summerain203
New Member
Download Đề tài Một số nội dung về định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020
Là vùng có mật độ đường bộ cao, song tình trạng tắc nghẽn giao thông tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh. Đặc biệt hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia (kể cả đường bộ và đường sắt) phát triển chậm, hạn chế sự gắn bó liên kết phát triển liên vùng cũng như giảm khả năng phát huy nội lực của vùng.
Việc phát triển hệ thống cảng biển chưa hợp lý trên địa bàn. Đường sắt chậm phát triển, gây tình trạng ách tắc tại một số cầu, bến. Hạ tầng cấp thoát nước còn khá yếu kém ở khu vực nội thành, và đặc biệt còn gây ra tình trạng ngập lụt thường xuyên.
Các KCN, mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và rộng khắp, song quản lý xây dựng kém hiệu quả, thiếu sự gắn kết giữa phát triển KCN và phát triển đô thị, hạ tầng, thiếu tầm nhìn chiến lược về không gian và thời gian. Nhiều khu công nghiệp trong tình trạng phát triển thiếu đồng bộ, thiếu két cấu hạ tầng ngoài hàng rào (đặc biệt là nhà ở cho công nhân, công trình cấp thoát nước, ngập lụt vẫn xảy ra thường xuyên ở thành phố Hồ Chí Minh).
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, có xu hướng gia tăng ở những đô thị lớn, tại hầu hết khu công nghiệp, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, dọc đường 51, dọc sông Thị Vải. Theo điều tra mức ô nhiễm so tiêu chuẩn cho phép ở nhiều nơi đã vượt 4 – 5 lần.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Đây là vùng duy nhất hiện nay của cả nước hội tủ đủ điều kiện và lợi thế cho phát triển công nghiệp và dịch vụ để có tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.
2. Những kết quả đạt được trong phát triển thời gian qua
1) Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng
(1) Sau hơn 20 năm đổi mới, Vùng ĐNB & TĐPN đã có bước phát triển vượt bậc cả về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thời kỳ 2001 – 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 11,76% cao gấp 1,56 lần tốc độ tăng bình quân cả nước, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 13,76%, nông – lâm – ngư nghiệp tăng 5,53%, dịch vụ tăng 10,87%. GDP/người của vùng tăng từ 11,4 triệu đồng năm 2000 lên 21 triệu đồng năm 2005.
(2) Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và thành phần có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành. Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản từ 6,9% (năm 2000) lên 60% (năm 2005); dịch vụ từ 36,8% xuống 34,8%.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành có sự chuyển dịch lớn. Tỷ trọng lao động khu vực nông – lâm – thủy sản từ 38,6% năm 1995 xuống 28,4% năm 2005 (cả nước là 69,7% năm 1995 và 56,8% năm 2005). Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp tăng từ 28,1% lên 33,1% và dịch vụ từ 33,3% lên 38,5% (tương ứng của cả nước là 13,2% và 17,9%; dịch vụ là 17,1% và 25,3%).
(3) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ĐNB & TĐPN tăng từ 59,4 nghìn tỷ đồng năm 2000 (65,51% tổng thu ngân sách của cả nước). Trong thời kỳ 2001 – 2005, tốc độ tăng thu ngân sách là 13,92%. Tổng chi ngân sách Nhà nước của Vùng năm 2000 đạt 8807,5 tỷ đồng, năm 2005 là 31147,3 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi thường xuyên của các địa phương trong vùng và có tích lũy để đầu tư phát triển.
(4) Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 23,8 tỷ USD, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người gấp 5,5 lần mức bình quân cả nước (gấp 3,8 lần nếu không kể dầu khí). Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của vùng đã tăng lên đáng kể, gấp gần 2,2 lần sau 5 năm (từ 744 USD lên 1.633 USD) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các vùng khác. Đây là vùng kinh tế có độ mở lớn nhất cả nước.
(5) Trong 5 năm 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động khoảng 347,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 19,5%, vốn đầu tư của dân, doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 80,5%. Tỷ trọng vốn đầu tư của vùng so với cả nước thời kỳ 2001 – 2005 là 31,4% (1991 – 1995 là 28,3%; 1996 – 2000 là 28,5% và bình quân cả thời kỳ 1991 – 2005 là 32,6%).
Trong thời kỳ 1988 – 2005, toàn vùng đã thu hút được 4658 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký 36693,6 triệu USD, chiếm 64,8% tổng số dự án và 55,4% tổng số vốn đăng ký của cả nước. Các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 30% số dự án và 25% tổng vốn đăng ký so với cả nước; 48,5% số dự án và 45% số vốn đăng ký so với cả vùng. Đồng Nai chiếm 10,9% số dự án và 14% tổng vốn đăng ký; Bình Dương 15,4% số dự án và 7,7% số vốn đăng ký; Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 2,67% số dự án và 6,3% số vốn đăng ký của vùng. Bốn địa phương còn lại (Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Bình Phước) chiếm 6% tổng số dự án và 4,2% số vốn đăng ký FDI toàn vùng.
(6) Các mặt xã hội đều có bước phát triển.
Hệ thống giáo dục phát triển tốt, đa dạng các ngành học từ bậc giáo dục mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học, không chỉ phục vụ cho các địa phương trong vùng mà còn phục vụ cho hầu hết các tỉnh phía Nam. ĐNB & TĐPN là vùng tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các trường cao đẳng, đại học (có 64 trường, chiếm 27% tổng số trường cao đẳng và đại học của cả nước). Tổng số giảng viên và sinh viên tại các trường hệ cao đẳng và đại học chiếm 27% đội ngũ giảng viên và 28,52% tổng sinh viên cao đẳng và đại học của cả nước; 18% đội ngũ giáo viên và 19% lực lượng học sinh trung học chuyên nghiệp toàn quốc.
Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; 100% xã, phường có cán bộ y tế phục vụ, đến cuối năm 2005 trên 86,8% số trạm y tế có bác sĩ, cao nhất so với các vùng trong cả nước. ĐNB & TĐPN là vùng dẫn đầu trong cả nước về phát triển y học kỹ thuật cao, áp dụng khoa học kỹ thuật y tế hiện đại về nhiều chuyên ngành. Nhiều bệnh viện thuộc t Hồ Chí Minh đạt trình độ kỹ thuật chuyên sâu cao nhất cả nước.
Công tác văn hóa, thông tin, thể dục thể thao được quan tâm. Công tác giữ gìn, bảo lưu và phát triển các giá trị văn hóa được chú trọng.
Tỷ lệ hộ cùng kiệt và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm; an ninh trật tự xã hội và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các chương trình phát triển xã hội. Bình quân mỗi năm, ĐNB & TĐPN có khoảng 20 nghìn hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ cùng kiệt đến năm 2005 còn khoảng 6,5 – 7% trên tổng số hộ (theo chuẩn mới).
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã được đẩy mạnh phong trào xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội ngày càng được nhân rộng. Đẩy mạnh chương trình 3 giảm: ma túy, mại dâm, tội phạm. Nhiều địa phương trong vùng đã có những giải pháp tốt trong phòng chống buôn bán, vận chuyển, lưu hành các chất ma túy và cai nghiện các chất ma túy.
(7) ĐNB & TĐPN đóng góp ngày càng cao vào thành quả chung về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tính đến năm 2005, ĐNB & TĐPN chỉ chiếm 9,24% diện tích tự nhiên, 17,9% dân số cả nước và với tỷ lệ đô thị hóa là 48,4%, gấp 1,78 lần của cả nước (cả nước là 27,0%); Vùng đã đóng góp 37,3% GDP của cả nước. GDP/người đạt khoảng 21 triệu đồng (gấp 2,08 lần GDP/người của cả nước), tương đương với 1733,4 USD/người. Tỷ trọng giá trị công nghiệp của vùng trong tổng giá trị toàn ngành công nghiệp cả nước tăng từ 48,3% năm 1995 lên 55,3% năm 2005. Các KCN của vùng chiếm tới 70,5% diện tích, 86,1% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 60% số dự án; 75% vốn đầu tư trong nước vào các KCN của cả nước.
3) Những yếu kém, hạn chế thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau đây:
- Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhanh hơn mức bình quân cả nước, song chưa tạo ra tiền đề cho sự tăng tốc và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chậm lại trong thời gian qua, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu thiếu hợp lý, không đồng bộ, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh (từ 56,3% năm 2000 lên 60% năm 2005) trong khi tỷ trọng dịch vụ lại giảm (từ 36,8% xuống 34,8%). Điều đó đã tác động đến môi trường sản xuất kinh doanh, đến hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, cụ thể là làm tăng mức chi phí dịch vụ trong sản xuất, giảm năng suất lao độ...
Download Đề tài Một số nội dung về định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 miễn phí
Là vùng có mật độ đường bộ cao, song tình trạng tắc nghẽn giao thông tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh. Đặc biệt hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia (kể cả đường bộ và đường sắt) phát triển chậm, hạn chế sự gắn bó liên kết phát triển liên vùng cũng như giảm khả năng phát huy nội lực của vùng.
Việc phát triển hệ thống cảng biển chưa hợp lý trên địa bàn. Đường sắt chậm phát triển, gây tình trạng ách tắc tại một số cầu, bến. Hạ tầng cấp thoát nước còn khá yếu kém ở khu vực nội thành, và đặc biệt còn gây ra tình trạng ngập lụt thường xuyên.
Các KCN, mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và rộng khắp, song quản lý xây dựng kém hiệu quả, thiếu sự gắn kết giữa phát triển KCN và phát triển đô thị, hạ tầng, thiếu tầm nhìn chiến lược về không gian và thời gian. Nhiều khu công nghiệp trong tình trạng phát triển thiếu đồng bộ, thiếu két cấu hạ tầng ngoài hàng rào (đặc biệt là nhà ở cho công nhân, công trình cấp thoát nước, ngập lụt vẫn xảy ra thường xuyên ở thành phố Hồ Chí Minh).
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, có xu hướng gia tăng ở những đô thị lớn, tại hầu hết khu công nghiệp, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, dọc đường 51, dọc sông Thị Vải. Theo điều tra mức ô nhiễm so tiêu chuẩn cho phép ở nhiều nơi đã vượt 4 – 5 lần.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
vụ y tế cho cả vùng. Là một trong 2 vùng có khu công nghệ cao và trung tâm tin học, đào tạo và sản xuất phần mềm của cả nước.Đây là vùng duy nhất hiện nay của cả nước hội tủ đủ điều kiện và lợi thế cho phát triển công nghiệp và dịch vụ để có tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.
2. Những kết quả đạt được trong phát triển thời gian qua
1) Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng
(1) Sau hơn 20 năm đổi mới, Vùng ĐNB & TĐPN đã có bước phát triển vượt bậc cả về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thời kỳ 2001 – 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 11,76% cao gấp 1,56 lần tốc độ tăng bình quân cả nước, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 13,76%, nông – lâm – ngư nghiệp tăng 5,53%, dịch vụ tăng 10,87%. GDP/người của vùng tăng từ 11,4 triệu đồng năm 2000 lên 21 triệu đồng năm 2005.
(2) Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và thành phần có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành. Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản từ 6,9% (năm 2000) lên 60% (năm 2005); dịch vụ từ 36,8% xuống 34,8%.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành có sự chuyển dịch lớn. Tỷ trọng lao động khu vực nông – lâm – thủy sản từ 38,6% năm 1995 xuống 28,4% năm 2005 (cả nước là 69,7% năm 1995 và 56,8% năm 2005). Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp tăng từ 28,1% lên 33,1% và dịch vụ từ 33,3% lên 38,5% (tương ứng của cả nước là 13,2% và 17,9%; dịch vụ là 17,1% và 25,3%).
(3) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ĐNB & TĐPN tăng từ 59,4 nghìn tỷ đồng năm 2000 (65,51% tổng thu ngân sách của cả nước). Trong thời kỳ 2001 – 2005, tốc độ tăng thu ngân sách là 13,92%. Tổng chi ngân sách Nhà nước của Vùng năm 2000 đạt 8807,5 tỷ đồng, năm 2005 là 31147,3 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi thường xuyên của các địa phương trong vùng và có tích lũy để đầu tư phát triển.
(4) Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 23,8 tỷ USD, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người gấp 5,5 lần mức bình quân cả nước (gấp 3,8 lần nếu không kể dầu khí). Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của vùng đã tăng lên đáng kể, gấp gần 2,2 lần sau 5 năm (từ 744 USD lên 1.633 USD) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các vùng khác. Đây là vùng kinh tế có độ mở lớn nhất cả nước.
(5) Trong 5 năm 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động khoảng 347,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 19,5%, vốn đầu tư của dân, doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 80,5%. Tỷ trọng vốn đầu tư của vùng so với cả nước thời kỳ 2001 – 2005 là 31,4% (1991 – 1995 là 28,3%; 1996 – 2000 là 28,5% và bình quân cả thời kỳ 1991 – 2005 là 32,6%).
Trong thời kỳ 1988 – 2005, toàn vùng đã thu hút được 4658 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký 36693,6 triệu USD, chiếm 64,8% tổng số dự án và 55,4% tổng số vốn đăng ký của cả nước. Các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 30% số dự án và 25% tổng vốn đăng ký so với cả nước; 48,5% số dự án và 45% số vốn đăng ký so với cả vùng. Đồng Nai chiếm 10,9% số dự án và 14% tổng vốn đăng ký; Bình Dương 15,4% số dự án và 7,7% số vốn đăng ký; Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 2,67% số dự án và 6,3% số vốn đăng ký của vùng. Bốn địa phương còn lại (Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Bình Phước) chiếm 6% tổng số dự án và 4,2% số vốn đăng ký FDI toàn vùng.
(6) Các mặt xã hội đều có bước phát triển.
Hệ thống giáo dục phát triển tốt, đa dạng các ngành học từ bậc giáo dục mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học, không chỉ phục vụ cho các địa phương trong vùng mà còn phục vụ cho hầu hết các tỉnh phía Nam. ĐNB & TĐPN là vùng tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các trường cao đẳng, đại học (có 64 trường, chiếm 27% tổng số trường cao đẳng và đại học của cả nước). Tổng số giảng viên và sinh viên tại các trường hệ cao đẳng và đại học chiếm 27% đội ngũ giảng viên và 28,52% tổng sinh viên cao đẳng và đại học của cả nước; 18% đội ngũ giáo viên và 19% lực lượng học sinh trung học chuyên nghiệp toàn quốc.
Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; 100% xã, phường có cán bộ y tế phục vụ, đến cuối năm 2005 trên 86,8% số trạm y tế có bác sĩ, cao nhất so với các vùng trong cả nước. ĐNB & TĐPN là vùng dẫn đầu trong cả nước về phát triển y học kỹ thuật cao, áp dụng khoa học kỹ thuật y tế hiện đại về nhiều chuyên ngành. Nhiều bệnh viện thuộc t Hồ Chí Minh đạt trình độ kỹ thuật chuyên sâu cao nhất cả nước.
Công tác văn hóa, thông tin, thể dục thể thao được quan tâm. Công tác giữ gìn, bảo lưu và phát triển các giá trị văn hóa được chú trọng.
Tỷ lệ hộ cùng kiệt và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm; an ninh trật tự xã hội và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các chương trình phát triển xã hội. Bình quân mỗi năm, ĐNB & TĐPN có khoảng 20 nghìn hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ cùng kiệt đến năm 2005 còn khoảng 6,5 – 7% trên tổng số hộ (theo chuẩn mới).
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã được đẩy mạnh phong trào xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội ngày càng được nhân rộng. Đẩy mạnh chương trình 3 giảm: ma túy, mại dâm, tội phạm. Nhiều địa phương trong vùng đã có những giải pháp tốt trong phòng chống buôn bán, vận chuyển, lưu hành các chất ma túy và cai nghiện các chất ma túy.
(7) ĐNB & TĐPN đóng góp ngày càng cao vào thành quả chung về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tính đến năm 2005, ĐNB & TĐPN chỉ chiếm 9,24% diện tích tự nhiên, 17,9% dân số cả nước và với tỷ lệ đô thị hóa là 48,4%, gấp 1,78 lần của cả nước (cả nước là 27,0%); Vùng đã đóng góp 37,3% GDP của cả nước. GDP/người đạt khoảng 21 triệu đồng (gấp 2,08 lần GDP/người của cả nước), tương đương với 1733,4 USD/người. Tỷ trọng giá trị công nghiệp của vùng trong tổng giá trị toàn ngành công nghiệp cả nước tăng từ 48,3% năm 1995 lên 55,3% năm 2005. Các KCN của vùng chiếm tới 70,5% diện tích, 86,1% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 60% số dự án; 75% vốn đầu tư trong nước vào các KCN của cả nước.
3) Những yếu kém, hạn chế thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau đây:
- Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhanh hơn mức bình quân cả nước, song chưa tạo ra tiền đề cho sự tăng tốc và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chậm lại trong thời gian qua, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu thiếu hợp lý, không đồng bộ, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh (từ 56,3% năm 2000 lên 60% năm 2005) trong khi tỷ trọng dịch vụ lại giảm (từ 36,8% xuống 34,8%). Điều đó đã tác động đến môi trường sản xuất kinh doanh, đến hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, cụ thể là làm tăng mức chi phí dịch vụ trong sản xuất, giảm năng suất lao độ...