anhsaobang_qn0
New Member
Download miễn phí Nội dung nghệ thuật của các bài thơ Đường ở chương trình THPT
Con sông từ trên cao đổ xuống, sức nước mạnh, chảy xiết mới có thể đẩy con thuyền lướt đi với tốc độ cao, vượt ngàn dặm như thế trong một ngày. Và do thuyền đi nhanh như vậy nên tiếng vượn kêu hai bên bờ sông nghe như một tiếng kéo dài ( đề bất tận). Miêu tả tiếng vượn kêu kéo dài không dứt ấy là để nói lên cái tốc độ cực nhanh của chiếc thuyền. Nhờ vậy, con thuyền của Lý Bạch trở nên nhẹ tênh, vượt qua muôn trùng núi non. Ýù ở ngoài lời là ở chỗ thông qua đó, người ta có thể tưởng tượng ra con sông Trường Giang chảy xiết như thế nào. Nếu cảnh trong thơ Lý Bạch thật phóng khoáng và bao la, chứng tỏ phong cách của một thi tiên lãng mạn thì cảnh trong thơ Đỗ Phủ lại u buồn, mang bóng dáng hiện thực đau buồn:
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-noi_dung_nghe_thuat_cua_cac_bai_tho_duong_o_chuong.8YzBHuiow9.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57141/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC BÀI THƠ ĐƯỜNG Ở CHƯƠNG TRÌNH THPTTrên thi đàn Trung Quốc, thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng, mang nội dung và nghệ thuật trác tuyệt, đạt đến trình độ cổ điển đánh dấu thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc.Với những tinh hoa của thơ Đường mà nó được chọn lọc, đưa vào giảng dạy ở trường THPT. Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và tiếp thu những tinh túy văn hóa nhân loại của dân tộc ta. Đây cũng là cách cho các thế hệ mai sau biết những tinh hoa đó để các em phát huy những nét đẹp văn hóa mới trên cơ sở kế thừa những điều tốt đẹp cũ. Thế nên việc giảng dạy thơ Đường như thế nào là điều quan trọng đối với người giáo viên. Vấn đề này đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều người, bao gồm việc đưa ra những phương pháp, kinh nghiệm, từ đó hình thành kiến thức chuyên môn cho giáo viên khi giảng dạy thơ Đường. Bài tiểu luận này chỉ đi vào tìm hiểu mấy nét chính về nội dung nghệ thuật của một số bài thơ Đường được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT. Qua công việc này, tui mong muốn góp một tiếng nói nhỏ của mình để việc giảng dạy thơ Đường sao cho thật hay và hiệu quả1. Không gian hình tượng trong thơ Đường:Nếu ta đặt” hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” ( Từ điển thuật ngữ văn học) thì không gian hình tượng trong thơ Đường là một loại hình tượng nghệ thuật. Vậy tại sao lại gọi không gian được miêu tả trong thơ Đường là không gian hình tượng? Nó được các tác giả đời Đường xây dựng như thế nào trong tác phẩm của mình? Và việc xây dựng không gian hình tượng đó có ý nghĩa như thế nào?Nói không gian trong thơ Đường là loại không gian hình tượng bởi vì khi miêu tả về nó, các tác giả luôn tìm cách đồng nhất các sự kiện, biến cái hữu hạn thành cái vô hạn:
“ Cô phàm viễn cảnh bích không tậnDuy kiến trường giang thiên tế lưu”
Đây là hai câu cuối trong bài” Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”( Lý Bạch). Ông làm bài thơ này để tiễn Mạnh Hạo Nhiên từ lầu Hoàng Hạc đi Dương Châu. Và ông đã tả khung cảnh chia tay ấy với các sự kiện sau: bích không tận – Trường Giang, một cánh buồm cô đơn, một khoảng trời xanh vô tận, một con sông dài. So sánh những hình ảnh này về giới hạn, số lượng, bản chất, ta thấy có những từ tương phản: một cánh buồm lẻ loi, cô độc, đìu hiu. Cánh buồm tự bản thân nó không mang tâm trạng gì nhưng nó lại được đặt trong một khung cảnh khiến người ta nghĩ đến sự cô đơn: con sông Trường Giang dài và rộng. Cánh buồm quả là cô lẻ giữa con sông ấy, song sông Trường Giang dài rộng là thế cũng không sánh được với khoảng vũ trụ bao la trên đầu. Một cánh buồm đơn độc xa xăm lẩn vào khoảng không xanh vô tận, trông theo chỉ thấy dòng sông chảy miệt từ trời xuống. Ta biết Trường Giang không phải chảy từ trên trời xuống mà là chảy xuyên suốt mảnh đất Trung Quốc rộng lớn. Vậy tại sao Lý Bạch đã hơn một lần nhầm lẫn như vậy? Trong “ Vọng lư sơn bộc bố”, ông nhìn thác mà cứ ngỡ bắt nguồn từ trới cao: “ Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên” ( Tưởng là sông Ngân rơi xuống từ chin tầng mây). Thực ra Lý Bạch không hề nhầm lẫn, vì con sông dài với khoảng trời xanh vô tận đã khộng còn phân biệt được nữa trước con mắt của thi nhân, cả hai đã hòa làm một. Những thuộc tính tương phản nổi bật : cánh buồm cô độc ( hữu hạn), dòng sông ( hữu hạn), không gian vô hạn khi hòa làm một không hề tương phản mà tạo thành chỉnh thể thống nhất, bổ sung cho nhau tạo nên hình ảnh chung đó. Cánh buồm càng lẻ loi, đơn độc, thì dòng sông càng dài, càng rộng khiến bầu trời vốn xanh me6ng mông lại càng thêm bất tận. Trời nước mênh mông, bóng buồm xa thẳm, tất cả hòa làm một, sông cứ dài, trời cứ xanh, thuyền cứ xa và trở nên vô hạn. Cùng cái nhìn chung lí tưởng với Lý Bạch, trong bài” Đăng cao”, Đỗ Phủ đã miêu tả:
“ Phong thấp thiên cao viên khiếu aiChữ thanh sa bạch điểu phi hồiVô biên lạc mộc tiêu tiêu hạBất tận trường giang cổn cổn lai”
Trên đây có ba sự kiện được tả: trời cao, rừng cây bát ngát và dòng sông bất tận. Rừng cây, dòng sông mà tác gải thấy là dài dằng dặc nhưng lại nhỏ bé so với cái vô cùng của trời cao. Cho dù” vô biên lạc một”, là “ bất tận trường giang” thì cũng là hữu hạn so với thiên cao vô hạn. Với cùng một khuynh hướng đồng nhất mô tả các sự kiện giống nhau, Đỗ Phủ đã biến cái hữu hạn thành cái vô hạn bằng cách nhìn chúng trong một không gian ba chiều: dọc với trời cao, với nước trong một cái nhìn xuyên suốt từ trời đến đáy nước: trời càng cao, nước càng trong thì cái nhìn càng sâu; bề rộng với ngàn cây bát ngát vô biên, lá xào xạc rơi thì rừng cây càng mênh mông , sông dài càng bất tận, nước càng cuồn cuộn, sông càng dài. Từ vật nhỏ góp thành vật lớn, ngàn cây góp thành rừng, bất tận con nước làm thành sông dài, tất cả tạo nên vũ trụ mênh mông. Trong không gian ba chiều ấy, rừng cây và dòng sông hòa vào trời cao làm thành vũ trụ mênh mông choáng ngợp.Một ví dụ khác về bút pháp đồng nhất các sự kiện trong thơ của Đỗ Phủ:
“ Tinh thùy bình dã khoátNguyệt dũng đại giang lưu”
Đỗ Phủ đã đồng nhất ngôi sao với đồng bằng, ngôi sao càng rũ xuống thì đồng bằng càng rộng. Ngôi sao rũ xuống khiến đồng bằng hữu hạn cứ như được kéo dài thêm ra đến mênh mông vô hạn. Dòng sông đang chảy xiết nên khi trăng chiếu trên mặt nước , trăng như bị xé ra từng mảnh vụn rơi vãi trên mặt nước. “ Dũng” nghĩa là tung tóe thật mạnh và vỡ tan ra thành từng mảnh nhỏ. Trăng càng tung tóe dữ dội thì dòng sông càng chảy xiết. Đồng nhất các sự kiện, biến cái hữu hạn thành cái vô hạn mới chỉ là một đặc trưng nghệ thuật trong vô số những sáng tạo nghệ thuật sản sinh từ những thiên tài thơ ca xuất chúng đời Đường.2. cách chiếm lĩnh không gian của các nhà thơ Đường:Để có được không gian hình tượng trong thơ, các thi nhân đời Đường có cách chiếm lĩnh không gian rất độc đáo. Muốn có được không gian hình tượng, trước tiên phải có một không gian cụ thể làm vật liệu và các nhà thơ là những người xây dựng khéo léo và sáng tạo ttrong việc lựa chọn chất liệu thơ là những sự vật cụ thể trong không gian đưa vào thơ, từ đó tạo nên thần thái của bài thơ, khái quát nên thành hình tượng nghệ thuật. Để hướng tới cái đẹp hoàn thiện, cùng chung một lí tưởng thẩm mĩ, vô hình chung, các nhà thơ lớn đời Đường có chung một cách chiếm lĩnh không gian. Họ hướng đến việc chiếm lĩnh không gian theo bề cao chứ không phải theo bề rộng. Bề cao mang đến sự cảm nhận về chiều sâu, thăm thẳm và đầy bí ẩn, không phải nghe là biết, nhìn là hiểu. Điều này mới chính là đặc trưng của thơ Đường, bình dị mà sâu sắc, đơn giản ngắn gọn mà trầm lắng sâu xa. Chúng ta có thể tìm hiểu điều này qua bài thơ “ Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu.Đây là bài vịnh ngôi lầu Hoàng Hạc được chép lại ngay trên bức vá...
Tags: nội dung của thơ đường