
+ Dịch vụ thay mặt pháp luật, tức là làm người thay mặt thay mặt khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền hay tham gia một quan hệ xã hội nào đó để giúp khách hàng hoàn thành công việc đúng pháp luật trên cơ sở sự uỷ quyền của khách hàng và có thu phí. Về cơ bản, dịch vụ này cũng giống như thay mặt theo uỷ quyền trong quan hệ pháp luật dân sự, chỉ khác biệt ở hai điểm là có tính chuyên nghiệp cao và tính thương mại. Tính chuyên nghiệp cao thể hiện ở chỗ người thực hiện dịch vụ thay mặt pháp luật là người có trình độ pháp luật, có đủ các điều kiện để thực hiện dịch vụ thay mặt pháp luật và thực hiện dịch vụ này với tính chất nghề nghiệp; tính thương mại nằm ở việc “có thu phí” dịch vụ.
+ Các dịch vụ pháp lý khác như công chứng, xác nhận giấy tờ, soạn thảo hợp đồng…
Trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các quy định về dịch vụ (hay đúng hơn là thương mại dịch vụ) được quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS) và các phụ lục kèm theo. Để hiểu khái niệm “dịch vụ pháp lý” theo GATS cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:
Phần thứ ba. Một số kiến nghị
và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề
luật sư nước ngoài tại Việt nam


Có thể nói rằng trong vòng hơn 12 năm qua, kể từ khi Nghị định 42/CP được ban hành mở đường cho các tổ chức luật sư nước ngoài vào Việt Nam, chế định về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam đã có những bước tiến rất nhanh. Một phần do đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn, nhưng quan trọng hơn, Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm tới hoạt động hành nghề của các tổ chức luật sư nước ngoài, bằng chứng là qua bốn văn bản đã ban hành, các quy định đối với hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài ngày càng được hoàn thiện, đầy đủ hơn và đi theo hướng mở cửa, tạo thuận lợi cho các tổ chức này. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng ở Việt Nam chưa có một nền tảng kiến thức pháp lý đầy đủ, vững chắc, mang tính chuẩn hoá về thị trường dịch vụ pháp lý, hay nói đúng hơn, kiến thức về thị trường dịch vụ pháp lý của Việt Nam không xuất phát từ thực tiễn phát triển của đất nước. Các quốc gia có hệ thống các quy định pháp luật về thị trường dịch vụ pháp lý rất hoàn thiện như Mỹ, Anh, Pháp, úc…, họ đã có lịch sử phát triển thị trường dịch vụ pháp lý hàng trăm năm, từ đó đúc rút ra những quy định pháp luật. Nhưng ngay cả những quốc gia có lịch sử thị trường dịch vụ pháp lý ngắn hơn rất nhiều như Singapore, Trung Quốc hay Nhật, họ vẫn có hệ thống các quy định pháp luật đầy đủ, hoàn thiện hơn Việt Nam rất nhiều, đó là bởi vì thực tiễn thu hút đầu tư, tốc độ mở cửa, phát triển thị trường của các nước này là rất cao. Một điểm quan trọng cần lưu ý nữa đó là về thực tiễn thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam. Yếu tố thị trường mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Với một thị trường đặc thù như thị trường dịch vụ pháp lý thì quả thật, mới chỉ thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây. Hơn nữa, ý thức pháp luật của người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp – những người luôn phải đồng hành với dịch vụ pháp lý – chưa cao. Dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân như lịch sử, quan niệm, thói quen… nhưng điều này dẫn đến hai hệ quả không tốt là: thứ nhất, người dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng dễ phải gánh chịu các hậu quả không đáng có do không có ý thức tìm hiểu pháp luật trước khi thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật hay giao kết các hợp đồng kinh doanh, thương mại…; thứ hai, làm mất đi tiềm năng phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam. Chắc chắn với chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước phải có biện pháp để thay đổi tình hình trên. Nói như vậy để thấy một điều, thị trường dịch vụ pháp lý cũng như hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về thị trường dịch vụ pháp lý muốn phát triển, hoàn thiện hơn trong tương lai thì nhất định phải hoàn thành hai nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nhiệm vụ về nghiên cứu lý luận: trong thời gian tới, nhiệm vụ của các học giả, các nhà nghiên cứu pháp luật là phải xây dựng được nền tảng hệ thống kiến thức lý luận về thị trường dịch vụ pháp lý trong điều kiện Việt Nam, bao gồm hệ thống các nguyên tắc, khái niệm, nội hàm thuộc lĩnh vực dịch vụ pháp lý; xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng của dịch vụ pháp lý trong tổng thể cơ cấu các ngành dịch vụ; xác định rõ những định hướng cơ bản để phát triển thị trường dịch vụ pháp lý trong tương lai; nghiên cứu cụ thể nhu cầu dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, có tính đến sự phát triển trong tương lai, trên cơ sở đó xây dựng mô hình dịch vụ pháp lý phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế, xã hội và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó xác định rõ các loại hình dịch vụ pháp lý, các chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý, các hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý cũng như các biện pháp quản lý đối với việc cung ứng dịch vụ pháp lý.
- Nhiệm vụ về xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ pháp lý trong thực tiễn: như đã nói ở trên, rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay không phải là khung pháp lý hay các quy định pháp luật mà nằm ở nhu cầu của xã hội, nằm ở ý thức của người dân. Vậy nên, nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà nước có lẽ không phải là ban hành thật nhiều Luật, Pháp lệnh hay Nghị định mà phải tăng cường ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của người dân, tăng cường nguyên tắc pháp chế, mỗi công dân phải thầm nhuần nguyên tắc: mọi vấn đề đều phải được giải quyết trên cơ sở pháp luật. Nhà nước có thể thực hiện điều này thông qua việc tăng cường công khai, minh bạch, tạo nhiều cách để người dân tiếp xúc với pháp luật, hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của bản thân, tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật, trừng trị nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Khi người dân đã có ý thức pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật thì chắc chắn nhu cầu về dịch vụ pháp lý sẽ tăng cao. Đó chính là con đường hợp lý nhất để phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.


Quay trở lại với các quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, sau quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá cụ thể ở trên, luận văn xin được đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:
- Thứ nhất, là quy định của pháp luật hiện hành về hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Hiện nay, có ba quy định khác nhau về vấn đề này trong ba văn bản đang có hiệu lực thi hành:
+ Đầu tiên là trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, phần các cam kết cụ thể đối với phân ngành dịch vụ pháp lý, quy định bốn hình thức là:
a. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
b. Công ty con của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
c. Công ty luật nước ngoài
d. Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và Công ty luật hợp danh Việt Nam
+ Quy định thứ hai nằm trong Phụ lục: nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết của Quốc hội số 71/2006/QH11 ngày 29/11/1006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm bốn hình thức sau:
a. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
b. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài
c. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh
d. Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và Công ty luật hợp danh Việt Nam
+ Cuối cùng là theo khoản 1, Điều 69, Luật Luật sư 2006 quy định ba hình thức:
a. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
b. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài
c. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh
Như vậy, ngoài hai hình thức là Chi nhánh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài được quy định trong cả ba văn bản trên thì hai hình thức còn lại là Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và Công ty luật hợp danh Việt Nam và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh đều không được quy định trong tất cả ba văn bản. Điều này cho thấy tính thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật và rất cần được khắc phục.
- Thứ hai là về phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cũng có sự quy định khác nhau trong hai văn bản đang có hiệu lực thi hành. Cụ thể, trong Phụ lục: nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết của Quốc hội số 71/2006/QH11, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án Việt Nam. Tuy nhiên, theo Điều 70 Luật Luật sư 2006, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cho khách hàng trước Toà án Việt Nam đối với các vụ, việc mà tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thực hiện tư vấn pháp luật, trừ vụ án hình sự. Hai quy định này tự dẫm chân lên nhau và cần sớm có sự sửa đổi.
- Thứ ba, về phạm vi hoạt động của luật sư nước ngoài hành nghề trong tổ chức luật sư nước ngoài. Luật Luật sư 2006 cho phép luật sư nước ngoài nếu có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam thì được phép tư vấn pháp luật Việt Nam. Nhưng Điều 4, Luật Luật sư cũng quy định rõ: “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, thay mặt ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác”. Như vậy, nếu luật sư nước ngoài đã thoả mãn đầy đủ các yêu cầu như đối với một luật sư Việt Nam thì tại sao họ không được tham gia tố tụng? Theo quan điểm của WTO thì phải chăng đây là một hạn chế đối xử quốc gia? Và liệu trong tương lai quy định này có thể bị thay đổi?

Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp mà luận văn đưa ra đối với thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam nói chung và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nói riêng. Những vấn đề này không thể bao quát hết toàn cảnh bức tranh thị trường dịch vụ pháp lý cũng như hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Rất mong sẽ nhận được nhiều sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên về vấn đề này.



Kết luận

Như vậy, với đề tài nghiên cứu “Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam”, Luận văn về cơ bản đã thực hiện được các mục tiêu đề ra và đã làm sáng tỏ được các vấn đề sau:
- Thứ nhất là làm rõ các vấn đề về lý luận, bao gồm khái niệm, phân loại và đặc điểm, liên quan đến dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý; đồng thời trình bày thực tiễn sự hình thành và phát triển của dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, qua đó giúp người đọc hình dung được các vấn đề cơ bản nhất liên quan đến lĩnh vực dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.
- Thứ hai là nêu và phân tích có gắn với thực tiễn quá trình ra đời và phát triển của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Quá trình này có phân chia thành các giai đoạn cụ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật.
- Thứ ba là phân tích cụ thể các quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài của từng giai đoạn theo các tiêu chí xác định. Kèm theo quá trình phân tích có sự nhận xét, so sánh, đánh giá các điểm tương đồng và khác biệt giữa các giai đoạn, qua đó rút ra sự thay đổi của các quy định pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài qua mỗi giai đoạn.
- Thứ tư là đưa ra các kiến nghị đối với việc mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam và việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
B Những quy định pháp lý về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo Luận văn Kinh tế 0
T Tổng hợp Đề thi: Những quy định chung về luật dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
T Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam Luận văn Luật 2
K Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng Luận văn Luật 2
N Những lý do ủy ban chứng khoán Nhà nước quy định mệnh giá cổ phiếu là 10 nghìn đồng? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 1
E Tôi hỏi những quy định về việc bảo hành màn hình khi có điểm chết? Hỏi đáp Tin học 2
N Những quy định hiện hành về công ty hợp danh tập trung Luận văn Luật 0
B Những quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, thực trạng và giải pháp để hoàn thiện Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top