Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ÔN THI HỌC KỲ II VÀ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010-2011
PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC
Phần 6: Tiến hóa Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
1. Các bằng chứng tiến hóa gồm:4 loại bằng chứng
- Bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, sinh học phân tử và tế bào
2. Bằng chứng giải phẫu so sánh thể hiện qua: - cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa, cơ quan tương tự
3. Về cơ quan tương đồng:
- là cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng hiện nay chức năng đã khác nhau
- cơ quan tương đồng nói lên nguồn gốc chung của các loài (sinh giới)
- Các cơ quan tương đồng: Chi trước và của các động vật có vú và thú (cánh dơi=tay người=chi trước mèo=vây cá voi); 5 phần não bộ của các động vật có xương sống, cấu tạo các vùng đốt sống của động vật có xs(cổ hươu và cổ hà mã); gai xương rồng và tua cuốn đậu hà lan
- Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng nhưng hiện nay đã tiêu giảm chức năng hay hết chức năng: lông trên cơ thể người=>vết tích lông mao của động vật có vú, xương cùng và cụt ở người là vết tích của đuôi, móng tay, móng chân là vết tích móng vuốt ở đv ăn thịt, răng khôn là vết tích của răng nanh.
4. Về cơ quan tương tự
- là cơ quan cùng khác nguồn gốc nhưng chức năng tương tự nhau
- cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa của sinh vật nhằm thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau
- ví dụ cơ quan tương tự: vây cá mập và vây cá voi, cá heo; cánh dơi và cánh chuồn chồn, bướm, sâu bọ; gai hoa hồng và gai xương rồng.
5. Về bằng chứng phôi sinh học:
- nghiên cứu quá trình phát triển phôi của các loài thấy có nhiều đặc điểm tương đồng (giống nhau). Sự giống nhau càng nhiều và càng kéo dài về các giai đoạn phát triển sau của phôi chứng tở quan hệ họ hàng càng gần gũi và ngược lại.
6. về bằng chứng địa lí sinh vật học:
- địa lí sinh vật họcnghiên cứu sự phân bố của các loài trên trái đất
- bằng chứng địa lí sinh vật học nói lên rằng: đặc điểm giống nhau giữa các loài trên trái đất chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong các điều kiện môi trường giống nhau.
7. Về bằng chứng sinh học phân tử và tế bào
- Các bằng chứng sinh học phân tử bao gồm: cấu trúc DNA, protein, 20 loại acid amin, sử dụng chung một bộ mã di truyền; bàng chứng tế bào gồm cấu trúc và hình thái NST, tất cả các sinh vật đều có cấu trúc tế bào.
- Trình tự các nucleotit trong cấu trúc của AND và trình tự và thành phần các acid amin trong cấu trúc của chuỗi polipeptit (protein) càng giống nhau chứng tỏ mối quan hệ họ hàng càng gần gũi và ngược lại.
Bài 25: học thuyết Lamac và Đacuyn
* So sánh thuyết Lamac và Đacuyn
Vấn đề Lamac Đacuyn
1. Nguyên nhân tiến hoá Do tác động của ngoại cảnh và thay đổi tập quán hoạt động ở động vật - CLTN thông qua tính biến dị & di truyền của sinh vật
2. Cơ chế tiến hoá - Sự di truyền lại các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt hoạt động - CLTN Tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác động của CLTN
3. Hình thành các đặc điểm thích nghi - Ngoại cảnh thay đổi chậm Sinh vật luôn có khả năng thích nghi kịp thời và không bị đào thải - CLTN tác động gồm 2 mặt: tích lũy các biến dị có lợi, bồn tồn các dạng thích thi đồng thời đào thải các dạng kém thích nghi
4. Hình thành loài mới - Loài mới hình thành dần dần và liên tục qua nhiều dạng trung gian Tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Trong tiến hóa không có loài bị đào thải. - Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian Dưới tác dụng của CLTN,Theo con đường phân li tính trạng
5. Chiếu hướng tiến hóa Nâng dần trình độ tố chức từ đơn giản đến phức tạp. Tiến hóa theo 3 hướng: ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý
5. Cống hiến - Đưa ra khái niệm học thuyết đầu tiên về tiến hóa
- Thừa nhận sinh vật có biến đổi từ đơn giản=>phức tạp - Đưa ra khái niệm CLTN giải thích thành công nguồn gốc chung của sinh giới và quá trình hình thành loài.
- CLNT là nhân tố quy định chiều hường và nhịp độ biến đổi của các nhóm vật nuôi cây trồng
5. Tồn tại chung của 2 Ông - Chưa phân biệt được biến di di truyền & biến di không di truyền
- Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị & cơ chế di truyền biến dị
- Chưa thấy được vai trò của cách li đối việc hình thành loài mới
Bài 26: Về thuyết tiến hóa hiện đại.
I. Vế quan niệm tiến hóa:
- Tiến hóa gồm 2 quá trình: tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
- Đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể(còn Dacuyn cho rằng là cá thể)
1. Về tiến hóa nhỏ:- là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (làm thay đổi tần số alen và kiểu gen), chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và CLTN. Sự biến đổi đó dần dần dẫn đến sự cách li sinh sản với quần thể gốc sinh ra nó, khi đó đánh dấu sự hình thành loài mới(ranh giới tiến hóa nhỏ và lớn)
- Tiến hóa nhỏ diễn ra với quy mô nhỏ và thời gian ngắn nên có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
2. Về tiến hóa lớn:- là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài:chi-họ-bộ-lớp – ngành – giới.
- Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng và thời gian dài nên khó nghiên cứu thực nghiệm.
II. Về các nhân tố tiến hóa
- Khái niệm: là nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (làm thay đổi tần số alen và kiểu gen)
- Có 5 nhân tố tiến hóa:
(1)Đột biến:+là nhân tố làm thay đổi tần số alen và kiểu gen của quần thể chậm nhất
+ Mọi gen mới(alen) trong quần thể đều do đột biến tạo ra
+ là nhân tố tiến hóa vô hướng (không xác định) cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
(2)di-nhập gen(dòng gen) + có thể làm phong phú vốn gen của quần thể
+ là nhân tố tiến hóa vô hướng làm thay đổi vốn gen của quần thể
(3) CLTN: + CLTN thực chất (bản chất) là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể
+ CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi kiểu gen rồi dẫn đến thay đổi tần số alen
+ CLTN tác động nhanh hay chậm phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen trội hay lặn(alen trội nhanh hơn, ở vi khuẩn nhanh hơn sinh vật bậc cao vì hệ gen đơn giản và sinh sản nhanh).
+ CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng duy nhất, quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa
(4)Các yếu tố ngẫu nhiên(hạn hán, cháy rừng, săn bắt….) + có thể làm thay đổi đột ngột vốn gen
+ dễ làm thay đổi vốn gen của quẩn thể kích thước nhỏ
+ là nhân tố tiến hóa vô hướng (không làm thay đổi tần alen hay kiểu gen theo 1 hướng xác định.
(5) giao phối không ngẫu nhiên (giao phối gần, tự thụ phấn, giao phối cận huyết)
+ không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp, giảm dần kiểu gen dị hợp.
+ là nhân tố tiến hóa vô hướng cung cấp nguyên liệu thứ cấp(biến di tổ hợp) cho tiến hóa.
Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1. Về các đặc điểm thích nghi
- Đđ thích nghi là các đặc điểm giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn
- có 2 hướng thể hiện đặc điểm thích nghi
+Hoàn thiện dần khả năng thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác(tăng số lượng đđ thích nghi)
+ tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể
2. Về quá trình hình thành quần thể thích nghi
- suy cho cùng mọi đặc điểm thích nghi đều do đột biến tạo ra, rồi qua quá trình sinh sản các đột biến này được phát tán trong quần thể hình thành các kiểu gen quy định kiểu hình khác nhau. Khi đó CLTN sẽ tác động theo hướng tăng dần số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, đồng thời đào thải các dạng kém thích nghi.
-Như vậy quá trình hình thành quần thể thích nghi sẽ chịu sự chi phối chủ yếu của 3 nhân tố: (1)quá trình phát sinh và tích lũy đột biến; (2) quá trình phát tán các đột biến qua giao phối (tốc độ sinh sản); (3)áp lực của CLTN lớn hay nhỏ
- Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra rất nhanh đối với các quần thể vi khuẩn vì hệ gen của chúng đơn bội (không tạo thành cặp alen nên đột biến có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình) đồng thời chúng có tốc độ sinh sản rất nhanh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ÔN THI HỌC KỲ II VÀ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010-2011
PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC
Phần 6: Tiến hóa Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
1. Các bằng chứng tiến hóa gồm:4 loại bằng chứng
- Bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, sinh học phân tử và tế bào
2. Bằng chứng giải phẫu so sánh thể hiện qua: - cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa, cơ quan tương tự
3. Về cơ quan tương đồng:
- là cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng hiện nay chức năng đã khác nhau
- cơ quan tương đồng nói lên nguồn gốc chung của các loài (sinh giới)
- Các cơ quan tương đồng: Chi trước và của các động vật có vú và thú (cánh dơi=tay người=chi trước mèo=vây cá voi); 5 phần não bộ của các động vật có xương sống, cấu tạo các vùng đốt sống của động vật có xs(cổ hươu và cổ hà mã); gai xương rồng và tua cuốn đậu hà lan
- Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng nhưng hiện nay đã tiêu giảm chức năng hay hết chức năng: lông trên cơ thể người=>vết tích lông mao của động vật có vú, xương cùng và cụt ở người là vết tích của đuôi, móng tay, móng chân là vết tích móng vuốt ở đv ăn thịt, răng khôn là vết tích của răng nanh.
4. Về cơ quan tương tự
- là cơ quan cùng khác nguồn gốc nhưng chức năng tương tự nhau
- cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa của sinh vật nhằm thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau
- ví dụ cơ quan tương tự: vây cá mập và vây cá voi, cá heo; cánh dơi và cánh chuồn chồn, bướm, sâu bọ; gai hoa hồng và gai xương rồng.
5. Về bằng chứng phôi sinh học:
- nghiên cứu quá trình phát triển phôi của các loài thấy có nhiều đặc điểm tương đồng (giống nhau). Sự giống nhau càng nhiều và càng kéo dài về các giai đoạn phát triển sau của phôi chứng tở quan hệ họ hàng càng gần gũi và ngược lại.
6. về bằng chứng địa lí sinh vật học:
- địa lí sinh vật họcnghiên cứu sự phân bố của các loài trên trái đất
- bằng chứng địa lí sinh vật học nói lên rằng: đặc điểm giống nhau giữa các loài trên trái đất chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong các điều kiện môi trường giống nhau.
7. Về bằng chứng sinh học phân tử và tế bào
- Các bằng chứng sinh học phân tử bao gồm: cấu trúc DNA, protein, 20 loại acid amin, sử dụng chung một bộ mã di truyền; bàng chứng tế bào gồm cấu trúc và hình thái NST, tất cả các sinh vật đều có cấu trúc tế bào.
- Trình tự các nucleotit trong cấu trúc của AND và trình tự và thành phần các acid amin trong cấu trúc của chuỗi polipeptit (protein) càng giống nhau chứng tỏ mối quan hệ họ hàng càng gần gũi và ngược lại.
Bài 25: học thuyết Lamac và Đacuyn
* So sánh thuyết Lamac và Đacuyn
Vấn đề Lamac Đacuyn
1. Nguyên nhân tiến hoá Do tác động của ngoại cảnh và thay đổi tập quán hoạt động ở động vật - CLTN thông qua tính biến dị & di truyền của sinh vật
2. Cơ chế tiến hoá - Sự di truyền lại các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt hoạt động - CLTN Tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác động của CLTN
3. Hình thành các đặc điểm thích nghi - Ngoại cảnh thay đổi chậm Sinh vật luôn có khả năng thích nghi kịp thời và không bị đào thải - CLTN tác động gồm 2 mặt: tích lũy các biến dị có lợi, bồn tồn các dạng thích thi đồng thời đào thải các dạng kém thích nghi
4. Hình thành loài mới - Loài mới hình thành dần dần và liên tục qua nhiều dạng trung gian Tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Trong tiến hóa không có loài bị đào thải. - Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian Dưới tác dụng của CLTN,Theo con đường phân li tính trạng
5. Chiếu hướng tiến hóa Nâng dần trình độ tố chức từ đơn giản đến phức tạp. Tiến hóa theo 3 hướng: ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý
5. Cống hiến - Đưa ra khái niệm học thuyết đầu tiên về tiến hóa
- Thừa nhận sinh vật có biến đổi từ đơn giản=>phức tạp - Đưa ra khái niệm CLTN giải thích thành công nguồn gốc chung của sinh giới và quá trình hình thành loài.
- CLNT là nhân tố quy định chiều hường và nhịp độ biến đổi của các nhóm vật nuôi cây trồng
5. Tồn tại chung của 2 Ông - Chưa phân biệt được biến di di truyền & biến di không di truyền
- Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị & cơ chế di truyền biến dị
- Chưa thấy được vai trò của cách li đối việc hình thành loài mới
Bài 26: Về thuyết tiến hóa hiện đại.
I. Vế quan niệm tiến hóa:
- Tiến hóa gồm 2 quá trình: tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
- Đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể(còn Dacuyn cho rằng là cá thể)
1. Về tiến hóa nhỏ:- là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (làm thay đổi tần số alen và kiểu gen), chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và CLTN. Sự biến đổi đó dần dần dẫn đến sự cách li sinh sản với quần thể gốc sinh ra nó, khi đó đánh dấu sự hình thành loài mới(ranh giới tiến hóa nhỏ và lớn)
- Tiến hóa nhỏ diễn ra với quy mô nhỏ và thời gian ngắn nên có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
2. Về tiến hóa lớn:- là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài:chi-họ-bộ-lớp – ngành – giới.
- Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng và thời gian dài nên khó nghiên cứu thực nghiệm.
II. Về các nhân tố tiến hóa
- Khái niệm: là nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (làm thay đổi tần số alen và kiểu gen)
- Có 5 nhân tố tiến hóa:
(1)Đột biến:+là nhân tố làm thay đổi tần số alen và kiểu gen của quần thể chậm nhất
+ Mọi gen mới(alen) trong quần thể đều do đột biến tạo ra
+ là nhân tố tiến hóa vô hướng (không xác định) cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
(2)di-nhập gen(dòng gen) + có thể làm phong phú vốn gen của quần thể
+ là nhân tố tiến hóa vô hướng làm thay đổi vốn gen của quần thể
(3) CLTN: + CLTN thực chất (bản chất) là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể
+ CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi kiểu gen rồi dẫn đến thay đổi tần số alen
+ CLTN tác động nhanh hay chậm phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen trội hay lặn(alen trội nhanh hơn, ở vi khuẩn nhanh hơn sinh vật bậc cao vì hệ gen đơn giản và sinh sản nhanh).
+ CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng duy nhất, quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa
(4)Các yếu tố ngẫu nhiên(hạn hán, cháy rừng, săn bắt….) + có thể làm thay đổi đột ngột vốn gen
+ dễ làm thay đổi vốn gen của quẩn thể kích thước nhỏ
+ là nhân tố tiến hóa vô hướng (không làm thay đổi tần alen hay kiểu gen theo 1 hướng xác định.
(5) giao phối không ngẫu nhiên (giao phối gần, tự thụ phấn, giao phối cận huyết)
+ không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp, giảm dần kiểu gen dị hợp.
+ là nhân tố tiến hóa vô hướng cung cấp nguyên liệu thứ cấp(biến di tổ hợp) cho tiến hóa.
Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1. Về các đặc điểm thích nghi
- Đđ thích nghi là các đặc điểm giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn
- có 2 hướng thể hiện đặc điểm thích nghi
+Hoàn thiện dần khả năng thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác(tăng số lượng đđ thích nghi)
+ tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể
2. Về quá trình hình thành quần thể thích nghi
- suy cho cùng mọi đặc điểm thích nghi đều do đột biến tạo ra, rồi qua quá trình sinh sản các đột biến này được phát tán trong quần thể hình thành các kiểu gen quy định kiểu hình khác nhau. Khi đó CLTN sẽ tác động theo hướng tăng dần số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, đồng thời đào thải các dạng kém thích nghi.
-Như vậy quá trình hình thành quần thể thích nghi sẽ chịu sự chi phối chủ yếu của 3 nhân tố: (1)quá trình phát sinh và tích lũy đột biến; (2) quá trình phát tán các đột biến qua giao phối (tốc độ sinh sản); (3)áp lực của CLTN lớn hay nhỏ
- Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra rất nhanh đối với các quần thể vi khuẩn vì hệ gen của chúng đơn bội (không tạo thành cặp alen nên đột biến có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình) đồng thời chúng có tốc độ sinh sản rất nhanh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links