Download miễn phí Đề tài Nội dung quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Đảng ta đã nhận thức và vận dụng quy luật đó như thế nào trong giai đoạn hiện nay
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Mối quan hệ biện chứng giữa chúng 3
1. Lực lượng sản xuất 3
2. Quan hệ sản xuất 4
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 5
3.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đói với quan hệ sản xuất 5
3.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất lên lực lượng sản xuất 6
II. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 7
1. Cơ sở hạ tầng 7
2. Kiến trúc thượng tầng 8
3. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 9
3.1. Vai trò quyết định cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng: 9
3.2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng 10
III. Sự vận dụng hai quy luật trên của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 11
1. Những sai lầm của Đảng ta về việc vận dụng không đúng 2 quy luật trên. 12
2. Vận dụng của Đảng và Nhà nước ta về hai quy luật trên trong giai đoạn hiện nay. 13
2.1. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 13
2.2. Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. 15
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 17
I. Thành tựu 17
II. Hạn chế 17
III. Giải pháp 18
IV. Kết luận chung 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-18-de_tai_noi_dung_quan_he_san_xuat_phai_phu_hop_voi_tinh_chat_j1RDml94Kv.png /tai-lieu/de-tai-noi-dung-quan-he-san-xuat-phai-phu-hop-voi-tinh-chat-va-trinh-do-phat-trien-luc-luong-san-xuat-dang-ta-da-nhan-91934/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa xâm nhập vào yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất mà còn đem lại sự thay đổi về chất. Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động.
2. Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ sản xuất giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất. Nó được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ kinh tế - xã hội và quan hệ kinh tế - tổ chức. Trong đó quan hệ kinh tế xã hội biểu hiện hình thức xã hội của sản xuất, nó biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trên ba mặt chủ yếu: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức quản lí điều hành, quan hệ phân phối sản phẩm. Cả ba mặt này tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
Trong ba mặt đó thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định vì: trong xã hội lực lượng nào, giai cấp nào nắm những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì họ có vai trò tổ chức, quản lí, điều hành nền sản xuất, do đó họ có quyền đưa ra và thực hiện cách phân phối sản phẩm. Trái lại những lực lượng nào, giai cấp nào không có tư liệu sản xuất trong tay, khi đó họ có thể tồn tại được thì họ phải bán sức lao động của chính mình và trở thành những công nhân làm thuê.
Trong quá trình phát triển của nhân loại đã chứng kiến hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Trong đó sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít người, còn đại đa số không có hay có rất ít tư liệu sản xuất. Khi đó xã hội sẽ tồn tại quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Còn sở hữu công cộng là loại hình sở hữu trong đó tư liệu sản xuất thuộc mọi thành viên của mỗi cộng đồng. Khi đó quan hệ xã hội là quan hệ bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Bên cạnh quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất thì tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất. Còn quan hệ phân phối sản xuất là kích thích trực tiếp lợi ích của con người, nên nó tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, do đó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất.
Quan hệ kinh tế - tổ chức xuất hiện trong quá trình tổ chức sản xuất. Nó vừa biểu hiện quan hệ giữa người với người, vừa biểu hiện trạng thái tự nhiên kỹ thuật của nền sản xuất. Quan hệ này phản ánh trình độ phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất. Nó do tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quy định.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hợp thành cách sản xuất trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất phải phụ thuộc với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây chính là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội. Đó cũng là quy luật kinh tế chung của mọi cách sản xuất.
3.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đói với quan hệ sản xuất
Trong cách sản xuất thì lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất vì: Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả thì con người luôn luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển công lao động thì kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ. Lực lượng sản xuất trở thành yếu tố đồng nhất, cách mạng nhất. Còn quan hệ sản xuất là yếu tố ổn định, có khuynh hướng lạc hậu hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy lực lượng sản xuất là nội dung là cách còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết đinh hình thức, hình thức phụ thuộc vào nội dung, nội dung thay đổi trước, sau đó hình thức thay đổi theo.
Tuy nhiên lực lượng sản xuất không chỉ quyết định quan hệ sản xuất mà còn quyết định cả những quan hệ sản xuất khác của con người như giai cấp, quan hệ dân tộc, chính trị Và đồng thời quyết định sự phát triển của chính bản thân nền sản xuất xã hội. Điều đó được thể hiện trong "sự khốn cùng của triết học". C.Mác viết "nhưng quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi cách sản xuất của mình và do thay đổi cách sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình".
3.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất lên lực lượng sản xuất
Nếu ở phần trên: lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng không có nghĩa là quan hệ sản xuất thụ động, lệ thuộc vào lực lượng sản xuất. Trái lại nó tác động mạnh mẽ lên lực lượng sản xuất theo hai chiều: hay là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, hay là kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh. Ngược lại nó không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên tác động kìm hãm đó chỉ tạm thời, theo tính tất yếu khách quan cuối cùng nó sẽ bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Khi đó cách sản xuất cũ mất đi, cách sản xuất mới ra đời thay thế. C.Mác đã nói "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội". Nhưng rồi quan hệ sản xuất mới này sẽ lại trở nên không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển hơn nữa, sự thay thế cách sản xuất lại diễn ra. Trong xã hội loài người lịch sử phát triển của những cách sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao: phương thứuc sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, chiếm nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và trong tương lai là cộng sản chủ nghĩa.
Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất vì: những mục đích của sản xuất, quy định hệ thống tổ chức, quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quyết định cách phân phối và phân chia của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng đến thái độ quần chúng lao động, một lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, nó tạo ra những điều kiện kích thích hay hạn chế việc cải tiến công cụ lao động, áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác và phân phối lao động.
Tóm lại vấn đề then chốt trong quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là: sự phù hợp (hay không phù hợp) của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng của sự phù hợp (hay không phù hợp) là năng suất lao động xã hội.
Tuy nhiên việc hiểu không đúng vấn đề trên hay hiểu một cách đơn giản sẽ dẫn đến những sai lầm tai hại trong việc đề ra chính sách hoạt động thực tiễn của con người. Và một trong những sai lầm cơ bản: chúng ta đã tuyệt đối hoá vai trò "thúc đẩy, mở đường" của quan hệ sản xuất. Cụ thể hơn là tuyệt đối hoá quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và coi thường, không chú trọng vào vai trò của quan hệ tổ chức quản lí sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm. Chính điều này dẫn đến nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng trong những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỉ XX.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Nó được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Cơ sở hạ tầng cấu thành từ những quan hệ trực tiếp giữa người với người trong sản xuất vật chất và từ những quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất của đời sống xã hội.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò chủ đạo, nó chi phối các quan hệ sản xuất khác. Đồng thời nó cũng quy định xu hướng chung ...