Download miễn phí Nuôi thửnghiệm hàu thái bình dương tại khu vực cửa sông Hoàng Mai, Quỳnh Lưu
Kết quảphân tích các mẫu định tính thực vật phù du (TVPD) ởkhu vực
nghiên cứu, đã xác định được 88 loài thuộc 5 ngành tảo khác nhau. Trong đó, có
57 loài tảo silic -Bacillariophyta (chiếm 64,8%), 13 loài tảo lam -Cyanophyta
(14,8%), 9 loài tảo giáp -Dinophyta (10,2%), 6 loài tảo lục -Chlorophyta (6,8%)
và 3 loài tảo mắt -Euglenophyta (3,4 %). So với khảo sát của SUMA (2001),
vùng ven biển Quỳnh Lưu có hiện diện của 61 loài. Kết quảnày cho thấy có
nhiều loài nằm trong danh mục đã được phát hiện. Tuy nhiên, sốlượng loài xác
định được trong nghiên cứu này là nhiều hơn.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-nuoi_thunghiem_hau_thai_binh_duong_tai_khu_vuc_cua.MH0ryI1vce.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-68558/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Nuôi thử nghiệm hàu thái bình dương tại khu vực cửa sông Hoàng Mai,Quỳnh Lưu
Hàu Thái Bình Dương (TBD) (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là loài động vật
thân mềm thuộc lớp hai mảnh vỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Do có khả năng thích
ứng được với sự biến động của môi trường và giá trị kinh tế cao nên hiện nay
chúng được nuôi ở hơn 60 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada…
1. Đặt vấn đề
Hàu Thái Bình Dương (TBD) (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là loài
động vật thân mềm thuộc lớp hai mảnh vỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Do có khả
năng thích ứng được với sự biến động của môi trường và giá trị kinh tế cao nên
hiện nay chúng được nuôi ở hơn 60 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung
Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada… So với các loài hàu
bản địa, hàu TBD có nhiều điểm ưu việt hơn như kích thước và khối lượng cơ
thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và ngon, thịt hàu tươi vừa có giá
trị dinh dưỡng cao vừa có giá trị trong y dược nên nhu cầu thị trường đối với các
sản phẩm từ hàu TBD ngày càng nhiều. Vì vậy, nghiên cứu phát triển nuôi đối
tượng này là hết sức cần thiết.
Việt Nam thành công trong sản xuất giống và nuôi hàu TBD vào năm 2008 tại
khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản I, sản lượng hàu TBD nuôi năm 2009 khoảng 2.000 tấn và năm
2010 là 4.000 tấn.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích thăm dò khả năng phát triển
nghề nuôi hàu TBD tại một số thủy vực cửa sông, ven biển tỉnh Nghệ An góp
phần đa dạng hóa đối tượng nuôi và sinh kế cho người dân ven biển.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Bố trí thí nghiệm
Hàu giống kích thước 2-4mm sản xuất nhân tạo tại Hải Phòng được vận
chuyển về nuôi bằng dây treo giàn cố định tại 3 địa điểm A, B và C (mỗi điểm
cách nhau khoảng 3km) thuộc vùng cửa sông Hoàng Mai (Quỳnh Lưu, Nghệ An)
từ tháng 4-9/2010. Giàn nuôi được thiết kế từ các cọc tre đóng xuống nền đáy
thành hai dãy cọc cách nhau khoảng 1,5m, khoảng cách giữa các cọc trong một
dãy là khoảng 1m. Giàn được lắp đặt cách bờ khoảng 2-3m và mỗi giàn được
treo 100 dây vật bám có giống.
2.2. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường
Nhiệt độ, độ mặn, DO, pH được đo hàng ngày, thu mẫu ở tầng mặt và tầng
nước sâu 2m.
Mẫu thực vật phù du được thu theo phương pháp được mô tả trong sổ tay
hướng dẫn quan trắc và phân tích sinh vật biển của Bộ Khoa học Công nghệ &
Môi trường năm 2001, với tần suất thu mẫu 15 ngày/lần tại 3 điểm nuôi hàu.
Phân tích và định loại được tiến hành tại Phòng thí nghiệm nuôi thủy sản mặn lợ,
khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh và Phòng môi trường thuộc Trung tâm quan
trắc, thông báo môi trường và dịch bệnh miền Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản I.
2.3. Phương pháp xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống của hàu nuôi
Xác định tăng trưởng hàu nuôi 1tháng/lần với số lượng 30 con/lần/điểm nuôi.
Khối lượng của hàu được xác định sau khi thả giống 1 tháng.
Xác định tỷ lệ sống 1 tháng/lần bằng cách đếm số lượng hàu ở 3 dây/điểm
nuôi.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được ghi và xử lý bằng các phần mềm Excel 2003 và SPSS 13.0.
3. Kết quả và nghiên cứu
3.1. Điều kiện môi trường tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa
Nhiệt độ nước trung bình ở các tháng nghiên cứu tương đối cao (30,4-
32,3oC). Trong đó, cao nhất ở tháng 7 (32,3-32,5oC). Các tháng còn lại dao
động từ 30,4-31,7oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều,
tầng mặt và tầng đáy nằm trong khoảng ±1oC và không có sự khác nhau đáng
kể giữa 3 địa điểm nuôi.
Bảng 1: Nhiệt độ, độ mặn, DO và pH nước tại các điểm nuôi hàu giữa các
tháng
Tháng
Điểm
nuôi
Nhiệt độ nước
(oC)
Độ mặn (‰)
DO
(mg/l)
pH
5 A 30,5±0,99 25,12 ± 0,58 5,31±0,16 7,4-7,8
B 30,4±0,95 25,20 ± 0,90
5,34 ±
0,14
7,5-7,9
C 30,6±0,82 23,41 ± 0,79
5,34 ±
0,12
7,4-7,8
A 31,2±0,62 25,16 ± 0,91 5,21±0,09 7,4-7,9
B 31,5±0,48 25,23 ± 1,34
5,22 ±
0,19
7,3-7,9
6
C 31,7±0,32 24,40 ±1,70
5,16 ±
0,19
7,4-7,8
A 32,7±0,88 24,10 ± 1,00
5,07 ±
0,12
7,5-7,9
B 32,3±1,01 21,48 ± 2,32
5,05 ±
0,14
7,4-7,8 7
C 32,3±1,05 20,90 ±2,59
5,05 ±
0,14
7,4-7,9
8
A 31,0±0,41 21,89 ± 1,52 5,31± 7,5-7,9
Độ mặn biến động tương đối lớn theo các tháng. Trung bình đo được trong các
tháng 5, 6 và 7 luôn ổn định ở cả 3 điểm nuôi. Độ mặn giảm dần từ tháng 7-9
năm 2010, trong đó thấp nhất là vào tháng 8, trung bình 22,0‰, 19,4‰ và
18,0‰ lần lượt từ điểm A đến điểm B và điểm C. Độ mặn thấp nhất đo được là
vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 (5‰ ở điểm C và 8-10‰ ở điểm B và A). Đây là
thời điểm Nghệ An bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 trong năm, kèm theo
những đợt mưa lớn kéo dài làm cho vùng này bị ngọt hóa. Đây là điều kiện bất
lợi không chỉ đối với hàu TBD mà cả hàu cửa sông đang được nuôi ở khu vực
0,17
B 31,1±0,42 19,42 ± 3,25
5,26 ±
0,22
7,6-8,0
C 31,1±0,43 18,00 ±3,25
5,19 ±
0,24
7,4-7,9
A 31,0±0,72 22,91 ± 0,99 5,22±0,20 7,6-8,0
B 31,2±0,76 20,70 ± 0,88
5,09 ±
0,11
7,4-7,9
9
C 31,0±0,54 18,00 ±0,88
5,16 ±
0,24
7,6-8,0
này. Các yếu tố DO, pH nhìn chung không ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng
và tỷ lệ sống của hàu.
Theo FAO (2003), hàu TBD là loài rộng nhiệt và rộng muối, chúng có thể
sống được ở nhiệt độ -1,8-35oC (thích hợp 25-28oC) và độ mặn dưới 5‰ hay
trên 35‰ (thích hợp 20-25‰). Nhìn chung, nhiệt độ, độ mặn ở khu vực nghiên
cứu chưa phải là tối ưu nhưng nằm trong khả năng thích nghi của loài này.
3.1.2. Yếu tố thủy sinh
Kết quả phân tích các mẫu định tính thực vật phù du (TVPD) ở khu vực
nghiên cứu, đã xác định được 88 loài thuộc 5 ngành tảo khác nhau. Trong đó, có
57 loài tảo silic - Bacillariophyta (chiếm 64,8%), 13 loài tảo lam - Cyanophyta
(14,8%), 9 loài tảo giáp - Dinophyta (10,2%), 6 loài tảo lục - Chlorophyta (6,8%)
và 3 loài tảo mắt - Euglenophyta (3,4 %). So với khảo sát của SUMA (2001),
vùng ven biển Quỳnh Lưu có hiện diện của 61 loài. Kết quả này cho thấy có
nhiều loài nằm trong danh mục đã được phát hiện. Tuy nhiên, số lượng loài xác
định được trong nghiên cứu này là nhiều hơn.
Số loài TVPD xác định được tại các điểm nuôi có khác nhau. Trong đó, điểm
A có số lượng loài phong phú hơn cả với 54 loài. Tiếp đó là điểm C với 45 loài
và điểm B ít nhất với 39 loài (Bảng 2).
Bảng 2: Thành phần TVPD ở 3 điểm nuôi hàu
Điểm A Điểm B Điểm C
Tên ngành
Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%)
Bacillariophyta 37 68,5 22 56,4 25 55,6
Cyanophyta 7 13,0 6 15,4 12 26,7
Dinophyta 6 11,1 6 15,4 3 6,7
Chlorophyta 4 7,4 3 7,7 4 8,9
Euglenophyta 0 0 2 5,1 1 2,1
Tổng 54 100 39 100 45 100
Ở mỗi điểm nuôi, ngành tảo silic luôn chiếm ưu thế (55,6-68,5%), tiếp đến là
tảo lam (13,0-26,7%), tảo giáp (6,7-15,4%), tảo lục (7,4-8,9%) và thấp nhất là
tảo mắt (2,1-5,1%). Xu hướng chung là càng đi vào phần đầu cửa sông (từ A-B-
C), số lượ...