b0y_b0m

New Member

Download Đề tài Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật để nhân nhanh và bảo tồn cây Mắt trâu của Vườn Quốc gia Cúc Phương miễn phí​





MỤC LỤC




PHẦN I 3
MỞ ĐẦU 3
Lí do chọn đề tài 3
Mục đích, nội dung nghiên cứu 4
Mục đích 4
Nội dung 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Giới thiệu chung về cây Mắt trâu 5
2.2. Kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật trong nhân giống và bảo tồn nguồn gen thực vật 6
2.2.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô và tế bào thực vật 6
2.2.2. Các bước chính trong nhân giống vô tính in vitro 8
2.2.3. Phương pháp nhân đa chồi 10
2.2.4. Vai trò của các chất kích thích sinh trưởng đối với tái sinh cây in vitro 11
2.2.5. Thành tựu bảo tồn nguồn gen cây trồng sử dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật 12
2.2.6. Phương pháp bảo tồn thực vật quí hiếm 15
PHẦN III 17
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 17
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
Địa điểm: Phòng Công nghệ tế bào thực vật và Trại thực nghiệm sinh học - Viện Công nghệ sinh học, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu 18
3.2.2. Khử trùng mẫu 18
3.2.3. Nhân nhanh bằng phương pháp nhân đa chồi 19
3.2.4. Tạo cây Mắt trâu in vitro hoàn chỉnh 21
3.2.5. Trồng cây trong bầu 23
3.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Tạo nguyên liệu vô trùng cây Mắt trâu 26
4.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và NAA đến khả năng tạo đa chồi 27
4.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến khả năng tạo đa chồi 30
4.3. Tạo cây hoàn chỉnh 35
4.3.1. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng hình thành rễ cây Mắt trâu 35
4.3.2. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ 37
4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây trong bầu 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
Kết luận 42
Kiến nghị 42
PHỤ LỤC 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45



Lí do chọn đề tài

Hiện nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là một trong những kỹ thuật rất quan trọng của công nghệ sinh học thực vật. Những thành tựu mà nuôi cấy mô tế bào thực vật đạt được đã chứng tỏ khả năng ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhân nhanh và bảo tồn các loài thực vật quí hiếm [1].

Đặc trưng của rừng nhiệt đới là sự đa dạng về loài, song thường là các loài hiếm do kích thước quần thể nhỏ, mật độ thấp, nhiều loài bị suy giảm mạnh do tàn phá rừng. Hiểu biết của con người về mối tương tác và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các loài trong hệ sinh thái còn ít. Do vậy những nghiên cứu để bảo tồn đa dạng sinh học cần tiến hành đồng thời với việc bảo tồn hiệu quả giữa các loài và hệ sinh thái. Bảo tồn nguồn gen thực vật là việc cấp thiết và thường xuyên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta [12], [13].

Trong kho tàng cây thuốc Việt Nam có rất nhiều cây thuốc quí, trong số đó cây Mắt trâu (Micromelum hisutum Oliv. ) là một trong những loài thực vật trong danh mục cần được bảo tồn của Vườn Quốc gia Cúc Phương [11], [14]. Ngoài công dụng chữa một số bệnh thông thường như trị ghẻ, sâu đốt, ngộ độc thức ăn hay bệnh vàng da thì cây Mắt trâu còn phục vụ cho công tác nghiên cứu tìm ra hoạt chất phòng và chống bệnh [9], [41], [42]. Theo Ma và cộng sự thì trong dịch chiết vỏ thân cây Mắt trâu phân tích được micromeline, 5 hợp chất alkaloids mới có khả năng kháng chủng vi khuẩn H37Rv gây bệnh lao [32]. Bên cạnh đó, cây Mắt trâu còn có giá trị về mặt bảo tồn quần thể thực vật Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu sâu về tác dụng chữa bệnh của cây Mắt trâu. Vì vậy, cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về ứng dụng cũng như nhân giống và bảo tồn loài cây này.

Với những lý do trên chúng tui tiến hành đề tài: Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật để nhân nhanh và bảo tồn cây Mắt trâu của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Mục đích, nội dung nghiên cứu

Mục đích

Xây dựng qui trình hoàn chỉnh để nhân nhanh và bảo tồn in vitro cây Mắt trâu (Micromelum hisutum Oliv.) của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Nội dung

Khử trùng được mẫu sạch để nuôi cấy in vitro.

Xác định công thức môi trường thích hợp tạo đa chồi in vitro.

Xác định công thức môi trường thích hợp tạo cây in vitro hoàn chỉnh.

Xác định giá thể thích hợp cho cây in vitro nuôi trồng ngoài tự nhiên.

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây Mắt trâu

Cây Mắt trâu có tên khoa học là Micromelum hissutum Oliv.

Thuộc bộ: Rutales (Cam)

Họ: Rutaceae (Cam)

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Mắt trâu là cây gỗ nhỏ có thể cao đến 6m. Thân ít phân cành, cành có nhiều lông nhung, màu hung, lá màu xanh sẫm, kép lông chim lẻ, lá chét từ 5 - 9, mọc so le, thuôn mũi mác hay mũi mác, dài 1,7 - 13cm, rộng 1 - 5cm, không cân ở góc và mũi nhọn sắc, đài dài, hơi có răng, có lông nhung ở mặt dưới. Hoa trắng, hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông nhung, ngắn hơn lá, cánh hoa có lông cứng. Quả nạc dạng bầu dục, màu đỏ, cam hay hung và có mùi thơm. Mùa hoa tháng 1 - 4, mùa quả chín tháng 4 - 5 [2], [6], [34].

Cây Mắt trâu phân bố ở một số khu vực như Ninh Bình, Nha Trang, Hòa Bình, Thanh Hóa. Loài cây này cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, Malayxia, Lào, Campuchia, Thái Lan [8], [39].

Lá cây Mắt trâu dùng trị bệnh ghẻ, nấu xông chữa bệnh vàng da hay ngộ độc thức ăn. Sử dụng lá giã ra cùng với lá me sau đó thêm ít muối dùng đắp vào da làm dịu đau khi bị sâu đốt. Theo nghiên cứu của các tác giả Ma và Cộng sự (2005) trong dịch chiết của vỏ cây Mắt trâu (Micromelum hissutum Oliv.) chứa chất có khả năng kháng chủng vi khuẩn gây bệnh lao H37Rv. Các thí nghiệm đang trong giai đoạn thử nghiệm trên chuột [32], [42].

Cây Mắt trâu nằm trong danh sách các loài thực vật cần được bảo tồn của VQG Cúc Phương. Vì vậy, mà ngoài giá trị về làm thuốc hay dùng trong nghiên cứu thì loài cây này còn đóng góp vốn gen của mình vào trong quần thể thực vật VQG Cúc Phương, hiện đang được lưu giữ và bảo tồn nguồn gen trong các phòng thí nghiệm [39], [41].

Trên thế giới, nhờ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã bảo tồn thành công nhiều cây thuốc như Centella aistica, Rehmannia glutinosa [22], [38]. Năm 2009 Geetha và cộng sự đã thông qua phương pháp vi nhân giống hai loài cây Holostemma adakodien và Ipomoea mauritiana đồng thời cũng tuyên truyền cho người dân biết bảo tồn các cây thuốc quí trước thảm họa bị tuyệt chủng [27].

2.2. Kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật trong nhân giống và bảo tồn nguồn gen thực vật

Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là một trong những kỹ thuật quan trọng của công nghệ sinh học, là nền tảng để nghiên cứu và áp dụng các công nghệ khác trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật. Trải qua hơn 100 năm phát triển và đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực nhân giống, bảo quản nguồn gen cây trồng [16].

2.2.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô và tế bào thực vật

Nuôi cấy mô và tế bào thực vật là khái niệm chung cho tất cả các loại nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, ở điều kiện vô trùng.

Bao gồm:

- Nuôi cấy cây non và cây trưởng thành

- Nuôi cấy cơ quan

- Nuôi cấy phôi

- Nuôi cấy mô sẹo

- Nuôi cấy tế bào trần

Cơ sở lý luận của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đó là tính toàn năng của tế bào do Haberlandt nêu ra năm 1902. Theo quan niệm sinh học hiện đại thì tính toàn năng của tế bào là mỗi tế bào riêng rẽ đã phân hóa đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết và đủ của cơ thể sinh vật đó. Khi gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh.

Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật là kết quả của quá trình phân hóa và phản phân hóa của tế bào. Trong đó:

Sự phân hóa tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào mô chuyên hóa, đảm nhận các chức năng khác nhau.

Khi các tế bào đã phân hóa thành các tế bào có chức năng riêng biệt, chúng không hoàn toàn mất khả năng biến đổi của mình mà trong trường hợp cần thiết, ở điều kiện thích hợp chúng có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ. Quá trình đó gọi là phản phân hóa tế bào ngược lại với sự phân hóa tế bào.

Về bản chất thì sự phân hóa và phản phân hóa là một quá trình hoạt hóa, ức chế các gen. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển cá thể, có một số gen được hoạt hóa để biểu hiện tính trạng mới, còn một số gen khác lại bị ức chế hoạt động. Điều này xảy ra theo một chương trình đã được mã hóa trong cấu trúc phân tử ADN của mỗi tế bào, khiến quá trình sinh trưởng của cơ thể thực vật luôn được hài hòa.

Như vậy, kỹ thật nuôi cấy mô và tế bào thực vật xét cho cùng là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật (khi nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo và vô trùng). Đây là một điểm rất quan trọng vì trên cơ sở đơn vị mô, t


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top