Hadrian

New Member

Download miễn phí Đề tài Ở một số nước đang phát triển, trong khi các quan chức chính phủ mong đợi thu hút đầu tư nước ngoài thì một số nhà chính trị lại tỏ ra dè dặt lo ngại





Lời nói đầu 1

A/Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài 2

Khái niệm về đầu tư nước ngoài 2

Đặc điểm 2

B/Tình hình đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển 2

I/Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 2

1.Khái niệm FDI 2

2.Hình thức FDI 3

II/Hỗ trợ phát triển chính thức ODA 5

1.Khái niệm ODA 5

2.Hình thức ODA 5

C.Những quan điểm của các quan chức chính phủ và 1 số nhà chính trị ở các nước đang phát triển về đầu tư nước ngoài 6

I/Các quan chức chính phủ mong đợi thu hút đầu tư nước ngoài 6

1.Đối với FDI 6

2.Đối với ODA 13

II/Một số quan điểm lo ngại của các nhà chính trị 16

Kết luận 19

 

 

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


y ở nhiều quốc gia khác nhau. Đây cũng sẽ là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần,xu hướng của sự phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi quốc tế.
DNLD là loại hình được chủ nhà ưa chuộng vì có điều kiện để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, đào tạo lao động, tiếp cận dần chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi bên nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý doanh nghiệp với người nước ngoài thì nước chủ nhà mới đạt hiệu quả mong muốn. Xu hướng chung của tất cả các nước là muốn tăng dần tỷ lệ góp vốn của nước sở tại trong quá trình liên doanh từ đó nâng cao tính chủ động trong việc cùng đưa ra những quyết định nhằm kiểm soát và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này lại ngày càng mất đi sự quan tâm của chủ ĐTNN vì những phiền phức do nguyên tắc nhất trí trong quản lý, đối tác tác đầu tư chưa ngang tầm...
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lúc đầu không được người nước ngoài ưa thích vì do chưa nắm rõ tình hình và luật pháp nước sở tại, họ muốn chia sẻ rủi ro với nước chủ nhà; mặt khác, nước chủ nhà cũng không thích hình thức này vì họ muốn được chia sẻ lợi ích, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Song cho đến nay, hình thức này lại được các nhà ĐTNN lựa chọn ngày càng nhiều vì nó có phần dễ thực hiện và thuận lợi hơn cho họ. Chủ ĐTNN có thể sự mình quản lý và hưởng lợi nhuận do các thành quả đầu tư mang lại. Còn đối với nước sở tại, mặc dù hình thức này chỉ đem lại cho họ những lợi ích trước mắt song họ buộc phải chấp nhận để cạnh tranh thu hút FDI trong bối cảnh tự do hoá và toàn cầu hoá ngày càng gia tăng.
II/HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA
1/Khái niệm:
Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB...) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
2/Hình thức ODA:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ. Nhưng đôi khi lại là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hay vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hay có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.
Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc.
Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông thường, các dự án này có kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hay để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ.
Hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức hay tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu khi đầu tư. Chuyển giao tri thức có thể là chuyển giao công nghệ như thường lệ nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội.
NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ VÀ 1 SỐ NHÀ CHÍNH TRỊ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI:
I/CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ MONG ĐỢI THU HÚT ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI:
1/Đối với FDI:
Nguồn lợi mà FDI đem lại cho nước nhận đầu tư là rất lớn:
* Trước hết, FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển ở trong nước thông qua quá trình chuyển giao vốn.
Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Song đối với các nước lạc hậu, sản xuất còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tích luỹ còn hạn hẹp thì vốn ĐTNN đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế. Ở những nước này thường có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật cùng kiệt nàn, lạc hậu nên chưa có điều kiện để khai thác các tiềm năng ấy. Các nước này chỉ có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đói cùng kiệt bằng cách tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Để thực hiện được việc này, các nước đang phát triển cần có nhiều vốn đầu tư. Trong khi đó, trên thế giới có rất nhiều nước nắm trong tay một khối lượng vốn lớn và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài, đó chính là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn ĐTNN phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế của quốc gia mình
* Không chỉ thế, FDI còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển (nước chủ đầu tư) sang các nước kém phát triển hơn (nước nhận đầu tư).
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn bằng hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... (còn gọi là công nghệ cứng) và cả vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường ... (còn gọi là công nghệ mềm). Thông qua hoạt động FDI, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư. Với các nước đang phát triển, do trình độ còn hạn chế cho nên việc tự nghiên cứu để phát triển khoa học công nghệ cho kịp với trình độ của các nước phát triển là việc khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy, con đường nhanh nhất đối với các nước này là phải tận dụng những thành tựu KHCN tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Việc tiếp nhận FDI chính là một cách giúp các nước đang phát triển tiếp thu được trình độ KHCN hiện đại trên thế giới, tuy nhiên mức độ hiện đại đến đâu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
* FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn sử dụng nó để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nước này thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biến nó thành các nhân tố bên trong thì quốc gi...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Vai trò của vốn với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L Xây dựng chính sách phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
M Thu hút vốn nước ngoài ở các nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
L Pháp luật về doanh nghiệp công ở nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Luật 0
H Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B Lao động với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Tài liệu chưa phân loại 3
L Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang phát triển Tài liệu chưa phân loại 0
V Mối liên quan giữa nồng độ dioxin trong sữa và hormone nhóm steroid trong nước bọt của bà mẹ đang cho con bú sống ở khu vực điểm nóng dioxin huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định năm 2011 Tài liệu chưa phân loại 0
N Chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top