Download miễn phí Những tư tưởng thực chứng lôgíc của L.Wittgenstein trong luận văn lôgíc -triết học





Quan hệ của ngôn ngữ với thế giới và với hiện thực là như vậy. Ở đây,
L.Wittgenstein đã sử dụng một thủ pháp phân tích rất thú vị đối với quan hệ của
ngôn ngữ với thế giới mà ngôn ngữ đó mô tả. Bởi, câu hỏi mà ông muốn trả lời
là: điều mà chúng ta nói về thế giới trở thành chân thực như thế nào?
Tuy nhiên, ý đồ phân tích như vậy đã không thành công. Vì, thứ nhất, học thuyết
về các sự kiện nguyên tử hoàn toàn là học thuyết nhân tạo được nghĩ ra để đối
chiếu cơ sở bản thể luận với một hệ thống lôgíc nhất định; thứ hai, việc thừa nhận
câu là sự mô tả trực tiếp hiện thực, bằng hình ảnh của hiện thực theo nghĩa trực
tiếp nhất của nó, sẽ làm đơn giản hóa quá trình nhận thức và không thể mô tả đúng
đắn quá trình đó. Có thể lập luận như sau: lôgíc học và ngôn ngữ của nó được hình
thành dưới sự tác động của cấu trúc hiện thực và phản ánh cấu trúc hiện thực. Vì
vậy, khi biết cấu trúc ngôn ngữ, chúng ta có thể từ đó đi đến nhận thức cấu trúc thế
giới.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ữ được tạo nên từ các câu. Ông đã chia câu thành
ba loại. Loại thứ nhất là các câu mô tả các sự kiện, có thể xác định được giá trị
lôgíc (chân thực hay giả dối) của chúng. Loại thứ hai là các câu (mệnh đề) toán
học và lôgíc học. Loại thứ ba là các câu triết học, mà theo L.Wittgenstein, chúng
vô nghĩa. Nguyên nhân khiến chúng vô nghĩa là do các nhà triết học sử dụng sai
chức năng của ngôn ngữ. Vì vậy, nhiệm vụ của triết học chân chính, như
L.Wittgenstein quan niệm, là phân tích ngôn ngữ.
L.Wittgenstein (1889 - 1951) nhà triết học Áo được mệnh danh là người cha tinh
thần chân chính của chủ nghĩa thực chứng lôgíc. Tác phẩm Luận văn lôgíc - triết
học của ông chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.
Trong tác phẩm này, vấn đề đầu tiên mà ông đề cập đến là vấn đề bản chất, cấu
trúc của thế giới. Theo L.Wittgenstein, thế giới có cấu trúc nguyên tử và được
cấu thành từ những sự kiện: “Thế giới là tất cả những gì đang diễn ra”(1)(**), “là
tổng thể các sự kiện mà không phải là các sự vật” (1.1). Điều đó nói lên rằng, thế
giới vốn là những mối liên hệ của các sự vật.
Tiếp theo, ông viết: “Thế giới tự phân chia ra thành các sự kiện”(1.2). Khái niệm
“sự kiện” không được L.Wittgenstein định nghĩa. Sự kiện, theo cách hiểu chung,
đó là tất cả những cái xảy ra. Khái niệm “sự kiện” của L.Wittgenstein được hiểu
như sau: sự kiện làm cho câu trở thành chân thực. Điều đó có nghĩa là, khi muốn
biết một câu nào đó là chân thực hay giả dối, chúng ta phải tìm được sự kiện mà
câu đó nói tới. Nếu có sự kiện như vậy, thì câu đó là chân thực; ngược lại, nếu
không có sự kiện như vậy, thì câu đó là giả dối. Chủ nghĩa nguyên tử lôgíc của
L.Wittgenstein được xây dựng trên lập luận như vậy.
Nhưng để hiểu “sự kiện” hoàn toàn không đơn giản, ví dụ mệnh đề: “Tất cả mọi
người đều phải chết” - có sự kiện đó không? hay với mệnh đề phủ định:
“Không tồn tại núi vàng” - cũng là một sự kiện. Nhưng nếu vậy thì sự kiện
dường như là một cái gì đó không tồn tại.
Song, nói về khoa học, người ta cho rằng, sự kiện khoa học không phải là tất cả
“những cái tồn tại”. Sự kiện không nằm trên đường phố giống như những viên
đá. Có tác giả nhận xét khá sắc sảo rằng, bàn cờ với một thế trận đã được sắp đặt
sẵn đối với người chơi - là một sự kiện. Bạn có thể đổ cà phê lên bàn cờ, quân
cờ, nhưng bạn không thể đổ cà phê lên sự kiện. Do vậy, có thể nói, sự kiện là
một cái gì đó chỉ diễn ra trong thế giới của con người.
Theo L.Wittgenstein, các sự kiện không phụ thuộc vào nhau: “một cái gì đó có
thể diễn ra hay không diễn ra, mà tất cả những cái khác vẫn như cũ”(1.21). Do
đó, tất cả các mối liên hệ, quan hệ chỉ là thuần tuý bề ngoài.
Điều quan trọng trong sự quan tâm của L.Wittgenstein không phải là thế giới, mà
là ngôn ngữ và quan hệ của nó với thế giới các sự kiện làm cho nó chân thực.
Ông viết: “Thế giới được xác định bởi các sự kiện và tất cả các sự kiện”(1.11).
Sự kiện, đó là những cái được nói tới trong các câu.
Nhưng, chẳng lẽ câu chỉ nói về các sự kiện? Tất nhiên là không hoàn toàn như
vậy. Song, đối với L.Wittgenstein, điều đặc trưng chính là giả định này. Giả định
đó nói về sự phụ thuộc của bức tranh thế giới của ông vào một hệ thống lôgíc xác
định.
Vậy, câu có mối quan hệ thế nào với các sự kiện? Theo Russel, cấu trúc lôgíc
như là nền tảng của ngôn ngữ lý tưởng phải giống như cấu trúc của thế giới(1).
L.Wittgenstein đã phát triển sâu hơn tư tưởng này. Ông cho rằng, câu không phải
là cái gì khác mà là hình ảnh, hay sự mô tả, như là bức ảnh lôgíc của sự kiện:
“Trong câu cần được nhận biết các bộ phận cấu thành của nó giống như
trong tình huống mà nó mô tả”(4.04). Mỗi bộ phận của câu cần tương ứng với
mỗi bộ phận của “tình trạng sự vật” và chúng phải nằm trong những mối quan hệ
hoàn toàn giống nhau. Theo L.Wittgenstein, “sự mô tả, để cho nó có thể là bức
tranh của cái được mô tả, cần đồng nhất với nó ở một điểm nào đó”(2.161).
Cái đồng nhất này là cấu trúc của câu và sự kiện: “Đĩa nhạc, đề tài âm nhạc, bản
ghi các nốt nhạc, sóng âm - tất cả chúng có quan hệ bên trong với nhau, sự phản
ánh nhau - sự phản ánh đó tồn tại giữa ngôn ngữ và thế giới. Tất cả chúng có cấu
trúc lôgíc chung. (Cũng giống như trong truyện cổ tích về hai thanh niên, về
những con ngựa và những chiếc hoa loa kèn của họ. Tất cả chúng theo một nghĩa
xác định, là một)”(4.014). Tiếp theo, ông viết: “Câu - đó là bức tranh của hiện
thực: bởi vì, khi hiểu câu, tui biết được tình huống mà nó mô tả, và tui hiểu câu
không cần người ta giải thích nghĩa cho tôi”(4.021). Tại sao vậy? Vì câu đã tự
chỉ ra nghĩa của nó. Câu chỉ ra thực trạng sự việc nếu nó chân thực: khi đó, câu
nói lên rằng sự việc là như vậy.
Để biết được hình ảnh là chân thực hay giả dối, chúng ta cần so sánh nó với
hiện thực. Tự bản thân mình, hình ảnh không thể biết được nó là chân thực hay
giả dối, vì không có hình ảnh chân thực một cách a priori. Theo L.Wittgenstein,
“trong câu cần được nhận biết các bộ phận cấu thành của nó giống như trong
tình huống mà nó mô tả”(4.04). Tư tưởng này thường được nhắc đến trong các
công trình của những nhà thực chứng mới: “con mèo trên chiếc thảm nhỏ”. Sự mô
tả tình hình sự vật được thể hiện trong câu đã chỉ rõ ba thành tố của câu: chiếc
thảm nhỏ, con mèo và vị trí của nó trên chiếc thảm đó.
Quan hệ của ngôn ngữ với thế giới và với hiện thực là như vậy. Ở đây,
L.Wittgenstein đã sử dụng một thủ pháp phân tích rất thú vị đối với quan hệ của
ngôn ngữ với thế giới mà ngôn ngữ đó mô tả. Bởi, câu hỏi mà ông muốn trả lời
là: điều mà chúng ta nói về thế giới trở thành chân thực như thế nào?
Tuy nhiên, ý đồ phân tích như vậy đã không thành công. Vì, thứ nhất, học thuyết
về các sự kiện nguyên tử hoàn toàn là học thuyết nhân tạo được nghĩ ra để đối
chiếu cơ sở bản thể luận với một hệ thống lôgíc nhất định; thứ hai, việc thừa nhận
câu là sự mô tả trực tiếp hiện thực, bằng hình ảnh của hiện thực theo nghĩa trực
tiếp nhất của nó, sẽ làm đơn giản hóa quá trình nhận thức và không thể mô tả đúng
đắn quá trình đó. Có thể lập luận như sau: lôgíc học và ngôn ngữ của nó được hình
thành dưới sự tác động của cấu trúc hiện thực và phản ánh cấu trúc hiện thực. Vì
vậy, khi biết cấu trúc ngôn ngữ, chúng ta có thể từ đó đi đến nhận thức cấu trúc thế
giới.
Theo quan điểm nhận thức luận của triết học Mác - Lênin, vấn đề nhận thức
trước hết là vấn đề quan hệ của ý thức với hiện thực vật chất, là quan hệ về mặt
lý thuyết giữa chủ thể và khách thể. Nhận thức được tiến hành nhờ ngôn ngữ, là
sự tái tạo lại hiện thực khách quan bằng tư tưởng và được thực hiện nhờ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
S Một số kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại về mặt nhận thức tư tưởng Luận văn Kinh tế 0
D Những vấn đề tư tưởng trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của Mikhail Bulgacov Văn học 0
I Nghiên cứu những luận chứng khoa học để xây dựng chương trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
W Những tư tưởng duy vật và vô thần cơ bản trong triết học Spinôda Kinh tế chính trị 0
Y Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng Tử Kinh tế chính trị 0
L Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Vi Kinh tế chính trị 0
L Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top