gini_haryboy98
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời mở đầu 1
Phần I: Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo và một số nội dung tích cực của nó 3
I/ Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo 3
II/ Một số nội dung chính của Nho giáo 6
1. Tư tưởng Nho giáo là gì? 7
2. Vấn đề tính luận trong Nho giáo 9
3. Thái độ của Nho giáo đối với cuộc sống 11
4. Quan niệm về đạo đức trong Nho giáo 12
Phần II: Ảnh hưởng của Nho giáo tới đời sống văn hoá Việt Nam 15
I/ Quá trình du nhập của Nho học vào Việt Nam 15
II/ Ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng Việt Nam 16
1. Những nhu cầu xã hội giúp cho Nho giáo chiếm được địa vị độc tôn trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến 16
2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với xã hội Việt nam 19
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
LỜI MỞ ĐẦU
F. Enghen đã khẳng định:
“Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại”.
Vậy học tập Enghen chúng ta có thể đặt vấn đề:
“Nếu không có văn minh cổ đại Trung Quốc thì không có nước Việt Nam ngày nay”.
Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão tử... Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho gia. Nhà người phát khởi phát là Khổng tử là có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Điều đó đã minh chứng rõ ràng: Nho giáo hẳn phải có những giá trị tích cực đặc biệt, nếu không sao nó có thể có sức sống mạnh mẽ đến như vậy.
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, rất nhiều người đã phê phán đạo Nho, tố cáo tính chất bảo thủ, phi khoa học của nó. Nhưng nếu lấy quan điểm lịch sử mà xem xét, ở thế kỷ XX rõ ràng Nho giáo là cổ hủ nhưng ở giai đoạn trước có vậy không.
Vào thế kỷ X trên bán đảo Đông Dương có 3 vương quốc: Đại Việt, Cham Pa, Khmer, lực lượng ngang nhau. Dần dần Đại Việt chiếm ưu thế, vừa đủ sức chống lại phong kiến phương Bắc, vừa khai hoang Nam Tiến, át hẳn 2 vương quốc kia. Phải chăng đạo Nho đã đóng một vai nhất định trong sự hình thành tương quan lực lượng ấy. Phải chăng chúng ta đã du nhập đạo Nho của Trung Quốc rồi sau đó biến thành một công cụ chống laị. Biện chứng lịch sử là như thế. Nho giáo là công cụ để phong kiến phương Bắc dùng để lệ thuộc các dân tộc khác, nhưng vừa là công cụ giúp các dân tộc chống lại Trung Quốc.
Chính vì ý nghĩa và vai trò to lớn của Nho giáo đối với tiến trình phát triển của Trung Quốc và Việt Nam nên em có hứng thú đặc biệt với đề tài “Những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta”. Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 2 phần:
Phần I: Tiến trình phát triển của Nho giáo và một số nội dung chính của nó.
Phần II: ảnh hưởng của Nho giáo tới đời sống văn hoá Việt Nam.
Phần I
VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG TÍCH CỰC CỦA NÓ.
I. VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO.
Nói đến Nho giáo thì việc đầu tiên không thể không nhắc tới: đó là Khổng Tử. Người ta bình luận khen tặng Khổng Tử ra sao đều không thể gọi là quá lời, trước đây hơn 2000 năm, đại sử học gia Tư Mã Thiên khi đi thăm Khúc Phụ quê hương của Khổng Tử từng cảm khái viết: “Khổng Tử áo vải, truyền hơn 10 đời, được các học trò coi là tổng sư, từ thiên tử, vương hầu đến thứ dân đều coi ông là bậc chí thánh”.
Năm1982, một học giả Mỹ viết “Hành vi cao quý và tư tưởng lý luận đạo đức của Khổng Tử, không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tưói trần nhân loại” Khổng Tử là người nước Lỗ thời Xuân Thu tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Từ thiếu niên đến 30 tuổi, Khổng Tử chuyên cần học tập và tập luyện nắm vững các tri thức về lễ nghi, âm nhạc, xạ tiễn, ngự xạ, thư, số là sau ngành tri thức căn bản thời ấy. Sau đó ông đi giảng dạy bốn phương, nghiên cứu học vấn trong vài chục năm rồi san định, biên soạn các sách được đời sau gọi là lục kinh như Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu.
Khổng Tử sống trong thời kỳ thay đổi lớn, biến động lớn. Từ lâu, thiên tử nhà Chu đã mất hết uy quyền, quyền lực rơi vào tay các vua chư hầu, cục thể xã hội biến chuyển thay đổi nhanh chóng, người ta mỗi người chọn cho mình những thái độ sống khác nhau. Là một triết nhân thái độ của Khổng Tử hết sức phức tạp, ông vừa hoài cổ, vừa sùng thượng đổi mới. Trong tâm trạng phân vân, dần dần ông hình thành tư tưởng lấy nhân nghĩa để giữ vững sự tồn tại chung và khai sáng hệ thống tư tưởng lớn nhất thời Tiên Tần là học phái Nho giáo tạo ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Trung Quốc.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu 1
Phần I: Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo và một số nội dung tích cực của nó 3
I/ Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo 3
II/ Một số nội dung chính của Nho giáo 6
1. Tư tưởng Nho giáo là gì? 7
2. Vấn đề tính luận trong Nho giáo 9
3. Thái độ của Nho giáo đối với cuộc sống 11
4. Quan niệm về đạo đức trong Nho giáo 12
Phần II: Ảnh hưởng của Nho giáo tới đời sống văn hoá Việt Nam 15
I/ Quá trình du nhập của Nho học vào Việt Nam 15
II/ Ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng Việt Nam 16
1. Những nhu cầu xã hội giúp cho Nho giáo chiếm được địa vị độc tôn trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến 16
2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với xã hội Việt nam 19
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
LỜI MỞ ĐẦU
F. Enghen đã khẳng định:
“Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại”.
Vậy học tập Enghen chúng ta có thể đặt vấn đề:
“Nếu không có văn minh cổ đại Trung Quốc thì không có nước Việt Nam ngày nay”.
Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão tử... Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho gia. Nhà người phát khởi phát là Khổng tử là có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Điều đó đã minh chứng rõ ràng: Nho giáo hẳn phải có những giá trị tích cực đặc biệt, nếu không sao nó có thể có sức sống mạnh mẽ đến như vậy.
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, rất nhiều người đã phê phán đạo Nho, tố cáo tính chất bảo thủ, phi khoa học của nó. Nhưng nếu lấy quan điểm lịch sử mà xem xét, ở thế kỷ XX rõ ràng Nho giáo là cổ hủ nhưng ở giai đoạn trước có vậy không.
Vào thế kỷ X trên bán đảo Đông Dương có 3 vương quốc: Đại Việt, Cham Pa, Khmer, lực lượng ngang nhau. Dần dần Đại Việt chiếm ưu thế, vừa đủ sức chống lại phong kiến phương Bắc, vừa khai hoang Nam Tiến, át hẳn 2 vương quốc kia. Phải chăng đạo Nho đã đóng một vai nhất định trong sự hình thành tương quan lực lượng ấy. Phải chăng chúng ta đã du nhập đạo Nho của Trung Quốc rồi sau đó biến thành một công cụ chống laị. Biện chứng lịch sử là như thế. Nho giáo là công cụ để phong kiến phương Bắc dùng để lệ thuộc các dân tộc khác, nhưng vừa là công cụ giúp các dân tộc chống lại Trung Quốc.
Chính vì ý nghĩa và vai trò to lớn của Nho giáo đối với tiến trình phát triển của Trung Quốc và Việt Nam nên em có hứng thú đặc biệt với đề tài “Những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta”. Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 2 phần:
Phần I: Tiến trình phát triển của Nho giáo và một số nội dung chính của nó.
Phần II: ảnh hưởng của Nho giáo tới đời sống văn hoá Việt Nam.
Phần I
VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG TÍCH CỰC CỦA NÓ.
I. VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO.
Nói đến Nho giáo thì việc đầu tiên không thể không nhắc tới: đó là Khổng Tử. Người ta bình luận khen tặng Khổng Tử ra sao đều không thể gọi là quá lời, trước đây hơn 2000 năm, đại sử học gia Tư Mã Thiên khi đi thăm Khúc Phụ quê hương của Khổng Tử từng cảm khái viết: “Khổng Tử áo vải, truyền hơn 10 đời, được các học trò coi là tổng sư, từ thiên tử, vương hầu đến thứ dân đều coi ông là bậc chí thánh”.
Năm1982, một học giả Mỹ viết “Hành vi cao quý và tư tưởng lý luận đạo đức của Khổng Tử, không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tưói trần nhân loại” Khổng Tử là người nước Lỗ thời Xuân Thu tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Từ thiếu niên đến 30 tuổi, Khổng Tử chuyên cần học tập và tập luyện nắm vững các tri thức về lễ nghi, âm nhạc, xạ tiễn, ngự xạ, thư, số là sau ngành tri thức căn bản thời ấy. Sau đó ông đi giảng dạy bốn phương, nghiên cứu học vấn trong vài chục năm rồi san định, biên soạn các sách được đời sau gọi là lục kinh như Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu.
Khổng Tử sống trong thời kỳ thay đổi lớn, biến động lớn. Từ lâu, thiên tử nhà Chu đã mất hết uy quyền, quyền lực rơi vào tay các vua chư hầu, cục thể xã hội biến chuyển thay đổi nhanh chóng, người ta mỗi người chọn cho mình những thái độ sống khác nhau. Là một triết nhân thái độ của Khổng Tử hết sức phức tạp, ông vừa hoài cổ, vừa sùng thượng đổi mới. Trong tâm trạng phân vân, dần dần ông hình thành tư tưởng lấy nhân nghĩa để giữ vững sự tồn tại chung và khai sáng hệ thống tư tưởng lớn nhất thời Tiên Tần là học phái Nho giáo tạo ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Trung Quốc.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links