qwe_jkl

New Member
Download Đề tài Nuôi tảo Chaetoceros sp làm nguồn thức ăn cho hệ thống ao Nuôi Artemia

Download Đề tài Nuôi tảo Chaetoceros sp làm nguồn thức ăn cho hệ thống ao Nuôi Artemia miễn phí





TÓM TẮT
Thí nghiệm này nhằm nhân mật độ tảo Chaetoceros sp. được phân lập từ ruộng muối
Vĩnh châu trước khi cấy giống cho ao bón phân trong hệ thống nuôi Artemia. Hệ thống
phân lập tảo được tiến hành qua các bể nhựa 100 L, 500 L và các bể nuôi 2 m3, 15 m3 ở
hệ thống ngoài trời trước khi chuyển sang ao đất. Để vận hành hệ thống, nước biển được
lọc và xử lý với chlorine trong 48 giờ. Môi trường nuôi tảo được bổ sung dung dịch
Walne, các loại muối Silic, vitamins và được duy trì trong thời gian 7 ngày. Kết quả cho
thấy nuôi nhân mật độ tảo Chaetoceros sp. có thể được thực hiện trong bể nuôi 5 m3 và
mật độ tảo có thể đạt 2,2-2,5 triệu tb/ml sau 7 ngày nuôi. Vấn đề nhiễm trùng tơ và những
loài tảo khác (Navicula, Tetraselmis) là những trở ngại chính của hệ thống nuôi. Thêm
vào đó, tốc độ sục khí là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong những bể nuôi lớn
để tảo tiếp xúc đều với chất dinh dưỡng và tránh hiện tượng lắng tụ.
Từ khóa: Artemia; Chaetoceros; hệ thống nuôi tảo ngoài trời
1 GIỚI THIỆU
Artemia là loại sinh vật ăn lọc không chọn lựa (non-selective filter feeders (Reeve,
1963; Johnson, 1980; Dobbeleir et al., 1980) và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn
khác nhau (Dobbleir et al., 1980; Sorgeloos et al., 1986). Ở giai đoạn ấu trùng
chúng có thể sử dụng thức ăn có kích cỡ 25-30 μm và 40-50μm khi trưởng thành
(Dobbeleir et al., 1980). Ở ruộng nuôi thức ăn cho Artemia chủ yếu dựa vào việc
bón phân gây màu tảo trực tiếp (trong ao nuôi) hay gián tiếp (ao gây màu)
(Rothuis, 1986; Van der Zanden, 1987, 1988, 1989). Kết quả phân tích ở khu hệ
1 Trung tâm ƯD&CGCN Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 52-61 Trường Đại học Cần Thơ
53
ruộng muối Vĩnh Châu Bạc Liêu cho thấy có tất cả 50 loài tảo thuộc 30 giống và 5
ngành tảo, sự đa dạng về giống loài thể hiện: Bacillariophyta > Cyanophyta >
Chlorophyta > Chrysophyta > Rhodophyta (Nguyễn Thị Xuân Trang, 1990; Ðinh
Văn Kỳ, 1991). Tuy nhiên do giá trị dinh dưỡng của các loài tảo là khác nhau
(Sick, 1976; Lora-Vilchis, Cordero-Esquivel và Voltolina, 2004) nên ảnh hưởng
của chúng lên tỉ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia cũng khác nhau. Chất
lượng của các loài vi tảo sử dụng làm thức ăn cho Artemia đã được nhiều tác giả
nghiên cứu (Sick, 1976; Johnson, 1980) với kết quả khác nhau tùy thuộc từng loài
tảo, tùy thuộc điều kiện nuôi, ngoài ra còn tùy thuộc loài Artemia thí nghiệm. Tảo
khuê được xem như một nguồn acid béo không no mạch cao, đặc biệt là acid
20:5ω-3 (Lora-Vilchis và Voltolina, 2003), rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát
triển của ấu trùng các loài tôm cá biển. Trong sản xuất giống tôm cá biển, việc sản
xuất các loài vi tảo đặc biệt là tảo Chaetoceros được xem là một khâu căn bản của
trại giống và đã được ứng dụng rộng rãi (López Elías et al., 2003; Krichnavaruk et
al., 2005). Theo Naegel (1999) thì tảo Chaetoceros sp. là loại thức ăn tươi sống tốt
nhất cho Artemia franciscana, tuy nhiên khi nuôi Artemia đại trà trên ao đất tại
Vĩnh châu thì tảo được gây màu tự nhiên, nên thành phần giống loài rất phong phú
(Nguyễn Thị Xuân Trang, 1990; Nguyễn Văn Hòa, 2002). Do vậy, mục tiêu đề ra
của đề tài là nuôi đại trà loài tảo Khuê Chaetoceros sp. trong bể hở (thể tích lên
đến 15 m3) để tạo nguồn tảo giống cho ao bón phân để nhân lên trước khi cung
cấp cho ao nuôi Artemia (sinh khối).



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 52-61 Trường Đại học Cần Thơ
52
NUÔI TẢO Chaetoceros sp. LÀM NGUỒN THỨC ĂN CHO
HỆ THỐNG AO NUÔI Artemia
Nguyễn Văn Hòa, Huỳnh Thanh Tới,
Nguyễn Thị Hồng Vân và Trần Hữu Lễ1
ABSTRACT
This study aimed to scaling-up Chaetoceros sp., which has been isolated from Vinh chau
saltfield prior inoculation as a stock for fertilizer pond in Artemia culture system. The
cultulre system included of 100 L, 500 L in plastic baskets, while 2 m3 and 15 m3 were the
earthen ponds with plastic lining. Before starting the new culture, natural brackish water
was filtered and treated with chlorine within 48 hours. Culture medium was enriched with
Walne, Silicate salts and vitamins and the culture were maintained during 7–day period.
The result indicated that scaling-up of Chaetoceros sp. could be performed in open
system up to 5 m3 each and the algal concentration reached as high as 2.2-2.5 million of
cells/ml after 7 days. Infection/contamination with ciliate and other algal species (e.g.
Navicula, Tetraselmis) were the main constraints of this system. In addition, the rate of
aeration in large volume cultures were also concerned to suspense homogenously
nutrients as well as sedimentation prevention.
Keywords: Artemia culture; scaling-up chaetoceros culture; out-door algal culture system
Title: Scaling-up culture of Chaetoceros sp. as a food source for Artemia pond culture
TÓM TẮT
Thí nghiệm này nhằm nhân mật độ tảo Chaetoceros sp. được phân lập từ ruộng muối
Vĩnh châu trước khi cấy giống cho ao bón phân trong hệ thống nuôi Artemia. Hệ thống
phân lập tảo được tiến hành qua các bể nhựa 100 L, 500 L và các bể nuôi 2 m3, 15 m3 ở
hệ thống ngoài trời trước khi chuyển sang ao đất. Để vận hành hệ thống, nước biển được
lọc và xử lý với chlorine trong 48 giờ. Môi trường nuôi tảo được bổ sung dung dịch
Walne, các loại muối Silic, vitamins và được duy trì trong thời gian 7 ngày. Kết quả cho
thấy nuôi nhân mật độ tảo Chaetoceros sp. có thể được thực hiện trong bể nuôi 5 m3 và
mật độ tảo có thể đạt 2,2-2,5 triệu tb/ml sau 7 ngày nuôi. Vấn đề nhiễm trùng tơ và những
loài tảo khác (Navicula, Tetraselmis) là những trở ngại chính của hệ thống nuôi. Thêm
vào đó, tốc độ sục khí là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong những bể nuôi lớn
để tảo tiếp xúc đều với chất dinh dưỡng và tránh hiện tượng lắng tụ.
Từ khóa: Artemia; Chaetoceros; hệ thống nuôi tảo ngoài trời
1 GIỚI THIỆU
Artemia là loại sinh vật ăn lọc không chọn lựa (non-selective filter feeders (Reeve,
1963; Johnson, 1980; Dobbeleir et al., 1980) và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn
khác nhau (Dobbleir et al., 1980; Sorgeloos et al., 1986). Ở giai đoạn ấu trùng
chúng có thể sử dụng thức ăn có kích cỡ 25-30 µm và 40-50µm khi trưởng thành
(Dobbeleir et al., 1980). Ở ruộng nuôi thức ăn cho Artemia chủ yếu dựa vào việc
bón phân gây màu tảo trực tiếp (trong ao nuôi) hay gián tiếp (ao gây màu)
(Rothuis, 1986; Van der Zanden, 1987, 1988, 1989). Kết quả phân tích ở khu hệ
1 Trung tâm ƯD&CGCN Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 52-61 Trường Đại học Cần Thơ
53
ruộng muối Vĩnh Châu Bạc Liêu cho thấy có tất cả 50 loài tảo thuộc 30 giống và 5
ngành tảo, sự đa dạng về giống loài thể hiện: Bacillariophyta > Cyanophyta >
Chlorophyta > Chrysophyta > Rhodophyta (Nguyễn Thị Xuân Trang, 1990; Ðinh
Văn Kỳ, 1991). Tuy nhiên do giá trị dinh dưỡng của các loài tảo là khác nhau
(Sick, 1976; Lora-Vilchis, Cordero-Esquivel và Voltolina, 2004) nên ảnh hưởng
của chúng lên tỉ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia cũng khác nhau. Chất
lượng của các loài vi tảo sử dụng làm thức ăn cho Artemia đã được nhiều tác giả
nghiên cứu (Sick, 1976; Johnson, 1980) với kết quả khác nhau tùy thuộc từng loài
tảo, tùy thuộc điều kiện nuôi, ngoài ra còn tùy thuộc loài Artemia thí nghiệm. Tảo
khuê được xem như một nguồn acid béo không no mạch cao, đặc biệt là acid
20:5ω-3 (Lora-Vilchis và Voltolina, 2003), rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát
triển của ấu trùng các loài tôm cá biển. Trong sản xuất giống tôm cá biển, việc sản
xuất các loài vi tảo đặc biệt là tảo Chaetoceros được xem là một khâu căn bản của
trại giống và đã được ứng dụng rộng rãi (López Elías et al., 2003; Krichnavaruk et
al., 2005). Theo Naegel (1999) thì tảo Chaetoceros sp. là loại thức ăn tươi sống tốt
nhất cho Artemia franciscana, tuy nhiên khi nuôi Artemia đại trà trên ao đất tại
Vĩnh châu thì tảo được gây màu tự nhiên, nên thành phần giống loài rất phong phú
(Nguyễn Thị Xuân Trang, 1990; Nguyễn Văn Hòa, 2002). Do vậy, mục tiêu đề ra
của đề tài là nuôi đại trà loài tảo Khuê Chaetoceros sp. trong bể hở (thể tích lên
đến 15 m3) để tạo nguồn tảo giống cho ao bón phân để nhân lên trước khi cung
cấp cho ao nuôi Artemia (sinh khối).
2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình nuôi tảo Chaetoceros sp. trong hệ thống ao hở từ 100 lít đến
quy mô 15 m3 để cung cấp tảo giống cho ao bón phân trong hệ thống ao nuôi Artemia.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Tảo giống: Thu tại ao bón phân tự nhiên ở muối Vĩnh châu; sau đó tiến hành phân
lập tại phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng Khoa Thủy sản,
Đại học Cần thơ.
Mô tả hệ thống nuôi cấy Tảo: Xem chi tiết kích cỡ của các loại bể trong Bảng 1
Hệ thống bể 100lít: Bể nhựa, bố trí mỗi bể 1 ống sục khí mạnh (dùng máy nén khí
- Air Compressor). Các bể được bố trí ngoài trời, có mái che mưa làm bằng tấm
bạt cao su di động. Ban đêm có bố trí 2 bóng đèn 30W, 1.2m cho 3 bể. Hệ thống
bể 100 lít gồm 3 bể (3 lần lặp lại).
Hệ thống 3 bể 500lít: Bể nhựa, bố trí mỗi bể 3 ống sục khí mạnh. Các bể được bố
trí ngoài trời, có mái che mưa. Ban đêm có bố trí 1 bóng đèn 30W, 1.2m cho mỗi
bể. Mực nước cho các bể 100 lít và 500 lít là 50-60 cm. Hệ thống bể 500 lít gồm 3
bể (3 lần lặp lại).
Hệ thống bể 2m3: Bể lót bạt cao su xanh, có hình chữ nhật, sử dụng máy thổi khí,
bể có mái che, phía trên mái có phủ thưa một lớp lá dừa nước để che bớt ánh nắng.
Ban đêm có bố trí 2 bóng đèn 1.2m cho mỗi bể. Hệ thống bể 2 m3 gồm 3 bể (3 lần
lặp lại).
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 52-61 Trường Đại học Cần Thơ
54
Hệ thống bể 15m3: Bể lót bạt cao su xanh, có hình vuông, sử dụng chung máy thổi
khí với bể 2m3, bể có mái che, phía trên máy che có phủ một lớp lá thưa để che bớt
ánh nắng. Ban đêm có bố trí 2 bóng đèn 1.2m cho mỗi bể. Mực nước cho các bể 2
m3 và 15 m3 là 50 cm. Hệ thống bể 15 m3 gồm 6 bể (6 lần lặp lại).
Bảng 1: Kích cỡ các loại bể, ao (bón phân) nuôi tảo Chaetoceros sp. tại Vĩnh châu
Bể/Ao Đường kính (m) Sâu (m) Dài (m) Rộng (m)
100 lít 0,45 0,50
500 lít 1,00 0,60
2 m3 0,40 3,00 2,00
15 m3 0,50 5,50 5,50
Qui trình nhân giống Tảo
Tảo giống được vận chuyển từ Khoa Thủy Sản- ĐHCT đến Trại Thực nghiệm
Vĩnh Châu, công cụ vận chuyển là Cal nhựa (10 lít), nhiệt độ bình thường. Sau đó
tảo được cấy ra 3 keo thủy tinh (10 lít/keo), tỉ lệ tảo giống theo thể tích nuôi là 20
%; sau thời gian nuôi cấy 3 ngày, tảo này được dùng làm giống để cấy ra 3 bể (100
lít) và như thế cứ tiếp tục tảo được cấy ra ở các bể có thể tích lớn hơn 500 lít, 2m3,
15m3. Ở các giai đoạn nhân giống từ quy mô 100 lít trở lên...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Nghiên cứu xây dựng kĩ thuật nuôi trồng vi tảo làm thức ăn cho con giống động vật biển Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo Nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối Khoa học Tự nhiên 0
M Phân loại, phân lập, bảo quan vi tảo biển (Marine microalgae) và qui trình sản xuất phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản Luận văn Sư phạm 0
D Chất lượng nước, thành phần loài Vi tảo trong ao nuôi tôm ở Cửa Hội - huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An Khoa học kỹ thuật 0
D PHÁT TRIỂN NUÔI SINH KHỐI TẢO Spiurlina platensis TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Nông Lâm Thủy sản 0
T ảnh hưởng của các mức nitơ khác nhau lên sinh trưởng, hàm lượng protein và lipid của tảo spirulina platensis (geitler, 1925) nuôi trong nước mặn Khoa học Tự nhiên 0
T Sử dụng tảo Chlorella sp. để xử lý nước thải ao nuôi cá Tra trong điều kiện phòng thí nghiệm Khoa học Tự nhiên 0
A Ứng dụng nuôi sinh khối vi tảo biển làm thức ăn cho ấu trùng trai ngọc tại Vân Đồn, Quảng Ninh Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu qui trình công nghệ phân lập, làm sạch và bảo quản giống tảo có giá trị kinh tế cao phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản Khoa học kỹ thuật 0
T Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy thu sinh khối và các phương pháp thu hoạch bảo quản tảo Spirulina platensis Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top