yenlinh_vu85
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU.1
Phần I : Nền KTVN trong thời kỳCNH_HĐH.2
Phần II: Giới thiệu chung.3
I. Những vấn đề KTCT của KTVN trong CNH-HĐH.3
1- Sơ lược về nền KTVN.3
2- Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.4
3- Sự chuyển biến của nền kinh tế.5
II. CNH-HĐH nhằm xây dựng CSVCKT cho CNXH.6
1- Cơ sở vật chất kỹ thuật.6
2- Những yếu tố biến đổi CSVCKT.6
3- Con đường xây dựng CSVCKT.7
4- Những tiền đề cần thiết để xây dựng CSVCKT.9
III. Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.10
1- Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.10
2- Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế.11
3- Khả năng và giải pháp của việc mở rộng QHKTQT.12
IV. Thực tế nền kinh tế Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH.13
Phần III : Kết luận.14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-tieu_luan_nhung_van_de_kinh_te_chinh_tri_trong_tho.tj0Aoi5S0l.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55475/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
lời mở đầuTrong những năm qua, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà Nước nền kinh tế Việt Nam đang dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thế giới, nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang dần dần bắt kịp được đà phát triển của khu vực . Những bước chuyển mình của nền kinh tế cũng đánh dấu được sự phát triển vượt bậc một cách khá rõ ràng . Để hiểu biết thêm về sự thay đổi của nền kinh tế , sau đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chính thức ban hành chương trình mới : Đề cương bài giảng các môn khoa học Mác - Lê Nin . Nhưng để hiểu sâu rộng hơn về quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốt tế hiện nay thì quyển tiểu luận kinh tế chính trị chính là một bản tóm tắt riêng phần này và tạo điều kiện cho mọi người có thể hiểu biết một cách khá riêng biệt cũng như tóm tắt một phần của kinh tế chính trị Mac-LêNin trong học phần thứ ba "Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam .
Đây cũng là năm đầu cũng như lần đầu tiên em viết tiểu luận nên chắc chắn sẽ có những sai sót và hạn chế, cũng như thiếu sự hiểu biết và tìm tòi nhưng với sự góp ý của thày cô giáo em tin điều này sẽ được thay đổi . Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thày cô giáo để những bài tiểu luận sau của em sẽ hoàn chỉnh hơn.
Phần một : nền kinh tế việt nam trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công . Cái thiếu thốn nhất của chúng ta là một nền đại công nghiệp . Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá . Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá .Công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội . Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta . Xã hội mới phải trải qua giai đoạn thấp (chủ nghĩa xã hội) và giai đoạn cao (chủ nghĩa cộng sản) . Từ chủ nghĩa tư bản lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản là thời kỳ quá độ chính trị - thời kỳ chuyên chính của giai cấp vô sản . Sau cuộc thử nghiệm không thành công mô hình đi lên chủ nghĩa xã hội một cách trực tiếp thông qua "chính sách cộng sản thời chiến" đã kịp thời thay thế bằng mô hình đi lên chủ nghĩa xã hội gián tiếp thông qua "chính sách kinh tế mới" ra đời vào mùa xuân năm 1921 . Sự ra đời của "chính sách kinh tế mới" (NEP) gắn liền với việc khôi phục và thiết lập quan hệ hàng hoá tiền tệ, khôi phục và phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, sử dụng sức mạnh của nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, thực hiện cơ cấu kinh tế mở cửa , coi nó là "trạm trung gian", là "chiếc cầu nối" ... Giữa sản xuất nhỏ với sản xuất lớn hiện đại để đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là ở những nước có nền kinh tế kém phát triẻn bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa . Do vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiểu theo nghĩa chung và khái quát là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp . ở nước ta , công nghiệp hoá là quá trình chuyển từ một nước sản xuất nhỏ công nghiệp lạc hậu, công nghệ và năng suất lao động thấp, thành một nước có cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nâng năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân .
Phần hai : giới thiệu chung
I ã Những vấn đề kinh tế chính trị của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá
Việt Nam là một nước nông nghiệp đã bao đời nay . Tuy nhiên trong những năm đầu và giữa thập kỷ 1980, ở Việt Nam nạn đói vẫn tồn tại ở một số nơi trong nước . Để chống đói, Việt Nam phải nhập khẩu gạo và xin viện trợ lương thực của nước ngoài Trong năm 1988, Việt Nam phải nhập 280000 tấn gạo . Thế nhưng chỉ sau một năm, bằng việc đổi mới các chính sách kinh tế, Việt Nam đã làm nên một thắng lợi vô cùng to lớn đó là trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Thái Lan .
1 . Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam
Nước ta thuộc loại nước có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, có lợi thế về chất lượng lao động được biểu hiện ở trình độ dân số biết chữ chiếm 87.7% trong dân cư, một tỉ lệ cao so với tiêu chuẩn quốc tế và so với nhiều nước đang phát triển, đó là mặt thuận lợi . Song số người chưa có việc làm còn nhiều ( nếu kể cả các loại như thiếu việc làm, nông nhàn ...) thì số người chưa có việc làm được quy đổi lên đến 7.5 triệu người - tạo nên sức ép xã hội đối với kinh tế . Trong khi đó khả năng thu hút sức lao động không nhiều hay có thể nói là khả năng thu hút sức lao động là không có vì thiếu vốn, nhất là vốn ngoại tệ mạnh . Hơn nữa, trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần mà nhận thức lại khái niệm có việc làm và không có hay chưa có việc làm . Từ đó sớm khắc phục những mặc cảm không đúng trước đây, cho rằng chỉ khi nào người lao động làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh hay cơ quan nhà nước mới gọi là có việc làm . Rõ ràng sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là yêu cầu khách quan đối với việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, một yêu cầu phải kết hợp chiến lược kinh tế với chiến lược xã hội cần được coi trọng .
2 . Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
Việt Nam đã và đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát điểm thấp về nền kinh tế nên hiện nay nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế hàng hoá kém phát triển mang nặng tính tự cung tự cấp và nó được biểu hiện ở các mặt sau : Nền kinh tế nhiều thành phần là cơ sở cho sự phát triển và hình thành kinh tế hàng hoá bị xoá bỏ , thay thế bằng nền kinh tế chỉ có kinh doanh tập thể và từ đó dẫn đến mất khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế . Trình độ cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu đã dẫn đến sản phẩm hàng hoá kém chất lượng . Kết cấu hạ tầng và kĩ thuật mạng lưới giao thông hiện đại, thông tin liên lạc điện nước còn thấp kém không bảo đảm cho việc phát triển kinh tế hàng hoá trong nước và cản trở cho việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Chưa có đội ngũ doanh nghiệp thực sự khá giỏi thích nghi với cơ chế thị trường và đã quen với kiểu kinh doanh theo pháp luật . Tuy rằng nhiều năm qua nền kinh tế Việt Nam đã tiến bộ nhưng nền kinh tế vẫn chưa ổn định, lạm phát vẫn xảy ra, nguyên nhân là do sản xuất chưa ổn định còn nhiều mặt đình đốn lao động thất nghiệp và chưa đủ việc làm còn cao, tình trạng đó dẫn đến sự kìm hãm nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam
3 . Sự chuyển biến của nền kinh tế
Trong những thập niên gần đây, ở các nước tư bản có những biểu hiện mới thông qua sự điều chỉnh trong chừng mực nhất định đối với quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ quản l...
Tags: những vấn đề kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay, nền kinh tế việt nam thời kì qua độ, thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội của Viêt nam trong thoi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM, mot so van de kinh te chính tri trong hời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội o viet nam, những vấn đề kinh tế chính trị thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam