daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tài liệu Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1858 đến 1919
CUOÄC KHaùNG CHIEÁN CHOÁNG THÖÏC DaâN PHaùP XaâM LÖÔÏC
(1858 – 1884)
  
 PHẦN I : KIẾN THỨC CƠ BẢN
A - VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ BỊ XÂM LƯỢC
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX
- Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
- Kinh tế
 Nông nghiệp sa sút mất mùa, đói kém thường xuyên.
 Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do Nhà nước thực hiện chính sách "bế môn tỏa cảng".
 Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: "cấm đạo", đuổi giáo sĩ.
 Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình bùng nổ khắp nơi.
 Đối ngoại: thiển cận, làm cho Việt Nam bị cô lập. Cấm đạo, bài xích đạo Thiên chúa.
- Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém.
2. Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Đông bị xâm lược (giữa thế kỉ XIX)
- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cần nhiều thị trường và nguyên liệu.
- Các nước phương Đông có tài nguyên giàu có, nhân công dồi dào.
- Các nước nước phương Đông đang ở thời kì chế độ phong kiến suy tàn. Làn sóng xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây sang phương Đông. Việt Nam trở thành món mồi béo bở của thực dân phương Tây.
- Tư bản phương Tây và đặc biệt Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
3. Thực dân Pháp tìm cớ can thiệp vào Việt Nam
- Năm 1787, Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Vécxai.
- Đến giữa thế kỉ XIX, khi mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời dịu bớt, chính phủ Pháp quyết định đem quân đánh chiếm Việt Nam.Tháng 9 - 1856, Pháp cho tàu chiến đến Đà Nẵng trắng trợn nổ súng bắn phá các đồn luỹ, khoá đại bác của triều đình.
- Năm 1857, Napolêông III lập Hội đồng Nam Kỳ để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam  Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
- Chiều 31 - 8 - 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo tới cửa biển Đà Nẵng chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
B - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884)
I. KHÁNG CHIẾN Ở ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM KÌ :
1. Chiến sự trên mặt trận Đà Nẵng năm 1858 :
a) Cuộc xâm lược của thực dân Pháp :
- Ngày 3 - 8 - 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Đây là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
 Lí do Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công ta đầu tiên :
 Đà Nẵng Cửa biển sâu rộng nên tàu chiến Pháp ra vào thuận tiện; lực lượng quân Triều đình Nguyễn yếu và mống với nơi khác ( Huế)
 Vùng đông dân giáo dân; Pháp trông chờ sự ủng hộ của giáo dân vùng này
 Âm mưu của Pháp: Chiếm đà Nẵng là căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
- Vì thế ngày, ngày 1 - 9 - 1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
b) Cuộc kháng chiến của nhân dân ta :
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến. Ông huy động quân dân đấp luỹ, ngăn cho giặc không tiến đâu vào nội địa.
- Quân dân: anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" gây cho địch nhiều khó khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước.
c) Kết quả : Pháp bị cầm chân ở Đà Nẵng từ tháng 8 - 1858 đến tháng 2 - 1859, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bước đầu bị thất bại.
2. Chiến sự ở Gia Định và các tỉnh Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862 :
a) Lí do khiến Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng vào đánh Gia Định.
- Quân sự :
 Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
 Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
 Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế gây khó khăn cho triều đình.
 Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam-pu-chia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- Kinh tế : Người Pháp nhận xét: "Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy". Hơn nữa, lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Xingapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
b) Diễn biến chiến sự ở mặt trận Gia Định 1859 – 1860
- Tháng 2 - 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đưa phần lớn số quân tại Đà Nẵng vào Gia Định để mở mặt trận mới.
- Ngày 9 - 2 - 1859, hạm đội Pháp tập trung ở Vũng Tàu, rồi theo đường sông Cần Giờ ngược lên Sài Gòn, vừa đi chúng vừa bắn phá dữ dội các đồn trại của quân ta ở hai bên bờ và cố sức vượt qua các chướng ngại vật được dựng trên sông.
- Đến ngày 16 - 2, quân Pháp mới đến được Gia Định. Sau đó sáng sớm ngày 17 - 2, chúng với hoả lực mạnh đã tấn công thành Gia Định. Đến trưa,chúng chiếm được thành.
+ Song, ngay sau đó, nhân dân chủ động kháng chiến chặn đánh quấy rối và tiêu diệt địch, gây cho Pháp nhiều khó khăn mới. Hoảng sợ, quân Pháp phải quyết định phá huỷ thành Gia Định, rút xuống các tàu chiến  Sự tham gia đấu tranh của các đội nghĩa quân đã làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ.
- Cũng vào lúc này, thực dân Pháp đang bị sa lầy ở các chiến trường Italia, Trung Hoa…nên không thể tiếo viện cho chiến trường Việt Nam. Số quân Pháp ở Đà Nẵng và một phần lực lượng ở Gia Định cũng bị đưa sang Trung Quốc tham chiến. Tại Gia Dịnh, Pháp chỉ còn 1000 quân, rải trên một chiến tuyến dài 10 km  Pháp không mở rộng đánh chiếm được Gia Định, ở vào thế tiến thoái lưỡng nan.
- Triều đình không tranh thủ tấn công mà cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng phòng tuyến Chí Hòa để chặn giặc.
- Nhân dân tiếp tục tấn công địch ở đồn Chợ Rẫy 7 - 1860, trong khi triều đình xuất hiện tư tưởng chủ hòa.
 Nhận xét về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định :
• Ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch "chinh phục từng gói nhỏ".
• Tuy nhiên, trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại, nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao, tự nguyện đứng lên kháng chiến.
c) Diễn biến chiến sự ở mặt trận Miền Đông Nam Kỳ 1861 – 1862. Hiệp ước Nhâm Tuất (05 - 06 - 1862).
+ Cuộc xâm lược của thực dân Pháp :
- Sau khi kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc, buộc triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Bắc Kinh (25 - 10 - 1860), Pháp mở rộng đánh chiếm nước ta. Ngày 23 - 2 - 1861 tấn công Chí Hòa  chiếm được đồn Chí Hòa.
- Thừa thắng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ:
• Định Tường : 12 - 4 - 1861
• Biên Hòa : 18 - 12 - 1861
• Vĩnh Long : 23 - 3 - 1862
+ Thái độ của triều đình :
- Nhân dân Nam Kì, dưới sự lãnh đạo của các sũ phu văn thân yêu nước (Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực...) đứng lên kháng chiến khiến giặc rất lúng túng. Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao triều đình đã ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5 - 6 - 1862) với những nội dung như sau:
Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.
Mở ba cửa biến (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô. bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.
 Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ yếu quyền lãnh thổ của Việt Nam. Song nhà Nguyễn vẫn ký, chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình dễ dàng chấp nhận những đòi hỏi của thực dân Pháp, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp. Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng địa bàn chiếm đóng Nam Kỳ. Gây nên nhiều nổi bất bình trong nhân dân.
+ Thái độ của nhân dân :
- Cuộc kháng chiến vẫn phát triển mạnh.
- Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng chủ yếu là nông dân "dân ấp, dân lân".
- Có các trận đánh lớn nhất trong thời gian này là : Trận Quý Sơn (Gò Công) vào tháng 6 - 1861 do Đỗ trinh Thoại chỉ huy và trận đánh chìm chiếc tàu Ét-pê-răng (Hy Vọng) của giặc trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực vào ngày 10 - 12 - 1861.
3. Cuộc kháng chiến tiếp tục ở miền Đông Nam Kì từ sau Hiệp ước 1862 :
Việc triều đình Huế kí hiệp ước cắt đất cầu hoà đã gây nên sự bất bình trong sĩ phu và nhân dân cả nước. Như vậy, từ năm 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính chất độc lập với triều đình, vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi của triều đình với lực lượng kháng chiến. Nhân dân bày tỏ thái độ của mình bằng nhiều cách, hay như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông dùng văn thơ châm biếm bọn Việt gian bán nước, hay tiếp tục kháng chiến chống Pháp, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình mà tiêu biểu là Trương Định.
a. Tiến trình cuộc khởi nghĩa của Trương Định :

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top