Download miễn phí Ôn tập hệ thống thông tin quản trị
CHƯƠNG 3
1. Hệ thống thông tin cho phép doanh nghiệp xử lý các giao dịch thường xuyên ( giao dịch ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) ở cấp độ tác nghiệp được gọi là Hệ thống xử lý giao dịch ( TPS ). TPS quản lý việc giao dịch thông tin và tiền bạc giữa 1 doanh nghiệp với đối tác thư ba như khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối.
Ví dụ: đặt vé máy bay, rút tiền từ ATM, máy tính tiền trong siêu thị, hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng.
2. Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng ( CRM ) là hệ thống được thiết kế để tích hợp nhóm các hệ thống thông tin có chứa thông tin về khách hàng. Nó bao gồm các ứng dụng:
Tập hợp dữ liệu chi tiết khách hàng và những thói quen của khách hàng
Phân tích dữ liệu khách hàng để nắm bắt thông tin khách hàng hay định vị nhóm khách hàng mục tiêu để làm tăng hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo
Các ứng dụng xử lý hóa đơn bán hàng và tự động bán hàng.
3. Hệ thống quản trị quan hệ nhà cung cấp ( SRM ) đề cập đến tất cả các hoạt động bao hàm những thành phần từ nhà cung cấp như thu mua, hậu cần bên trong như vận chuyển và kho hàng Thu mua là thành phần quan trọng của SRM.
4. Chuỗi cung ứng : bao gồm một chuỗi các hoạt động di chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp qua các quá trình xử lý để đến kho hàng. Quản trị chuỗi cung ứng và hậu cần là các thuật ngữ dùng để chỉ việc quản lý dòng nguyên liệu thông qua toàn bộ chuỗi cung ứng.
5. Một hệ thống thông tin máy tính sử dụng kiến thức , suy luận và suy nghĩ của con người nhằm giải quyết mọi vấn đề gọi là: hệ chuyên gia. Hệ chuyên gia có thể giúp cho những người không chuyên làm những quyết định không có cấu trúc nằm ngoài chuyên môn của họ. Hệ chuyên gia thường được dùng trong lĩnh vực tài chính để đánh giá rủi ro đầu tư.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-01-on_tap_he_thong_thong_tin_quan_tri.Ht39dujzKL.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-67041/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
của khách hàng. Như vậy việc khai thác dữ liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.10. Các loại quyết định trong doanh nghiệp:
Quyết định có cấu trúc è các ràng buộc và quy tắc để ra quyết định được biết trước, đây là những tình huống đơn giản, lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp.
Quyết định không cấu trúc è tình huống phức tạp hay không biết trước các quy tắc và ứng dụng.
Quyết định bán cấu trúc è hành xử của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến cách họ tiếp thu thông tin ( phân tích hay phán đoán ), kinh nghiệm .
11. Mô hình 3 cấp độ ra quyết định:
S : cấp chiến lược
Quản lý những kế hoạch dài hạn của tổ chức.
Các quyết định thường là không cấu trúc ( doanh nghiệp nên kinh doanh trong lĩnh vực nào, cấu trúc của doanh nghiệp sẽ như thế nào, nên sử dụng các kênh phân phối nào, có nên mở rộng chi nhánh ra nước ngoài )
Tần suất ra quyết định là không thường xuyên.
Quyết định của cấp quản trị này có ảnh hưởng rộng lên tổ chức và khó thay đổi .
T : cấp chiến thuật
Quản lý những kế hoạch trung hạn của tổ chức.
Các quyết định thường hướng tới mục tiêu trung hạn góp phần hoàn thành mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Cấp chiến thuật thường theo dõi hiệu suất làm việc của tổ chức, kiểm soát ngân quỹ, sắp đặt các nguồn lực và thiết lập chính sách.
Quyết định của cấp quản trị này có ảnh hưởng vừa lên tổ chức.
O : cấp tác nghiệp
Quản lý những kế hoạch ngắn hạn dạng theo từng ngày hay tuần và kiểm soát hoạt động của tổ chức.
Các quyết định ở cấp tác nghiệp có tính cấu trúc cao ( quyết định thiết lập sản lượng cho từng ngày hay từng tuần, lập kế hoạch tác nghiệp : xử lý đơn đặt hàng, chiết khấu cho khách hàng, làm gì với máy móc bị hỏng….. )
Quyết định của cấp quản trị này ít ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.
Quyết định
Loại quyết định
Cấp độ ra quyết định
Ngân sách cho năm tới
Bán cấu trúc ( dựa vào việc phân tích, phán đoán, kinh nghiệm )
Cấp chiến lược ( S )
Làm thế nào để nhắm tới khách hàng có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất, các đặc điểm của họ
Bán cấu trúc ( dựa vào việc phân tích, phán đoán, kinh nghiệm )
Cấp chiến thuật ( T )
Có nên thuê thêm nhân sự trong các trường hợp khẩn cấp
Không cấu trúc ( tình huống phức tạp, không biết trước các quy tắc và ứng dụng )
Cấp chiến thuật ( T )
Giá nào là giá tốt nhất cho sản phẩm
Bán cấu trúc ( dựa vào việc phân tích, phán đoán, kinh nghiệm )
Cấp chiến thuật ( T )
Doanh nghiệp có cần một chiến dịch quảng cáo
Bán cấu trúc
Cấp chiến thuật ( T )
Cần khoản vay ngắn hạn để giải quyết vấn đề tiền mặt
Bán cấu trúc
Cấp chiến thuật ( T ) & chiến lược ( O )
Tấn công vào thị trường mới
Không cấu trúc
Cấp chiến thuật ( T ) & chiến lược ( O )
è Cấp càng cao ra quyết định không cấu trúc. Cấp càng thấp thì ra quyết định có cấu trúc nhiều hơn.
12. Quy trình ra quyết định:
Nhận thức ( nhận diện vấn đề + nhận thức cần đưa ra quyết định ) è Thiết kế ( xác định các giải pháp có thể + đánh giá các giải pháp ) è Chọn lựa è Hiện thực è Đánh giá ảnh hưởng hay độ thành công.
13. Các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định
Lý thuyết ra quyết định cung cấp một khung sườn để thể hiện các quyết định có cấu trúc một cách có hệ thống. Thành phần quan trọng nhất trong lý thuyết ra quyết định là quy tắc nghiệp vụ - một quy tắc mô tả hành động của doanh nghiệp khi xảy ra một sự kiện.
CHƯƠNG II
1. Hệ thống là 1 tổng thể các thành phần cùng gắn kết với nhau, tương tác với nhau để cùng thực hiện 1 chức năng hay đạt được mục đích chung.
Ví dụ: xe máy, cơ thể con người, Thái dương hệ, 1 doanh nghiệp….
Mục tiêu của hệ thống thường rất cụ thể và được thể hiện bằng 1 câu đơn.
Ví dụ: mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của xe máy : vận chuyển được nhiều hàng hóa, dịch vụ.
Đầu vào của hệ thống: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, năng lượng, sức lao động, dữ liệu…
Đầu ra của hệ thống: sản phầm hoàn tất do hệ thống tạo ra (sản phẩm, dịch vụ, thông tin )
Thành phần chịu trách nhiệm kiểm soát hiệu suất của hệ thống ( cung cấp thông tin về hiệu suất hoạt động của hệ thống, chất lượng đầu vào và đầu ra, các vấn đề trục trặc, sai sót, lỗi trong quá trình xử lý ) è Cơ chế phản hồi.
Quá trình xử lý è chuyển hóa đầu vào tạo thành đầu ra.
Quá trình điều khiển è điều chỉnh hiệu suất của hệ thống.
Đường ranh giới è xác định phạm vi của hệ thống
Môi trường è chứa những gì bên ngoài của hệ thống.
Giao diện ( Interface ) : cách thức trao đổi giữa hệ thống với môi trường hay với các hệ thống khác thông qua đường ranh giới. Nói cách khác, giao diện là thứ dùng để trao đổi thông tin giữa 2 bên.
Ví dụ: đối với hệ thống của 1 doanh nghuệp
Các hệ thống con như tài chính, nhân sự, tiếp thị…. nằm trong đường ranh giới của hệ thống
Các yếu tố nằm bên ngoài đường ranh giới, như môi trường kinh doanh, khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, chính phủ, luật pháp, nền kinh tế….
Ranh giới của các hệ thống con là phạm vi, chức năng, quyền hạn của từng phòng
2. Các hệ thống không hoạt động hoàn toàn độc lập mà nó có sự tương tác với môi trường.
Hệ thống có thể tương tác với môi trường bên ngoài là hệ thống mở.
Hệ thống không có tương tác với môi trường bên ngoài là hệ thống khép kín.
Hệ thống mà kết quả đầu ra của nó trở thành dữ liệu đầu vào của hệ thống khác è hệ thống gắn kết.
Hệ thống con ít phụ thuộc, ít có liên quan đến hoạt động của hệ thống con khác là hệ thống tách biệt. Hệ thống tách biệt có mức độ tự chủ cao, có khả năng đối phó với các tình huống, sự kiện bất ngờ è tính linh hoạt cao hơn, tính thích nghi cao hơn so với hệ thống liện kết.
3. Các nguồn lực ( tài nguyên ) của hệ thống thông tin kinh doanh ( BIS )
Con người ( bao gồm người sử dụng, người xây dựng, người bảo trì )
Phần cứng : phương tiện, công cụ, máy móc, thiết bị
Phần mềm : những chương trình máy tính, các công cụ lưu trữ thông tin, các tài liệu về quy trình, nghiệp vụ, thủ tục, tài liệu hướng dẫn…
Truyền thông è truyền dữ liệu giữa 2 hệ thống khác nhau ( điện thoại, mạng Internet, mạng nội bộ )
Dữ liệu : hóa đơn, hợp đồng, báo cáo, số liệu, cơ sở dữ liệu trên máy tính
HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH DOANH ( BIS ) là hệ thống cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào mô hình 3 cấp độ quản trị ( STO ), BIS được phân loại thành MIS và OIS..
HỆ THỐNG THÔNG TIN TÁC NGHIỆP ( OPS )
è hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh, được sử dụng trong các công việc vận hành nghiệp vụ trong hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp ở cấp tác nghiệp và cấp xử lý giao dịch è OPS là then chốt cho sự thành công của việc kinh doanh.
Hệ thống tự động công việc văn phòng ( OAS ) è quản lý các chức năng hành chính trong văn phòng
Quản lý làm việc theo nhóm ( Groupware )
Quản lý luồng công việc ( WFMS ) è đảm b