malunmalun

New Member
Download Tiểu luận Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp miễn phí


Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hay thừa nhận, được Nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng Nhà nước. Có nhiều loại quy phạm pháp luật như quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm pháp luật hành chính... trong đó, quy phạm pháp luật hành chính là quy phạm có vai trò quan trọng. Để hiểu rõ hơn về quy phạm pháp luật hành chính và sự khác biệt giữa quy phạm này với quy phạm luật hiến pháp, nhóm em xin chọn đề tài: “Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính, qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp”.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Do quy phạm pháp luật hành chính là một dạng của quy phạm pháp luật nên các quy phạm pháp luật hành chính vừa có các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật, vừa có các đặc điểm khác với các quy phạm pháp luật nói chung.
Đặc điểm chung
Quy phạm pháp luật hành chính là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, bởi quy phạm pháp luật hành chính do Nhà nước ban hành hay thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính theo định hướng nhất định.
Quy phạm pháp luật hành chính được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp thuyết phục (giáo dục, động viên, thi đua, khen thưởng...) hay cưỡng chế Nhà nước (xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính...).
Quy phạm pháp luật hành chính là tiêu chuẩn xác định giới hạn, đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính thông thường gồm đầy đủ ba bộ phận: Giả định, quy định và chế tài.
Đặc điểm riêng
2.2.1. Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành
Ở nước ta, theo quy định của pháp luật, các cơ quan Nhà nước hay người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính là chủ thể lập pháp và chủ thể quản lí hành chính Nhà nước như cơ quan quyền lực Nhà nước, Chủ tịch nước, các cơ quan hành chính Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Việc quy định thẩm quyền như vậy đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước một cách năng động, kịp thời; phù hợp với thực tiễn quản lí từng ngành, lĩnh vực và địa phương; đồng thời còn phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lí hành chính Nhà nước.
2.2.2. Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và hiệu lực pháp lí khác nhau
Do phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và tính chất đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn. Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước và chung cho các ngành, lĩnh vực quản lí nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lí hay trong một địa phương nhất định. Ví dụ: Quy phạm pháp luật về việc xử lí vi phạm hành chính có hiệu lực chung cho các ngành, tuy nhiên quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính lại chỉ có hiệu lực trong ngành bưu chính.
2.2.3. Các qui phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở nguyên tắc nhất định
Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lí hành chính Nhà nước, khi ban hành quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Ví dụ: UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy phạm pháp luật về việc nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Ninh phải căn cứ vào quy phạm pháp luật của Bộ Nội vụ về việc thực hiện chế độ nâng lương thường
xuyên và nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức.
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ban hành phải phù hợp với nội dung, mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp ban hành; nếu không phù hợp sẽ bị cơ quan quyền lực Nhà nước đó bãi bỏ. Ví dụ: “Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội” (Khoản 9 Điều 84 Hiến pháp 1992).
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành. Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản sẽ phải căn cứ vào văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và pháp lệnh về thú y của Chính phủ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hungvnc2015

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp

RẤT CÓ Ý NGHĨA
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu. Phân biệt hai hình thức khuyến mại: hàng mẫu và tặng quà Luận văn Luật 0
K Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
L Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp Tài liệu chưa phân loại 0
R Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
D Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác - quy luật và ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống Tài liệu chưa phân loại 0
S Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
A Phân biệt quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm pháp luật hiến pháp Tài liệu chưa phân loại 2
M Phân biệt giữa quy luật địa đới và quy luật đai cao - Liên hệ sự tác động của quy luật đai cao đến phân hoá lãnh thổ Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
G Phân Biệt Tiếng Trung Giản Thể Và Tiếng Trung Phồn Thể Tiếng Trung 0
D PHÂN BIỆT CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top