tracych0u90

New Member

Download miễn phí Ôn tập Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI





Câu 6: Nêu các nội dung quan trọng trong vòng đời dự án FDI. Trình bày giai đoạn hình thành dự án FDI?
I. Vòng đời dự án FDI
 Chu trình(vòng đời) của dự án FDI bắt đầu từ khi nghiên cứu cơ hội đầu tư hay có ý đồ đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án và thanh lí xong dự án.
 Vòng đời của dự án bao gồm các giai đoạn chính sau:
+ Giai đoạn hình thành dự án FDI (gồm soạn thảo dự án và thẩm định dự án)
+ Giai đoạn triển khai thực hiện dự án
+ Giai đoạn khai thác và vận hành dự án
+ Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hải Phòng…
Thành tựu đạt được:
Một là, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.Thời kỳ trước đổi mới, Việt Nam là nước có nợ nước ngoài nhiều, thâm hụt ngân sách lớn, vốn cho sản xuất kinh doanh rất thấp.Vậy nên FDI là một nguồn vốn rất quan trọng thời gian đó.
Hai là, góp phần nâng cao trình độ, năng lực sản xuất ở một số ngành như dầu khí, viễn thông, hoá chất…
Ba là, tăng thu cho ngân sách nhà nước, góp phần hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở các thành phố lớn.Thời kỳ 1996-2000, không kể nguồn thu từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách từ khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng hai năm 2006-2007 khu vực có vốn FDI đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. Tính đến hết tháng 6.2009, Việt Nam có 10.409 dự án FDI với tổng mức vốn đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD1.
Bốn là, tạo công ăn việc làm cho người dân.Tính đến năm 2007, doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều lao động đã được đào tạo ở nước ngoài.
Các hạn chế chính là:
Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI tập trung vào khai thác lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên có sẵn, thị trường tiêu thụ dễ tính để lắp ráp, gia công sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn FDI hiện có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi, trong đó các mặt hàng nông, thuỷ sản, thực phẩm và các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp như dệt may, tạp phẩm chiếm đến 49,4%. Trong khi các ngành chế tạo đòi hỏi công nghệ cao như máy công cụ, chế tạo ôtô, đồ điện tử chỉ chiếm 7,5% so với 54,6% tại các nước Đông á và ấn Độ3. Hơn nữa, sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp nội địa còn hạn chế. Do vậy, chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng hàng hoá và các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải nhập khẩu 70-80% lượng sản phẩm phụ trợ4.
Các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Chất thải của công ty VEDAN là một ví dụ tiêu biểu. Rõ ràng là, những hậu quả về môi trường nếu không được xem xét kỹ lưỡng khi quyết định cấp phép đầu tư sẽ làm giảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.
Một trong những hạn chế nữa của khu vực FDI là các doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa được phân bổ đều giữa các địa phương trong cả nước, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi. Hơn nữa, FDI tập trung quá nhiều tại các thành phố lớn sẽ càng gia tăng sức ép cho các đô thị này về dân số, hạ tầng đô thị.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng FDI
Nhóm giải pháp về chính sách: Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, cần tính đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững cũng như đảm bảo về môi trường. Hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời gian gần đây, đặc biệt từ năm 2007, FDI hướng quá nhiều vào bất động sản, sân golf, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới bất ổn cho nền kinh tế. Thực tế khủng hoảng tài chính ở châu á và gần đây ở Mỹ đã chứng minh điều này. Cần tạo ra sự liên kết giữa khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể tự sản xuất được. Bên cạnh đó, cũng cần có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa phương để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài.
Nhóm giải pháp về hạ tầng: Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt chú trọng hình thành các khu công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao hiệu quả của khu vực FDI. Cần có giải pháp khuyến khích và thu hút FDI vào các địa phương trong cả nước, trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địa phương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải về hạ tầng cho các đô thị.
Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi thu hút FDI. Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, lợi thế ở nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ công nghệ mới và hiện đại. FDI là một kênh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cần chủ động phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàng nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao. Một ví dụ là, Tập đoàn IBM dự định sẽ tuyển 250 chuyên gia công nghệ thông tin vào làm việc tại Trung tâm Dịch vụ toàn cầu của tập đoàn này tại Việt Nam, và Trung tâm này có thể tiếp nhận từ 3.000 đến 5.000 lao động Việt Nam có trình độ cao về công nghệ thông tin vào làm việc. tuỳ từng trường hợp vào tốc độ phát triển, tập đoàn này tuyên bố có thể tiếp nhận 20.000 lao động có trình độ nếu Việt Nam đáp ứng đủ5. Tuy nhiên thực tế hiện nay, Việt Nam chưa đáp ứng đủ số lượng lao động có trình độ cao theo yêu cầu của khu vực FDI nói riêng và nhu cầu của xã hội nói chung.                              
Mặc dù còn có nhiều hạn chế, nhưng bằng những đóng góp cụ thể vào tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế đã chứng minh vai trò quan trọng của FDI trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên vai trò của FDI chỉ thực sự phát huy hiệu quả và góp phần vào sự phát triển bền vững khi nó được lựa chọn và khuyến khích vào những ngành, những khu vực thật sự cần thiết cho nền kinh tế để đảm bảo tính bền vững cho phát triển lâu dài và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam
Câu 3: Hiểu thế nào là vòng đời của DA FDI? Vẽ sơ đồ vòng đời DA FDI và ghi...
 
Top