mr_huych0u

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục.
1.Mở đầu……………………………………………………………………………1
2. Nội dung về tạm giam được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự.…………...1
2.1 Mục đích của việc tạm giam.……………………………………………..…2
2.2 Đối tượng áp dụng.…………………………………………………….....…3
2.3 Thẩm quyền ra lệnh tạm giam.………………………………………….......4
2.4 Thủ tục tạm giam.……………………………………………………...……5
2.5 Chế độ tạm giam.……………………………………………………………5
2.6 Thời hạn tạm giam.…………………………………………………….……5
2.7 Những biện pháp bảo hộ của pháp luật đối với thân nhân và tài sản của người bị tạm giam.………………………………………………………….………8
3. Đề xuất hoàn thiện những quy định về tạm giam. ………………………………8
3.1 Về căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam và việc hạn chế biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm nhất định.………………………………………8
3.2 Về việc thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam.………………………………………………………….……10
3.3 Về việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp tạm giam đối với những trường hợp đặc biệt.………………………………………………………….……11
4. Kết thúc. ………………………………………………………………..………12
1.Mở đầu
Các biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cần thiết, là một chế định quan trọng trong tố tụng hình sự. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước đã quy định nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau. Những biện pháp ngăn chặn là một trong những nhóm của biện pháp cưỡng chế. Những biện pháp ngăn chặn mang tính cưỡng chế nghiêm khắc để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạm tội, bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hay có những hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như đảm bảo thi hành án. Những biện pháp ngăn chặn khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị cách li khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân.

2. Nội dung về tạm giam được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự.
Tạm giam được quy định tại điều 88 Bộ luật TTHS:
“1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hay đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hay cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hay quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hay cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hay làm việc biết.

2.1 Mục đích của việc tạm giam.
Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự. Vì vậy, ngoài mục đích chung thống nhất là ngăn chặn không để bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục phạm tội hay có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở mỗi giai đoạn nhất định, việc áp dụng biện pháp này còn có mục đích riêng nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng. Chẳng hạn, việc tạm giam đối với bị can trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải mất thời gian triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng giúp cho việc quản lý, giám sát bị can được chặt chẽ; việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được thuận lợi.

2.2 Đối tượng áp dụng.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Những người không phải bị can, bị cáo thì không bị áp dụng biện pháp này. Khoản 1 Điều 88 Bộ luật TTHS quy định các trường hợp bị tạm giam như sau:
Trường hợp thứ nhất: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng.
Đây là trường hợp bị can, bị cáo phạm tội mà theo quy định của BLHS thì mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chugn thân hay tử hình (tội phạm đặc biệt ngiêm trọng) hay mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù (tội phạm rất nghiêm trọng). Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần hai điều kiện:
•Người thực hiện tội phạm là người đã bị khởi tố bị can hay đã bị Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử với tư cách là bị cáo.
•Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay tội rất nghiêm trọng.
Trường hợp thứ hai: Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tội.
Để tạm giam trong trường hợp này cần có ba điều kiện:
Người thực hiện tội phạm là bị can, bị cáo;
Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hay phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù từ trên hai năm. Trong một điều luật có nhiều khoản thì phạm tội thuộc khoản có mức hình phạt trên hai năm tù có thể bị tạm giam, phạm tội thuộc khoản có mức hình phạt tù dưới hai năm thì không được tạm giam.
3.2 Về việc thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam:
Do tạm giam là hình thức ngăn chặn liên quan trực tiếp đến quyền tự do cá nhân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, nên trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn này cần được pháp luật quy định chặt chẽ. Pháp luật tố tụng hình sự chỉ nên giới hạn số lượng đối tượng có thẩm quyền quyết định việc tạm giam theo hướng:
Về nguyên tắc chỉ nên giao cho cấp Trưởng (Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án tòa án) có quyền quyết định việc tạm giam. Trong trường hợp cấp Trưởng vắng mặt thì cấp Phó được cấp Trưởng ủy quyền mới có thẩm quyền này.
Không giao cho người của Cơ quan điều tra thẩm quyền này mà họ chỉ có quyền đền nghị Viện kiểm sát cùng cấp xem xét, quyết định việc tạm giam bị can, bị cáo nếu có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam của Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Đối với cơ quan công an nói chung và các điều tra viên nói riêng, cần thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức chính trị, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật. nắm chắc các quy định của pháp luật về bắt , tạm giam; hiểu rõ tính chất, mục đích của các biện pháp tạm giam; đảm bảo khi thực hiện bắt người để tạm giam phải có lệnh và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, hạn chế tình trạng “tiền trảm hậu tấu” khi bắt người; tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, người bị , người bị tạm giam; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia quá trình bắt, tạm giam khi giải quyết vụ án.

3.3 Về việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp tạm giam đối với những trường hợp đặc biệt.
Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù dưới 2 năm thì không bị bắt để tạm giam; nhưng đối với các trường hợp bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng hay có nơi cư trú nhưng ở cách xa Cơ quan điều tra hay có tiền án tiền sự hay là lưu manh chuyên nghiệp có biểu hiện trốn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bắt tạm giam. Mặc dù, quan điểm hiện nay nên giảm thiểu các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, nhưng việc quy định bắt tạm giam đối với đối tượng này là cần thiết cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.
Khoản 2 Điều 88 quy định: “Đối với bị can bị cáo là phụ nữ có thai hay đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam”. Để thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn, vì con người của chế độ XHCN, khoản 2 cần bổ sung thêm trường hợp bị can bị cáo là người đang phải nuôi, chăm sóc người thân của mình là người tàn tật nặng, ốm nặng hay sắp chết (gia đình neo đơn, nếu thiếu sự chăm sóc của bị can bị cáo thì những người này không thể tự mình sinh sống được) thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (chẳng hạn cấm đi khỏi nơi cư trú), trừ những trường hợp đã nêu tại điểm a) bị can bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; b) bị can bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hay cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; c) bị can, bị cáo xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

4. Kết thúc.
Như chúng ta đã biết, biện pháp tạm giam khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, làm họ bị cách li khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình tố tụng với những nhiều quy định được nêu trong bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy nghiên cứu biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự là việc hết sức cần thiết để đảm bảo cho việc kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạm tội, bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hay có những hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như đảm bảo thi hành án, nhưng cũng để đảm bảo cho các quyền của công dân được thực hiện một cách nghiêm túc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA HÌNH HỌC ƠCLIT n CHIỀU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Luận văn Sư phạm 2
D mô phỏng thí nghiệm vật lý phần cảm ứng điện từ trong dạy học nội dung điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng, định luật len xơ về chiều dòng điện cảm ứng Luận văn Sư phạm 0
G Đánh giá về việc thực hiện nội dung thông điêp quảng cáo bằng Panô, tấm lớn Luận văn Kinh tế 0
H Nội dung lý luận về tổ chức lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp Luận văn Kinh tế 0
L Báo cáo về nội dung công tác của các phó chủ tịch ubnd thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Thư mục tóm tắt nội dung sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1995-2000) Luận văn Sư phạm 0
D Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp d Tâm lý học đại cương 0
H Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng Kinh tế chính trị 0
V Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Lịch sử Việt Nam 0
F So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về Bác Hồ (Búp sen xanh của Sơn Tùng - Cha và con của Hồ Phương) Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top