tieulan_xilano
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Dân tộc Việt Nam đã có một lịch sử thành văn trên hai nghìn năm. Phật giáo Việt Nam cũng có một lịch sử hai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu rộng trong lịch sử tư tưởng và văn hoá nước nhà. Đặc biệt vào thời Lý – Trần là thời kì vẻ vang, oanh liệt của dân tộc, Phật giáo lúc này trở thành quốc giáo. Phật giáo giữ vai trò là một cột trụ lớn của hệ tư tưởng và văn hoá Việt Nam. Vì lý do đó mà tui chọn đề tài: “Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam dưới triều đại Lý – Trần và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lý – Trần” nhằm tìm hiểu Phật giáo thời kỳ này có nét đặc sắc nào mà lại trở thành một trong những cội nguồn sức mạnh, là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con người Việt Nam trong thời Lý – Trần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc để xây dựng và bảo vệ nhà nước thống nhất, độc lập dưới thời Lý – Trần.
Nghiên cứu đề tài trên còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, nó góp phần tìm hiểu tinh hoa tư tưởng và văn hoá dân tộc trong quá khứ, giúp chúng ta tìm hiểu tính cách con người Việt Nam trong lịch sử, từ đó phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, có những biện pháp khắc phục thích hợp những mặt hạn chế.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo ở giai đoạn Lý – Trần luôn thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều tác giả trong nước. Hàng loạt những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo đã ra đời mà điển hình là một số công trình sau đây:
Phật giáo Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỷ thứ XIII của Trần Giáp, “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thể, “Việt Nam Phật giáo sử luận” (2 tập) của Nguyễn Lang, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do PGS. Nguyễn Tài Thư chủ biên, “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh”, “Lược sử Phật giáo Việt Nam” của thượng toạ Thích Minh Tuệ.
Trong những công trình này, các tác giả đã ít nhiều trình bày về đặc điểm của Phật giáo Việt Nam.
Năm 1986, cuốn “Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” đã được xuất bản do Viện Hàn lâm Triết học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành. Năm 1993, nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã phát hành cuốn sách “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do PGS. Nguyễn Tài Thư chủ biên. Khi trình bày về lịch sử tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần, cuốn sách đã có hẳm một chương để viết về Phật giáo và triết học của Thiền sư. Trong phần này, có tác giả dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc trình bày những tư tưởng triết học của các thiền sư thời Lý – Trần.
Ngoài ra, trên một số tạp chí nghiên cứu điển hình là Tạp chí Triết học cũng có một số bài nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, chẳng hạn bài Thử tìm hiểu vị trí của ba đạo: Nho, Phật, Lão trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của tác giả Nguyễn Tài Thư đăng trên Tạp chí Triết học số 1-1982, bài “Thử bàn về một số tư tưởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu đăng trên Tạp chí Triết học số 143-1989…
Nhìn chung, việc xuất bản những tác phẩm trên đã cho ta hiểu biết căn bản về Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là những cái nhìn tổng quan nhưng khái quát chung chứ việc đi sâu vào giai đoạn Lý – Trần ở khía cạnh đặc điểm và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội thời Lý – Trần chưa đạt đến khảo cứu một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của niên luận là góp phần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống nét đặc điểm của Phật giáo Việt Nam giai đoạn Lý – Trần. Hơn nữa, niên luận còn có mục đích: phân tích vai trò tích cực của Phật giáo đối với văn hoá tinh thần Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng thời Lý – Trần.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ đó, niên luận có những nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết:
- Nghiên cứu về xã hội Việt Nam thời Lý – Trần và diện mạo của Phật giáo thời kỳ này.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc trưng của Phật giáo Lý – Trần.
+ Tinh thần dung thông của Phật giáo Lý – Trần
+ Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý – Trần
- Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam thời Lý – Trần.
4. Phương pháp nghiên cứu
Niên luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật macxit, phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, đối chiếu, so sánh.
5. Ý nghĩa của niên luận
Niên luận góp phần vào việc học tập, nghiên cứu lịch sử tư tưởng phương Đông cũng như lịch sử tư tưởng Việt Nam của sinh viên và học viên ở Việt Nam hiện nay.
- Góp thêm một tài liệu vào kho tàng nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam.
6. Kết cấu của niên luận
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung niên luận được cấu thành 2 chương, 5 tiết (chương 1: 2 tiết, chương 2: 3 tiết,).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Dân tộc Việt Nam đã có một lịch sử thành văn trên hai nghìn năm. Phật giáo Việt Nam cũng có một lịch sử hai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu rộng trong lịch sử tư tưởng và văn hoá nước nhà. Đặc biệt vào thời Lý – Trần là thời kì vẻ vang, oanh liệt của dân tộc, Phật giáo lúc này trở thành quốc giáo. Phật giáo giữ vai trò là một cột trụ lớn của hệ tư tưởng và văn hoá Việt Nam. Vì lý do đó mà tui chọn đề tài: “Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam dưới triều đại Lý – Trần và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lý – Trần” nhằm tìm hiểu Phật giáo thời kỳ này có nét đặc sắc nào mà lại trở thành một trong những cội nguồn sức mạnh, là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con người Việt Nam trong thời Lý – Trần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc để xây dựng và bảo vệ nhà nước thống nhất, độc lập dưới thời Lý – Trần.
Nghiên cứu đề tài trên còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, nó góp phần tìm hiểu tinh hoa tư tưởng và văn hoá dân tộc trong quá khứ, giúp chúng ta tìm hiểu tính cách con người Việt Nam trong lịch sử, từ đó phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, có những biện pháp khắc phục thích hợp những mặt hạn chế.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo ở giai đoạn Lý – Trần luôn thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều tác giả trong nước. Hàng loạt những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo đã ra đời mà điển hình là một số công trình sau đây:
Phật giáo Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỷ thứ XIII của Trần Giáp, “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thể, “Việt Nam Phật giáo sử luận” (2 tập) của Nguyễn Lang, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do PGS. Nguyễn Tài Thư chủ biên, “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh”, “Lược sử Phật giáo Việt Nam” của thượng toạ Thích Minh Tuệ.
Trong những công trình này, các tác giả đã ít nhiều trình bày về đặc điểm của Phật giáo Việt Nam.
Năm 1986, cuốn “Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” đã được xuất bản do Viện Hàn lâm Triết học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành. Năm 1993, nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã phát hành cuốn sách “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do PGS. Nguyễn Tài Thư chủ biên. Khi trình bày về lịch sử tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần, cuốn sách đã có hẳm một chương để viết về Phật giáo và triết học của Thiền sư. Trong phần này, có tác giả dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc trình bày những tư tưởng triết học của các thiền sư thời Lý – Trần.
Ngoài ra, trên một số tạp chí nghiên cứu điển hình là Tạp chí Triết học cũng có một số bài nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, chẳng hạn bài Thử tìm hiểu vị trí của ba đạo: Nho, Phật, Lão trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của tác giả Nguyễn Tài Thư đăng trên Tạp chí Triết học số 1-1982, bài “Thử bàn về một số tư tưởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu đăng trên Tạp chí Triết học số 143-1989…
Nhìn chung, việc xuất bản những tác phẩm trên đã cho ta hiểu biết căn bản về Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là những cái nhìn tổng quan nhưng khái quát chung chứ việc đi sâu vào giai đoạn Lý – Trần ở khía cạnh đặc điểm và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội thời Lý – Trần chưa đạt đến khảo cứu một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của niên luận là góp phần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống nét đặc điểm của Phật giáo Việt Nam giai đoạn Lý – Trần. Hơn nữa, niên luận còn có mục đích: phân tích vai trò tích cực của Phật giáo đối với văn hoá tinh thần Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng thời Lý – Trần.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ đó, niên luận có những nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết:
- Nghiên cứu về xã hội Việt Nam thời Lý – Trần và diện mạo của Phật giáo thời kỳ này.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc trưng của Phật giáo Lý – Trần.
+ Tinh thần dung thông của Phật giáo Lý – Trần
+ Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý – Trần
- Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam thời Lý – Trần.
4. Phương pháp nghiên cứu
Niên luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật macxit, phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, đối chiếu, so sánh.
5. Ý nghĩa của niên luận
Niên luận góp phần vào việc học tập, nghiên cứu lịch sử tư tưởng phương Đông cũng như lịch sử tư tưởng Việt Nam của sinh viên và học viên ở Việt Nam hiện nay.
- Góp thêm một tài liệu vào kho tàng nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam.
6. Kết cấu của niên luận
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung niên luận được cấu thành 2 chương, 5 tiết (chương 1: 2 tiết, chương 2: 3 tiết,).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links