superman_vn2006
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ đại
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ AI CẬP CỔ ĐẠI 2
II. CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 4
1 .Thời kỳ Tảo Vương quốc ( khoảng từ năm 3200 đến 3000 TCN) 5
2. Thời kỳ Cổ Vương quốc ( khoảng từ năm 3000 đến năm 2300 TCN) 5
3. Thời kỳ Trung Vương quốc ( khoảng từ năm 2200 đến năm 1570 TCN) 7
4. Thời kỳ Tân Vương quốc ( khoảng từ năm 1570 đến năm 1000 TCN) 8
5. Thời kỳ Hậu Vương quốc ( khoảng giữa thế kỷ X đến năm 30 TCN) 8
III.NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI 10
1. Chữ viết 10
2. Văn học 10
3. Thiên văn học 11
4. Toán học 11
5. Y học 11
6. Kiến trúc và điêu khắc 12
7. Tôn giáo 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
MỤC LỤC 16
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ thuở ấu thơ, tui đã được biết đến một đất nước Ai Cập với những câu chuyện cổ tích li kỳ, hấp dẫn. Cho đến nay, tui vẫn luôn bị thu hút bởi Ai Cập - đất nước có một nền văn minh rực rỡ cổ xưa cùng những kim tự tháp lớn thi gan với thời gian qua hàng nghìn năm lịch sử, những tri thức toán học, thiên văn học, y học và nhiều thành tựu khác trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bên cạnh đó, Ai Cập còn nổi tiếng bởi những vị Pharaông, những bà hoàng mà tên tuổi họ vẫn còn lưu lại tới ngày nay như Pharaông Kêôp, nữ hoàng Bêrênixơ, nữ hoàng Nêfectiti, nữ hoàng Clêôpatơ...Ai Cập là một quốc gia cách xa nước ta về mặt địa lý và có nhiều khác biệt về truyền thống vă hoá. Chính điều này đã thu hút tui và khiến tui quan tâm, mong muốn tìm hiểu về đất nước Ai Cập thời cổ đại với những nét đặc trưng cơ bản. Qua đó, tui sẽ có một cái nhìn khái quát về đất nước này thời cổ đại. Điều đó sẽ giúp tui phần nào hiểu được tính cách người Ai Cập ngày nay và những tác động, ảnh hưởng của nền văn minh Ai Cập cổ đại đến nền văn hoá hiện tại của đất nước tươi đẹp này.
Bài viết của tui gồm 3 chương:
Chương I: Địa lý và cư dân Ai Cập cổ đại
Chương II: Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập cổ đại
Chương III: Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ đại
I. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ AI CẬP CỔ ĐẠI
Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin. Sông Nin, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, dài 6497 km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài khoảng 7000 km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng khoảng 15 – 25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, cây papyrus... sinh sôi nảy nở quanh năm. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú và đa dạng, gồm có trâu bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, voi, hổ, báo, chim và cả các loài thuỷ sản. Bên cạnh đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não...; kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào.
Về mặt địa hình, Ai Cập là một đất nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc. Miền Thượng Ai Cập ở miền Nam là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập nằm ở nằm ở miền Bắc là một đồng bằng hình tam giác. Hơn 90% đất đai của Ai Cập là sa mạc. Phần lớn cư dân Ai cập sống ở châu thổ sông Nin. Khí hậu mùa đông ôn hoà, mùa hạ nóng và khô. Vùng ven biển Alêchxanđơria có lượng mưa lớn nhất: 200mm. Vùng cạnh biển Đỏ hầu như không có mưa. Nhiệt độ trung bình tháng giêng ở miền bắc là 12 độ, miền nam là 15 – 16 độ; tháng bảy từ 25 – 26 độ và 30 – 34 độ.
Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một biển trung gian - Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hay chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đó là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Nhờ đó, các hoạt đông trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất phát triển và luôn được cải thiện.
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới. Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ. Những tài liệukhoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi lại săn bắn trên lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và theo nghề trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Về sau chỉ có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamit và thổ dân ở đây đã đồng hoá với nhau, hình thành ra một bộ tộc mới, chính là người Ai Cập. Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit. Người Ai Cập chỉ có một ngôn ngữ chính là tiếng Arập. Cấu trúc làng theo chiều dọc. Các thành viên trong xã hội không được bình đẳng. Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây : táo, quả hạnh, quả đấu là thức ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang : hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng và thuỷ sản. Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh. Họ cần cù chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh. Họ là những người tháo vát và lanh lợi.
II. CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Vào thời cổ đại, người dân Ai Cập sống thành bộ tộc. Của cải do con người tạo ra là tài sản chung, không có tranh chấp, không có sở hữu riêng. Vào khoảng năm 4000 trước công nguyên, chế độ thị tộc ở Ai Cập bắt đầu tan rã. Thời đó, các cư dân ở sông Nin sống theo các công xã nhỏ. Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại. Có thể nói rằng nông nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong kinh tế của công xã nông thôn. tuy vậy, nông nghiệp thời kỳ này còn đang ở trình độ canh tác nguyên thuỷ. Phương pháp canh tác còn lạc hậu. Người ta xới đất lên rồi gieo hạt giống. Mặt khác công cụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản, làm bằng đá, gỗ. Tuy nhiên, do đất đai màu mỡ nên cư dân vẫn thu hoạch được nhiều sản phẩm.
Bên cạnh đó, hàng năm, người Ai Cập phải thường xuyên đối phó với các loại hình thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, lụt lội. Do đó, họ rất chú trọng công tác thuỷ lợi, xem đó như là một công tác trọng yếu của công xã nông thôn. Để hoàn thành tốt công tác thuỷ lợi, cần có sự đoàn kết, hợp lực của nhiều công xã. Các công xã phân tán không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Vì vậy nhiều công xã nông thôn đã hợp lại thành một liên minh công xã rộng lớn hơn, gọi là nôm để có khả năng huy động nhiều nhân công làm công tác thuỷ lợi. Mỗi nôm đều có thành thị và nông thôn riêng. Có khoảng 40 nôm ở Ai Cập, nằm dọc hai bên bờ sông. Đầu thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, xã hội Ai Cập phân chia thành hai giai cấp đối kháng rõ rệt : chủ nô và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu là chiến tù, thuộc sở hữu chung của công xã, được sử dụng một cách rộng rãi trong các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu là các công trình thuỷ lợi. Lao động trên đồng ruộng thì chủ yếu là do nông dân tự do của công xã thực hiện. Chủ nô bóc lột cả nô lệ và quần chúng nông dân công xã. Họ là tầng lớp quý tộc thị tộ, đã tách ra khỏi đám dân tự do, trở thành giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã tổ chức ra bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ và nông dân công xã.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Xem thêm
Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ AI CẬP CỔ ĐẠI 2
II. CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 4
1 .Thời kỳ Tảo Vương quốc ( khoảng từ năm 3200 đến 3000 TCN) 5
2. Thời kỳ Cổ Vương quốc ( khoảng từ năm 3000 đến năm 2300 TCN) 5
3. Thời kỳ Trung Vương quốc ( khoảng từ năm 2200 đến năm 1570 TCN) 7
4. Thời kỳ Tân Vương quốc ( khoảng từ năm 1570 đến năm 1000 TCN) 8
5. Thời kỳ Hậu Vương quốc ( khoảng giữa thế kỷ X đến năm 30 TCN) 8
III.NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI 10
1. Chữ viết 10
2. Văn học 10
3. Thiên văn học 11
4. Toán học 11
5. Y học 11
6. Kiến trúc và điêu khắc 12
7. Tôn giáo 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
MỤC LỤC 16
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ thuở ấu thơ, tui đã được biết đến một đất nước Ai Cập với những câu chuyện cổ tích li kỳ, hấp dẫn. Cho đến nay, tui vẫn luôn bị thu hút bởi Ai Cập - đất nước có một nền văn minh rực rỡ cổ xưa cùng những kim tự tháp lớn thi gan với thời gian qua hàng nghìn năm lịch sử, những tri thức toán học, thiên văn học, y học và nhiều thành tựu khác trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bên cạnh đó, Ai Cập còn nổi tiếng bởi những vị Pharaông, những bà hoàng mà tên tuổi họ vẫn còn lưu lại tới ngày nay như Pharaông Kêôp, nữ hoàng Bêrênixơ, nữ hoàng Nêfectiti, nữ hoàng Clêôpatơ...Ai Cập là một quốc gia cách xa nước ta về mặt địa lý và có nhiều khác biệt về truyền thống vă hoá. Chính điều này đã thu hút tui và khiến tui quan tâm, mong muốn tìm hiểu về đất nước Ai Cập thời cổ đại với những nét đặc trưng cơ bản. Qua đó, tui sẽ có một cái nhìn khái quát về đất nước này thời cổ đại. Điều đó sẽ giúp tui phần nào hiểu được tính cách người Ai Cập ngày nay và những tác động, ảnh hưởng của nền văn minh Ai Cập cổ đại đến nền văn hoá hiện tại của đất nước tươi đẹp này.
Bài viết của tui gồm 3 chương:
Chương I: Địa lý và cư dân Ai Cập cổ đại
Chương II: Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập cổ đại
Chương III: Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ đại
I. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ AI CẬP CỔ ĐẠI
Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin. Sông Nin, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, dài 6497 km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài khoảng 7000 km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng khoảng 15 – 25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, cây papyrus... sinh sôi nảy nở quanh năm. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú và đa dạng, gồm có trâu bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, voi, hổ, báo, chim và cả các loài thuỷ sản. Bên cạnh đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não...; kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào.
Về mặt địa hình, Ai Cập là một đất nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc. Miền Thượng Ai Cập ở miền Nam là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập nằm ở nằm ở miền Bắc là một đồng bằng hình tam giác. Hơn 90% đất đai của Ai Cập là sa mạc. Phần lớn cư dân Ai cập sống ở châu thổ sông Nin. Khí hậu mùa đông ôn hoà, mùa hạ nóng và khô. Vùng ven biển Alêchxanđơria có lượng mưa lớn nhất: 200mm. Vùng cạnh biển Đỏ hầu như không có mưa. Nhiệt độ trung bình tháng giêng ở miền bắc là 12 độ, miền nam là 15 – 16 độ; tháng bảy từ 25 – 26 độ và 30 – 34 độ.
Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một biển trung gian - Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hay chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đó là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Nhờ đó, các hoạt đông trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất phát triển và luôn được cải thiện.
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới. Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ. Những tài liệukhoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi lại săn bắn trên lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và theo nghề trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Về sau chỉ có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamit và thổ dân ở đây đã đồng hoá với nhau, hình thành ra một bộ tộc mới, chính là người Ai Cập. Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit. Người Ai Cập chỉ có một ngôn ngữ chính là tiếng Arập. Cấu trúc làng theo chiều dọc. Các thành viên trong xã hội không được bình đẳng. Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây : táo, quả hạnh, quả đấu là thức ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang : hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng và thuỷ sản. Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh. Họ cần cù chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh. Họ là những người tháo vát và lanh lợi.
II. CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Vào thời cổ đại, người dân Ai Cập sống thành bộ tộc. Của cải do con người tạo ra là tài sản chung, không có tranh chấp, không có sở hữu riêng. Vào khoảng năm 4000 trước công nguyên, chế độ thị tộc ở Ai Cập bắt đầu tan rã. Thời đó, các cư dân ở sông Nin sống theo các công xã nhỏ. Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại. Có thể nói rằng nông nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong kinh tế của công xã nông thôn. tuy vậy, nông nghiệp thời kỳ này còn đang ở trình độ canh tác nguyên thuỷ. Phương pháp canh tác còn lạc hậu. Người ta xới đất lên rồi gieo hạt giống. Mặt khác công cụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản, làm bằng đá, gỗ. Tuy nhiên, do đất đai màu mỡ nên cư dân vẫn thu hoạch được nhiều sản phẩm.
Bên cạnh đó, hàng năm, người Ai Cập phải thường xuyên đối phó với các loại hình thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, lụt lội. Do đó, họ rất chú trọng công tác thuỷ lợi, xem đó như là một công tác trọng yếu của công xã nông thôn. Để hoàn thành tốt công tác thuỷ lợi, cần có sự đoàn kết, hợp lực của nhiều công xã. Các công xã phân tán không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Vì vậy nhiều công xã nông thôn đã hợp lại thành một liên minh công xã rộng lớn hơn, gọi là nôm để có khả năng huy động nhiều nhân công làm công tác thuỷ lợi. Mỗi nôm đều có thành thị và nông thôn riêng. Có khoảng 40 nôm ở Ai Cập, nằm dọc hai bên bờ sông. Đầu thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, xã hội Ai Cập phân chia thành hai giai cấp đối kháng rõ rệt : chủ nô và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu là chiến tù, thuộc sở hữu chung của công xã, được sử dụng một cách rộng rãi trong các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu là các công trình thuỷ lợi. Lao động trên đồng ruộng thì chủ yếu là do nông dân tự do của công xã thực hiện. Chủ nô bóc lột cả nô lệ và quần chúng nông dân công xã. Họ là tầng lớp quý tộc thị tộ, đã tách ra khỏi đám dân tự do, trở thành giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã tổ chức ra bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ và nông dân công xã.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Xem thêm
Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới
Tags: trình bày những thành tựu chủ yếu của văn minh ai cập cổ đại, tiểu luận quá trình ra đời và những đặc trưng nổi bật của nền văn minh ai cập thời kỳ cổ đại", Phân tích cơ sở hình thành và các thành tựu chủ yếu của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại., Phân tích cơ sở hình thành và các thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại, những thành tựu chủ yếu của văn minh ai cập, TIEU LUAN THANH TUU VAN MINH AI CAP, thành tưu chủ yesu của văn minh ai cập, trình bày những thành tựu chính của văn minh Ai Cập cổ đại, thành tựu nào còn sử dụng tới ngày nay, những thành tựu văn minh của ai cập cổ đại, các thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại., những thành tựu về khoa học tự nhiên của nền văn minh ai cập cổ đại, tieu luan ai cap co dai day du nhat, Những thành tựu của văn minh Ai Cập trên các lĩnh vực: Kiến trúc, điêu khắc và khoa học tự nhiên, Trình bày thành tựu chính của văn minh Ai Cập cổ đại?, tiểu luận những thành tựu khoa học tự nhiên của Ai Cập, lý do chọn đề tài thành tựu khoa học tự nhiên văn minh ai cập, nhung thành tựu chủ yếu của nền văn minh ai cập cổ đại, những thành tựu của ai cập cổ đại