cua_u

New Member

Download miễn phí Luận văn Đề tài nông thôn trong phóng sự Văn học Việt Nam 1930 – 1945





Nếu nhưNgô Tất Tốcó thể được coi là “nhà văn của nông dân” thì trước hết vì ông có Việc
làng.Qua Việc làng, bức tranh xám màu vềnông thôn Việt Nam cứhiện dần một cách rõ nét, làm nên
gam màu chủ đạo xám ngoét trong bức tranh ấy chính là những hủtục lạc hậu. Và nạn nhân trực tiếp
của những hủtục ấy không ai khác chính là những người nông dân tối tăm, nghèo khổ.
Viết vềnông thôn, Trần Tiêu, Tô Hoài, Bùi Hiển đều có thểcoi là những cây bút tiểu thuyết
phong tục tập quán sắc sảo. Tuy nhiên các hướng tiếp cận hiện thực của các nhà văn này còn hạn chế
vềtầmkhái quát xã hội. Ngô Tất Tốkhông thuộc hướng viết đó, Việc làngvà Tập án cái đình là một
hiện tượng đột xuất. Khơi nguồn cảm hứng từnền văn hoá lâu đời của Việt Nam – Văn hoá đình làng, nhưng Ngô Tất Tốnhìn nông thôn ởgóc độkhác: góc độcủa những hủtục. Bằng vốn hiểu biết vềvăn hoá phong tục người Việt phong phú, bằng cái nhìn sắc bén đối với sựviệc, hiện tượng, ông đã thểhiện gánh nặng tinh thần của người dân quê trước lệlàng đồng thời vạch ra bản chất những hủtục chốn đình trung: tất cảchỉlà những trò lừa bịp! Còn người dân quê lại ngây thơcung kính thực hiện những tục lệ đó một cách chân thành. Đó là cảnh chuẩn bị đám ma cụThượng, cảnh một đám vào ngôi của thằng con bác CảMão, lễthượng điền, hạ điền, lễ đuổi đánh thành hoàng, cuộc thi giết lợn



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hủ tục …vẫn tồn tại bởi cường hào ác bá vẫn muốn duy trì để
mưu lợi cá nhân.
2.2. Cảm hứng, tư tưởng trong các tác phẩm phóng sự
Những ống kính sắc sảo của các nhà phóng sự viết về nông thôn Việt Nam 1930 – 1945 được
vận hành bởi một nhiệt thành, tâm huyết cao độ đã cho thấy cái nhìn, tư tưởng, tình cảm của các nhà
phóng sự đương thời. Chủ đề xã hội, chủ đề con người đã có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Qua con
người, ta thấy xã hội và ngược lại thực trạng xã hội cho thấy những vấn đề nhân sinh còn tồn tại trong
nó.
Ngô Tất Tố, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đổng Chi, Phi Vân… đều biết bám vào đáy
sâu nhất của xã hội để khám phá, phản ánh và sáng tạo. Họ đã khám phá ra hai vấn nạn cơ bản của
nông thôn thời thuộc Pháp là những hủ tục và tệ nạn xã hội. Từ những tầng phức tạp còn bị khuất lấp
này, họ nhận xét, đánh giá và thể hiện sự tìm tòi tư tưởng. Lập trường tư tưởng tiến bộ, cảm quan nhạy
bén, hiểu biết hiện thực sâu sắc, tất cả là điều kiện để các nhà phóng sự đã phát hiện được những vấn
đề mới để phân tích lý giải đúng đắn, đánh giá khoa học theo chiều hướng nhân đạo, từ đó có thể đưa
ra giải pháp nhằm cải tạo xã hội và xây dựng nhân cách con người
2.2.1.Thẳng thắn vạch trần, tố cáo và phê phán
Nhìn thẳng, nói mạnh và chính xác, những phóng sự viết về nông thôn Việt Nam 1930 – 1945 đều
là những cái tát trực diện dành cho giai cấp thống trị đang cố tình bưng bít, che dấu những sự thật tội
ác ở nông thôn. Xuất phát từ nỗi đau và sự bất bình trước hiện thực xã hội, Ngô Tất Tố, Trọng Lang,
Vũ Trọng Phụng, Phi Vân, Nguyễn Đổng Chi …đều tỏ ra hết sức thông minh khi lựa chọn thể phóng
sự để phản ánh. Sự tôn trọng hiện thực của thể loại này có giá trị thuyết phục cao. Hiện thực cuộc sống
nông thôn được họ phanh phui, lộn trái.
Trước hết, các nhà phóng sự tập trung tố cáo những hủ tục đồi bại. Hủ tục như một gánh nặng đè
lên đời sống của người nông dân và các nhà phóng sự đang đặt vấn đề gấp rút cải tạo bộ mặt của cái
làng phong kiến Việt Nam. Tiêu biểu nhất là phóng sự Việc làng và Tập án cái đình của Ngô Tất Tố.
Những sinh hoạt đình làng, những phong tục tập quán, thuần phong mĩ tục lâu nay được phủ lớp sơn
hào nhoáng kia thực sự là những luật lệ, nghi lễ cổ hủ, lạc hậu, được duy trì như một phương tiện, công
cụ thống trị của giai cấp thống trị. Không dừng lại những hiện tượng tiêu cực trên bề mặt như Làm dân
của Trọng Lang, mà thông qua việc miêu tả nạn xôi thịt ở chốn đình trung, Ngô Tất Tố đã tố cáo gay
gắt bọn cường hào lý dịch lợi dụng hủ tục để bóc lột nông dân. Đó là cái lý do chủ yếu cắt nghĩa tại sao
những hủ tục vẫn tồn tại đời này qua đời khác “như một vị thần thiêng”.
Kết luận khách quan tiến bộ toát ra từ tác phẩm của Ngô Tất Tố là phải gấp rút giải phóng người
nông dân ra khỏi chế độ thực dân phong kiến cũng như ý thức hệ phong kiến. Đọc các phóng sự viết
về nông thôn giai đoạn này, người đọc thấy một xã hội ngột ngạt, đời sống con người khốn khổ, tính
mạng thật rẻ rúng. Và vì thế dấy lên trong lòng người đọc một thái độ căm phẫn mãnh liệt, một cảm
giác muốn quẫy đạp, tung phá những sợi dây hủ tục đang riết chặt cuộc sống của người nông dân.
Bên cạnh tố cáo những hủ tục đồi bại, các phóng sự còn lên tiếng tố cáo những thủ đoạn bóc
lột của bọn quan lại hào cường với những thủ đoạn bóc lột như phù thu ăn chặn, sưu cao thuế nặng,
tham nhũng cường quyền. Nếu như Việc làng đã thu hút người đọc bằng khả năng lý giải vấn đề một
cách sâu sắc, bằng óc quan sát và nghệ thuật miêu tả tinh tế cũa một nhà văn sống lâu đời với nông
thôn để từ đó lên án chính sách ngu dân, tố cáo chủ nghĩa phục cổ lạc hậu và những thủ đoạn bóc lột
của bọn cường hào lý dịch, thì Túp lều nát lại là một đòn đánh mạnh, trực diện phanh phui bản chất
xấu xa của bọn cường hào. Nhà văn xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực Nguyễn Trần Ai có vẻ róng riết
hơn, cụ thể hơn Ngô Tất Tố khi chỉ ra nỗi nhục của người dân bản xứ qua gương mặt và hành vi của
những kẻ đại diện.
Ngay từ bài Tựa của Túp lều nát, tác giả Nguyễn Trần Ai đã đưa ra những con số có sức tố cáo
mạnh mẽ các nhũng tệ của tổng lý, hào cường trong thời gian một năm “dối quan, lừa dân, ăn dân,
hiếp dân và bức dân đến chết”. Từ những con số biết nói ấy, tác giả ví cái làng Việt Nam và rộng hơn
là cả xã hội Việt Nam đương thời như một túp lều đang bị những con mọt đục khoét đã đến ngày mục
nát, cần nhanh chóng có sự đổi thay. Tác giả thông báo rằng: “có một túp lều sắp đổ!”. Bằng ngòi
bút phóng sự sắc sảo, Nguyễn Trần Ai đã dựng lại dáng đa diện và bộ mặt thật của đám quan lại
trong từng thôn xã với tất cả mọi mánh khoé ranh ma, quỉ quyệt, từ những thủ đoạn bóp nặn tinh vi
như phù thu, lạm bổ, tăng khống diện tích canh tác, và đánh đồng các loại ruộng để thu thuế, bán thuế
non, tính gian sổ sách, bức xiết đồ đạc, cướp vợ, vu oan giá hoạ… thực chất là những kiểu cướp giật
bằng mọi cách, đến việc cho vợ đóng giả đủ hạng người ăn mày, đội tên những người dân trong sổ
đinh của làng để đi lĩnh chẩn, những câu chuyện tranh chức Lý trưởng, làm phiếu bầu có đánh dấu sẵn,
đến những việc hèn hạ như những kẻ thay mặt cho xã hội An Nam này tranh vồ nhau những đồ phế thải
của một viên quan người Pháp sắp đi nhận chức nơi khác….“Chúng biến luật pháp thành những “võ sĩ
què hết cả tay chân” và công lý thành “một cố lão mù tịt””. Toàn bộ Túp lều nát là bức tranh tổng thể
của nông thôn Trung Bộ mà mỗi tác phẩm là một lát cắt tiêu biểu. Nguyễn Trần Ai rất thẳng thắn và
tinh tường khi vạch ra cho độc giả thấy, đằng sau đám sâu mọt và cả cái chế độ mục nát ấy là hình
bóng của các ông Tây thực dân. Mặc dầu quốn phóng sự chỉ dừng lại yêu cầu cải cách đối với hiện
thực xã hội đương thời nhằm thức tỉnh những người có lương tri, báo động về sự vô hiệu lực của hệ
thống pháp luật của một thể chế có đến hai nhà nước cai trị, nhưng hiện thực khách quan gay gắt được
phản ánh trong các thiên phóng sự đó cũng đòi hỏi nhanh chóng phải có một sự thay đổi lớn.
Giá trị tố cáo sâu sắc của các phóng sự giai đoạn này còn thể hiện ở việc thẳng thắn vạch trần và
phê phán những hiện tượng tiêu cực trong tư tưởng và tâm lý của những người nông dân như mê
tín dị đoan, tâm lý hiếu danh…
Với vốn hiểu biết văn hoá sâu sắc uyên thâm, các cây bút phóng sự hiểu tận chân tơ kẽ tóc tâm lý
mê tín, dễ bị tác động của nông dân. Mặc dầu tỏ ra cảm thông cho những người nông dân cùng đường
không biết làm gì để kiếm sống, nhưng Phi Vân tỏ ra rất nghiêm khắc khi phê phán nạn mê tín dị đoan
trong Châu Xương cử Thanh Long đao và Ông tướng thầy Ba. Tác giả cũ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xung Đột Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Viết Về Nông Thôn Giai Đoạn Từ 1986 Đến Nay Văn hóa, Xã hội 0
A Bức tranh nông thôn trong tập truyện ngắn gió đầu mùa của thạch lam Văn học 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2
D Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên huyện Phú Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong nông thôn tỉnh phú thọ đến 2020 Nông Lâm Thủy sản 0
T phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đối với Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
K Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top