Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm doanh nghiệp
Trong đời sống kinh tế xã hội, doanh nghiệp là một thực thể kinh tế - xã hội, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, thực hiện chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh .
Doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây:
Thứ nhất, là tổ chức kinh tế, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập;
Thứ hai, doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý (thành lập và đăng ký kinh doanh) theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
Thứ ba, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Đó cũng là tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với tư cách là các thực thể kinh tế - xã hội, là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp. Pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh. Về cấu trúc bên trong, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp được cấu thành bởi các quy phạm, các chế định pháp luật liên quan đến vấn đề tổ chức doanh nghiệp (gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp và rút khỏi thị trường).
2. Phân loại doanh nghiệp
Có 05 cách phân loại doanh nghiệp chủ yếu sau:
Thứ nhất, căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp tư và doanh nghiệp công.
Thứ hai, căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Thứ ba, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm tài sản (mức độ chịu trách nhiệm tài sản trong hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp), doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn. (Mức độ, phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa và được áp dụng khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản).
Thứ tư, căn cứ vào cơ cấu chủ sở hữu và cách góp vốn vào doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp một chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh).
Thứ năm, căn cứ vào loại hình tổ chức và hoạt động, doanh nghiệp được chia thành: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
3. Văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005. Ngoài ra có các văn bản liên quan như: Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh, thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó. Trong trường hợp này, nếu các cam kết song phương có nội dung khác với cam kết đa phương thì áp dụng theo nội dung cam kết thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật đặc thù sau đây về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh; về cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nội bộ doanh nghiệp, quyền tự chủ kinh doanh, cơ cấu lại và giải thể doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định của luật đó.
a) Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Luật Dầu khí;
c) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
d) Luật Xuất bản;
đ) Luật Báo chí;
e) Luật Giáo dục;
g) Luật Chứng khoán;
h) Luật Kinh doanh bảo hiểm;
i) Luật Luật sư;
k) Luật Công chứng;
l) Luật sửa đổi, bổ sung các luật nêu trên và các luật đặc thù khác được Quốc hội thông qua sau khi Nghị định số 139/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
4. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
Với yêu cầu của nguyên tắc tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Các quy định về thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Các quy định về thành lập doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
4.1. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp
Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm thay mặt theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”.
Những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào công ty, nếu họ không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
B. Câu hỏi bài tập
Câu số 4: a. Các bên trong quan hệ thỏa thuận góp vốn như trên có thể làm như vậy.
Lý do: Đây là quan hệ thỏa thuận góp vốn thành lập công ty (thành lập doanh nghiệp). Theo luật doanh nghiệp 2005, tất cả các tổ chức, cá nhân không nằm trong đối tượng bị cấm không được thành lập doanh nghiệp, đều được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. Các đối tượng bị cấm bao gồm:
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, dùng tài sản Nhà nước góp vốn thu lợi riêng cho đơn vị mình.
- Cán bộ công chức Nhà nước theo qui định của pháp luật về cán bộ công chức
- Lãnh đạo của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước – sỹ quan, hạ sĩ quan, công an, bộ đội, công nhân quốc phòng.
- Người đang chấp hành các hình phạt tù,…
- Các đối tượng khác theo luật phá sản.
Như vậy: 3 sinh viên: Đức, Nghĩa, Tín và Công ty TNHH Hải Minh đều không phải là các đối tượng cấm không được thành lập doanh nghiệp.
Do đó các bên trong quan hệ có thể thoả thuận góp vốn để thành lập Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng.
b. Thành viên của công ty và tham gia hội đồng thành viên
* Trường hợp 1: Giả sử 3 sinh viên góp vốn với tư cách cá nhân: Ví dụ
- Đức góp: 250 triệu
- Nghĩa góp: 250 triệu
- Tín góp: 250 triệu
* Thành viên của công ty bao gồm 4 thành viên
- Đức
- Tín
- Nghĩa
- Công ty TNHH Hải Minh
* Người trực tiếp tham gia hội đồng thành viên: 4 người
- Đức
- Tín
- Nghĩa
- Ông Phạm Văn Minh: Người được chỉ định là thay mặt theo uỷ quyền góp vốn thành lập của công ty TNHH Hải Minh.
* Trường hợp 2: 3 sinh viên Đức, Nghĩa, Tín chung vốn và cử 1 người làm thay mặt đứng tên góp vốn (Đại diện theo uỷ quyền của 2 người kia)
- Thành viên của công ty bao gồm: 2 thành viên
+ Người thay mặt đứng tên góp vốn (Đại diện theo uỷ quyền), do 3 sinh viên cử
+ Công ty TNHH Hải Minh
- Người trực tiếp tham gia hội đồng thành viên
+ Người do phía 3 sinh viên cử
+ Ông Phạm Văn Minh
c. Doanh nghiệp do 3 sinh viên và công ty TNHH Hải Minh thành lập là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên theo luật doanh nghiệp 2005, phần qui định các vấn đề về công ty TNHH có 2 thành viên trở lên thì Chủ tịch hội đồng thành viên có thể là người thay mặt theo pháp luật.
-> Như vậy: Điều lệ của Công ty có thể qui định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người thay mặt theo pháp luật của công ty.
d. Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên theo luật doanh nghiệp 2005 có các đặc điểm cơ bản sau:
- Số lượng thành viên: Từ 2 – 50 thành viên
- Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ và tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp
- Có tư cách pháp nhân
- Được chuyển nhượng vốn góp theo qui định của pháp luật
- Không được phát hành cổ phiếu.
Câu 5: a. Tính chất của quan hệ hợp đồng
Đây là hợp đồng kinh doanh thương mại
Lý do: - Chủ thể của hợp đồng là 2 thương nhân
- Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận
- Hình thức: bằng văn bản - nội dung: Mua bán đồ gỗ (Pháp luật không cấm) - 2 bên thỏa thuận tự nguyện, không trái đạo đức kinh doanh.
b. Hiện hành khi xác lập và giải quyết quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại, các bên căn cứ vào
- Bộ luật dân sự 2005
- Luật thương mại 2005
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm doanh nghiệp
Trong đời sống kinh tế xã hội, doanh nghiệp là một thực thể kinh tế - xã hội, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, thực hiện chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh .
Doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây:
Thứ nhất, là tổ chức kinh tế, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập;
Thứ hai, doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý (thành lập và đăng ký kinh doanh) theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
Thứ ba, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Đó cũng là tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với tư cách là các thực thể kinh tế - xã hội, là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp. Pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh. Về cấu trúc bên trong, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp được cấu thành bởi các quy phạm, các chế định pháp luật liên quan đến vấn đề tổ chức doanh nghiệp (gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp và rút khỏi thị trường).
2. Phân loại doanh nghiệp
Có 05 cách phân loại doanh nghiệp chủ yếu sau:
Thứ nhất, căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp tư và doanh nghiệp công.
Thứ hai, căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Thứ ba, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm tài sản (mức độ chịu trách nhiệm tài sản trong hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp), doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn. (Mức độ, phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa và được áp dụng khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản).
Thứ tư, căn cứ vào cơ cấu chủ sở hữu và cách góp vốn vào doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp một chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh).
Thứ năm, căn cứ vào loại hình tổ chức và hoạt động, doanh nghiệp được chia thành: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
3. Văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005. Ngoài ra có các văn bản liên quan như: Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh, thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó. Trong trường hợp này, nếu các cam kết song phương có nội dung khác với cam kết đa phương thì áp dụng theo nội dung cam kết thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật đặc thù sau đây về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh; về cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nội bộ doanh nghiệp, quyền tự chủ kinh doanh, cơ cấu lại và giải thể doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định của luật đó.
a) Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Luật Dầu khí;
c) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
d) Luật Xuất bản;
đ) Luật Báo chí;
e) Luật Giáo dục;
g) Luật Chứng khoán;
h) Luật Kinh doanh bảo hiểm;
i) Luật Luật sư;
k) Luật Công chứng;
l) Luật sửa đổi, bổ sung các luật nêu trên và các luật đặc thù khác được Quốc hội thông qua sau khi Nghị định số 139/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
4. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
Với yêu cầu của nguyên tắc tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Các quy định về thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Các quy định về thành lập doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
4.1. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp
Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm thay mặt theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”.
Những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào công ty, nếu họ không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
B. Câu hỏi bài tập
Câu số 4: a. Các bên trong quan hệ thỏa thuận góp vốn như trên có thể làm như vậy.
Lý do: Đây là quan hệ thỏa thuận góp vốn thành lập công ty (thành lập doanh nghiệp). Theo luật doanh nghiệp 2005, tất cả các tổ chức, cá nhân không nằm trong đối tượng bị cấm không được thành lập doanh nghiệp, đều được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. Các đối tượng bị cấm bao gồm:
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, dùng tài sản Nhà nước góp vốn thu lợi riêng cho đơn vị mình.
- Cán bộ công chức Nhà nước theo qui định của pháp luật về cán bộ công chức
- Lãnh đạo của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước – sỹ quan, hạ sĩ quan, công an, bộ đội, công nhân quốc phòng.
- Người đang chấp hành các hình phạt tù,…
- Các đối tượng khác theo luật phá sản.
Như vậy: 3 sinh viên: Đức, Nghĩa, Tín và Công ty TNHH Hải Minh đều không phải là các đối tượng cấm không được thành lập doanh nghiệp.
Do đó các bên trong quan hệ có thể thoả thuận góp vốn để thành lập Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng.
b. Thành viên của công ty và tham gia hội đồng thành viên
* Trường hợp 1: Giả sử 3 sinh viên góp vốn với tư cách cá nhân: Ví dụ
- Đức góp: 250 triệu
- Nghĩa góp: 250 triệu
- Tín góp: 250 triệu
* Thành viên của công ty bao gồm 4 thành viên
- Đức
- Tín
- Nghĩa
- Công ty TNHH Hải Minh
* Người trực tiếp tham gia hội đồng thành viên: 4 người
- Đức
- Tín
- Nghĩa
- Ông Phạm Văn Minh: Người được chỉ định là thay mặt theo uỷ quyền góp vốn thành lập của công ty TNHH Hải Minh.
* Trường hợp 2: 3 sinh viên Đức, Nghĩa, Tín chung vốn và cử 1 người làm thay mặt đứng tên góp vốn (Đại diện theo uỷ quyền của 2 người kia)
- Thành viên của công ty bao gồm: 2 thành viên
+ Người thay mặt đứng tên góp vốn (Đại diện theo uỷ quyền), do 3 sinh viên cử
+ Công ty TNHH Hải Minh
- Người trực tiếp tham gia hội đồng thành viên
+ Người do phía 3 sinh viên cử
+ Ông Phạm Văn Minh
c. Doanh nghiệp do 3 sinh viên và công ty TNHH Hải Minh thành lập là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên theo luật doanh nghiệp 2005, phần qui định các vấn đề về công ty TNHH có 2 thành viên trở lên thì Chủ tịch hội đồng thành viên có thể là người thay mặt theo pháp luật.
-> Như vậy: Điều lệ của Công ty có thể qui định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người thay mặt theo pháp luật của công ty.
d. Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên theo luật doanh nghiệp 2005 có các đặc điểm cơ bản sau:
- Số lượng thành viên: Từ 2 – 50 thành viên
- Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ và tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp
- Có tư cách pháp nhân
- Được chuyển nhượng vốn góp theo qui định của pháp luật
- Không được phát hành cổ phiếu.
Câu 5: a. Tính chất của quan hệ hợp đồng
Đây là hợp đồng kinh doanh thương mại
Lý do: - Chủ thể của hợp đồng là 2 thương nhân
- Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận
- Hình thức: bằng văn bản - nội dung: Mua bán đồ gỗ (Pháp luật không cấm) - 2 bên thỏa thuận tự nguyện, không trái đạo đức kinh doanh.
b. Hiện hành khi xác lập và giải quyết quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại, các bên căn cứ vào
- Bộ luật dân sự 2005
- Luật thương mại 2005
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: