Eban

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nội dung đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế Những khó khăn thách thức của ngoại giao Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa

NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
I. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Hoàn cảnh lịch sử
a) Hoàn cảnh thế giới:
- Cách mạng khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) đang phát triển ,tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia dân tộc.
- Các nước XHCN đang bị khủng hoảng sâu sắc, đầu những năm 90 Liên xô sụp đổ, tác động tới quan hệ quốc tế từ thế giới 2 cực: Liên xô-Hoa Kỳ sang thế giới một cực (Mỹ)
- Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột tranh chấp vẫn còn nhưng xu thế của thế giới là hòa bình hợp tác và phát triển
- Xu thế chạy đua phát triển kinh tế giữa các nước, buộc các nước đang phát triển phải đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghê, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.
- Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra trên thế giới, buộc các nước phải liên kết lại để cùng phát triển. Thực tế cho thấy rằng, các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua.
- Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương:
+ Là khu vực ổn định tuy vẫn còn những bất ổn như: vấn đề hạt nhân, tranh chấp lãnh hải biển Đông, các nước trong khu vực tăng cường vũ trang.
+ Có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hòa bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh.
b) Hoàn cảnh Việt Nam:
+ Sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch đối với Việt Nam từ nữa cuối thập kỷ 70 tạo nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định trong khu vực và gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển của các mạng Việt Nam, là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng ở nước ta.
Vì vậy, vấn đề giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta.
+ Hậu quả nặng nề của chiến tranh và các khuyết điểm chủ quan khác, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những thách thức lớn đối với cách mạng Việt Nam. Yêu cầu hợp tác kinh tế với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
2. Nội dung đường lối đối ngoại,hội nhập kinh tế quốc tế
a) Sự hình thành và phát triển đường lối qua các kỳ Đại hội Đảng
* Giai đoạn (1986-1996): xác lập đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế
 ĐH VI (diễn ra từ ngày 15-18/12/1986 tại Hà Nội): mở đầu đổi mới tư duy về công tác đối ngoại
+ Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
+ Đề ra yêu cầu cần quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống XHCN và tham gia sự phân công quốc tế
+ Tranh thủ quan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước công nghiệp phát triển, tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
- Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5-1988) đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế và chuyển hướng chiến lược đối ngoại của Đảng, Nghị quyết nhận định rằng, tình trạng kinh tế yếu kém, tình thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị sẽ thành nguy cơ lớn đối với an ninh và độc lập dân tộc. Từ đó, đề ra nhiệm vụ :
+ Kiên quyết chủ động chuyển từ đấu tranh đối đầu sang hợp tác trong hoà bình
+ Phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu cô lập ta về kinh tế và chính trị
+ Lợi dụng sự phát triển cách mạng khoa học-kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá
+ Kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa dạng hoá quan hệ
- Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), Hội nghị Trung ương 7 (tháng 8-1989) và Hội nghị Trung ương 8 (tháng 3-1990) của khóa đã tập trung đánh giá tình hình thế giới liên quan đến những biến động xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đề ra các quyết sách đối phó với những tác động phức tạp từ diễn biến của tình hình thế giới đối với nước ta và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
 ĐH VII (Diễn ra từ ngày 24-27/6/1991 tại Hà Nội)
+Chủ trương: phải hợp tác, bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội trên cơ sở các nguyên tắc cùng hoà bình
+ Phương châm: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển
+ Quan hệ kinh tế đối ngoại mở ra bước đột phá mới với chủ trương : gắn thị trường trong nước và xuất khẩu, mở rộng, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.
- Hội nghị Trung ương 3, khóa VII (tháng 6-1992) đã ra Nghị quyết chuyên đề về công tác đối ngoại. Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ công tác đối ngoại, tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại, các phương châm xử lý các vấn đề quan hệ quốc tế; đề ra chủ trương mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa..., trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc... Nghị quyết Trung ương 3, khóa VII là văn kiện đánh dấu sự hình thành đường lối đối ngoại của Đảng ta cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Thách thức với Việt Nam là cần tiếp tục đảm bảo chính sách đối ngoại đa phương và ngăn khả năng bị “kéo” vào quỹ đạo của một trong các cường quốc lớn.
Rõ ràng, Việt Nam phải đặt ưu tiên tương đối cho Trung Quốc để đảm bảo rằng mối quan hệ này vẫn được duy trì một cách hữu nghị và hòa bình. Mối nguy cho Việt Nam chính là trở nên phụ thuộc về kinh tế với Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã là nước thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với hơn 10 tỉ USD. Sự phụ thuộc vào kinh tế có thể sẽ “cướp” đi quyền tự do hành động của Việt Nam.
- Các đối tác lớn cùng các mối đe dọa
Lợi ích của Việt Nam chính là việc Mỹ vẫn tiếp tục can dự mạnh mẽ vào khu vực. Nhưng giữ chân Mỹ tập trung vào khu vực này rất khó bởi nước này đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế và những cam kết tại Afghanistan. Việc muốn giữ sự can dự mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực luôn đồng nghĩa với việc Mỹ gia tăng áp lực với các đồng minh, bạn bè, đối tác chiến lược để hành động nhiều hơn. Tuy nhiên, với Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc bị gia tăng áp lực đối với các vấn đề chính trị, tôn giáo.
Việt Nam có quan hệ truyền thống lâu dài với Ấn Độ nên cần tiếp tục để gặt hái những quả ngọt của mối quan hệ tròn trịa này. Tuy vậy, mối nguy hiểm của việc tiến quá gần Ấn Độ là Việt Nam có thể đẩy vào thế đối đầu chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Nga có thể sẽ trở lại châu Á nhưng liệu nó có thể đầy quyền lực như đã từng có trước đây? Người Nga có thể muốn thúc đẩy chính mình như là một cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương nhưng các lợi ích quan trọng của Nga lại nằm ở Đông Âu và Trung Á. Nga có thể quá yếu để hành động khi Việt Nam cần sự hỗ trợ. Nhưng trong thập kỷ tới, có thể Nga vẫn là nhà cung cấp thiết bị vũ khí chính cho lực lượng vũ trang của Việt Nam. Nga sẽ tham gia vào việc phát triển nguồn năng lượng và điện hạt nhân của Việt Nam.
- Tiếp tục đổi mới để không tụt hậu
Trong thập kỷ tới, Việt Nam có thể đối mặt với các thách thức lớn trong nước cũng như trong chính sách đối ngoại. Về đối nội, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới và tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc chuyển đổi từ nền sản xuất hướng vào xuất khẩu sang tăng trưởng dựa vào nhu cầu trong nước.
Việt Nam cần phát triển đội ngũ các doanh nghiệp đẳng cấp quốc tế có khả năng cạnh tranh ở nước ngoài. Mối đe dọa cho Việt Nam là bị bỏ lại đằng sau do thất bại trong việc tiến hành đổi mới và tái cấu trúc kinh tế. Việt Nam có dân số đang tăng nhanh và phải giữ mức tăng trưởng cao để đảm bảo công ăn việc làm cho dân chúng và duy trì ổn định chính trị.
- Bảo vệ chủ quyền
Việt Nam sẽ cần quyết liệt bảo vệ chủ quyền của mình, đặc biệt là ở các giàn khoan dầu khí ngoài khơi.
Trong thập kỷ mới, Việt Nam sẽ buộc phải tăng việc sử dụng ngân sách cho quốc phòng để chi trả cho những vũ khí quan trọng mà Việt Nam mới mua của Nga.
Việt Nam sẽ cần tiếp tục đặt ưu tiên việc đàm phán với Trung Quốc để giải quyết các tuyên bố về biên giới lãnh thổ một cách hòa bình. Lưu ý: Sau năm 2030, khi Trung Quốc trở nên phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu dầu và khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng, bất kỳ một mỏ dầu lớn nào được phát hiện ở biển Đông đều có thể dẫn tới sự va chạm giữa các bên, bao gồm cả xung đột.
- ASEAN: Nền tảng cho chính sách đối ngoại
Về đối ngoại, Việt Nam sẽ nổi lên như một nước chiến lược ở tầm trung trong các vấn đề khu vực.
Việt Nam cần mối quan hệ đa phương tốt để cân bằng các nước lớn. ASEAN đang cho thấy mình chưa đủ mạnh. Việt Nam không đủ sức để bỏ qua ASEAN nhưng cũng không nên đánh giá quá cao vai trò của tổ chức này. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải dựa vào ASEAN như một nền tảng chính sách đối ngoại của mình nhưng phải thêm các công cụ bổ sung để tham gia vào các vấn đề khu vực.
Vào thời điểm này, các thể chế đa phương ASEAN đang có phần thiên vị cho Trung Quốc như ASEAN + 1. Việt Nam phải tìm cách để khiến các thể chế đa phương này hoạt động tốt hơn, như Hội nghị Thượng đỉnh hay APEC, hay ủng hộ các sáng kiến xây dựng cấu trúc để cân bằng với sức mạnh chính trị và kinh tế của Trung Quốc.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu
Cũng trên mặt trận đối ngoại, trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi biến đổi khí hậu và việc nước biển dâng sẽ gây ngập lụt ở ĐB sông Cửu Long và gây tác động đến TP.HCM, gắn với những tác động tiêu cực như lũ lụt, bão và sự lan tràn dịch bệnh. Việt Nam không có các nguồn đủ để đối phó một mình. Biến đổi khí hậu đe dọa tương lai chiến lược của Việt Nam và có thể xói mòn nền tảng sức mạnh quốc gia của Việt Nam nhanh hơn cả những va chạm với các nước lớn”.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

candy151

Member
Re: [Free] Nội dung đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế Những khó khăn thách thức của ngoại giao Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa

Cho mình xin link down nhé. tks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới 1986-1991 Khoa học Tự nhiên 6
D Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá Văn hóa, Xã hội 0
C Nội dung, mục tiêu của đường lối công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Tài liệu chưa phân loại 0
N Vì sao đảng ta đề ra đường lối đổi mới về kinh tế, nội dung và những thành tựu hơn 20 năm thực hiện Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 2
E Website về đái tháo đường nào có nội dung hay? Sức khỏe 1
A Nội dung nghệ thuật của các bài thơ Đường ở chương trình THPT Tài liệu chưa phân loại 0
V Tìm hiểu nội dung Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Tài liệu chưa phân loại 0
V Quá trình hình thành đường lối đổi mới trong cách mạng xã hội chủ nghĩa của đảng và nội dung đường lối đổi mới do đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Tài liệu chưa phân loại 2
R Cách tạo header có nội dung tên, số trang, có đường kẻ dưới Hỏi đáp Tin học 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top