Holden

New Member
1.tài sản Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hay tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản cố định là một trong những loại tài sản có giá trị lớn được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. và thường thì các loại tài sản này có chu kì sử dụng trong dài hạn. Tài sản lưu động Là đối tượng lao động chỉ dùng được trong một chu kỳ sản xuất. Đó là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có thể chuyển ngay thành tiền mặt, như thương phiếu, v.v. Tài sản hữu hình Bao gồm những vật( có những điều kiện nhất định ) tiền và giấy tờ có giá ( ngôn ngữ luật học ). Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan nhận biết được hay dùng đơn vị cân đo đong đếm được. Điều kiện để vật trở thành tài sản là một vấn đề còn tranh cãi rất nhiều. Bởi vì khi vật không thuộc của ai gọi là vật vô chủ không ai gọi là tài sản vô chủ cả. Khi nói đến tài sản hữu hình bắt buộc chúng phải có một số đặc tính riêng như: Tài sản vô hình Là những quyên tài sản (nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định và thường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao. Tuy nhiên một số quyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hay ủy quyền cho chủ thể khác. Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan để thấy được và không thể dùng đại lương để tính. Nhưng trong quá trình chuyển giao có thẻ quy ra tiền (cái này là quan trọng nhất). Tùy từng thời điểm nhất định mà quyền tài sản có giá như thế nào. Việc gây thiệt hại về tài sản vô hình của chủ thể sẽ phải bồi thường nhưng rất khó để xác định giá trị của nó. Ngoài những quy định trong luật còn việc xác định giá trị của tài sản vô hình không thể xác định được. 2.Tiêu sản Tiêu sản: là các tài sản dùng vào mục đích tiêu dùng đơn thuần, là những thứ chỉ làm tăng cột chi phí cho bạn. Ví dụ như các khoản vay nợ tín dụng để tiêu sài, các thiết bị tiêu tốn năng lượng chỉ nhằm mục đích giải trí như xe hơi, điện thoại di động đắt tiền, thẻ hội viên câu lạc bộ golf...
Khi bạn dùng khoản tiền dôi ra của mình để mua tài sản, tài sản đó sẽ mang thêm thu nhập cho bạn -> bạn trở nên giàu có hơn. Còn khi bạn dùng khoản tiền dôi ra của mình để mua tiêu sản, bạn sẽ chỉ làm phát sinh thêm các chi phí cho mình -> tài chính của bạn sẽ bị eo hẹp hơn. Vì vậy, nếu như bạn muốn nhanh chóng đạt đến sự tự do tài chính, hãy luôn ghi nhớ điều này khi quản lý tiền của bạn: "Hãy mua thật nhiều tài sản, đừng mua tiêu sản!"
 

fuckof

New Member
èo, nhiều cách hiểu quá nhỉ, tớ có một ví dụ thế này, các bạn coi thế nào nhé! - Làm vất vất vả vả xong lĩnh lương được 5 Triệu đồng, mình mua 2 món sau: 1. Điện thoại di động 4 Triệu 2. Còn 1 triệu, mình mua hoa mang về bán kiếm thêm ít :) Vậy ví dụ trên thì liên quan gì đến câu hỏi của bạn? đâu là tài sản, đâu là tiêu sản? * Cái điện thoại di động 4 Triệu kia, mình dùng buôn với bạn gái :) ( Ví dụ thoai, chứ chưa có nhá ) mỗi ngày hết 100k, vậy là trung bình mỗi ngày nó tiêu của mình hết 100k, "Người ta gọi nó là tiêu sản" tương tự ô tô, xe máy ăn xăng... - Có điều, bạn cần hiểu cho rõ: không phải tiêu sản nào cũng tiêu cực, vì nếu không có xe máy... ta đi lại sẽ mất nhiều thời gian hơn và sẽ kiếm được ít tiền hơn, so với tiền xăng bỏ ra. Nếu không có điện thoại thì... bạn thấy rồi đấy... đi đi... lại lại ... lại lại ... đi đi = hết ngày - Còn dùng điện thoại buôn chuyện với bạn gái, theo bạn là tiêu sản có lợi hay hại? Cái vụ nầy thì mình trả lời không nổi :D - Cũng trong ví dụ trên, thì Hoa là tài sản, tuy mất tiền để mua song khi bán nó sinh lợi nhuận. còn hữu hình hay vô hình chỉ là... :) Rảnh ghé: itvsolution.vn ủng hộ mình nhé!Mời bạn ghé thăm: Công Ty CP Giải Pháp Ứng Dụng Và Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Việt
 

Gian

New Member
Ngày trước mình cũng nghe và học khái niệm về tài sản Tài sản nhưng còn Tiêu sản thì mình chưa hiểu thế nào cả nhưng từ khi đọc cuốn sách “ Dạy con làm giàu “ thì mình hiểu ra và thấy rất có ý nghĩa bạn ạ.Tài sản là thứ mang tiền về cho mình còn Tiêu sản là thứ mang tiền ra khỏi túi mình. Như vậy nếu nhà bạn có ô tô và xe máy nó sẽ là tiêu sản nếu bạn chỉ dùng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình vì bạn phải bỏ một khoản tiền lớn ra mua xe , sửa chữa nó nếu gặp sự cố và đổ xăng thường xuyên. Nhưng nó sẽ là tài sản nếu bạn dùng nó để cho thuê và thu được nhiều tiền đem về mỗi tháng. Mình rất tâm đắc với khái niệm Tài sản và Tiêu sản này. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không nên Tiêu sản, khi chúng ta có nhiều Tài sản thì chúng ta vẫn Tiêu sản bình thường vì nhiều Tài sản chúng ta sẽ kiếm được nhiều tiền và phần lớn số tiền đó chúng ta lại mua Tài sản số còn lại mua Tiêu sản phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Người giàu họ lại càng giàu vì họ có nhiều Tài sản còn người cùng kiệt thì vẫn cứ cùng kiệt vì họ chỉ có Tiêu sản mà thôi. Chia sẻ với bạn vậy thôi, chúc bạn có nhiều TÀI SẢN nhé!
 

duxi1511

New Member
Chưa hẳn đã giàu lại càng giàu, đã cùng kiệt lại càng nghèo, vấn đề là cách mà bạn "suy nghĩ" và "làm ăn" thôi! Bill Gate ngày khởi nghiệp, ông ta đâu có giầu, chủ facebook cũng thế, CEO nổi tiếng nhất của APPLE lúc Iphone chưa lên ngôi thì NOKIA là trùm làng Điện Thoại toàn cầu... Có rất nhiều đại gia phá sản chỉ sau một mùa bóng hay rộ lên một số đề... Rất nhiều dẫn chứng, vấn đề nữa là đã biết hướng làm ăn, suy nghĩ tích cực rồi thì còn phải biết "Kiên Trì" vượt khó, nhưng mà nhớ câu này "giầu ( nhiều tiền ) chắc gì đã sướng" Cuộc sống có nhiều mặt đáng để quan tâm lắm! Rảnh mời các bạn ghé itvsolution.vn tìm hiểu bộ sưu tập kiến thức công nghệ và tin làng CNTT Việt, có gì Phần mềm mình :)Mời bạn ghé thăm: Công Ty CP Giải Pháp Ứng Dụng Và Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Việt
 

gabmar_sk

New Member
Mình đang phân biệt TÀI SẢN và TIÊU SẢN đấy chứ. Ở đây mình muôn nói là người có nhiều TÀI SẢN là người giàu, họ càng nhiều TÀI SẢN thì họ lại càng giàu, con người cùng kiệt chỉ có TIÊU SẢN nhưng vẫn nghĩ đó là TÀI SẢN của mình nên vẫn cứ nghèo. Và dĩ nhiên người giàu vẫn cứ giàu vì họ không những chỉ giàu về TÀI SẢN mà họ còn giàu về cả kiến thức, kinh nghiệm để tạo cho mình những kế hoạch làm giàu chân chính nữa.
 
Mình thì đơn giản hơn: Tất cả tiền, vàng, những thứ sinh ra tiền đầu được gọi là tài sản. Còn tiêu sản là gì? là những thứ phục vụ cho mục đích, cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của bạn. Ví dụ bạn mua xe máy sử dụng, mua ti vi sử dụng..... phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ của bạn, đó là tiêu sản................ Đấy là ý kiến của mình!Mời bạn ghé thăm: Shop Duy Anh
 
Đúng rồi đó bạn: Trong cuốn sách "Cha giầu cha nghèo" Tác giả có đưa ra rằng: Tài sản là tất cả những thứ sinh ra tiền, còn tiêu sản là những thứ làm tiền trong túi mình ra đi, người giầu là người có nhiều tài sản, là người mua tài sản, còn người cùng kiệt là người mua tiêu sản và có nhiều tiêu sản. Ông cũng chỉ ra rằng, người giầu là người mà mua những thứ xa xỉ phẩm sau chót, còn người cùng kiệt lại mua chúng đầu tiên.....Trong cuốn sách đó tác giả cũng chỉ cho chúng ta các kiến thức về tài chính, về cách vận động của đồng tiền, hiểu quy luật vận động của đồng tiền để chúng ta không làm nô lệ cho đồng tiền mà bắt đồng tiền phục vụ cho mình... Mình thấy cách tư duy của tác giả rất sáng tạo, mọi người hãy đọc nhé sẽ có được nhiều điều bổ ích lắm Trích dẫn:Từ bài viết của Redriver1Mình đang phân biệt TÀI SẢN và TIÊU SẢN đấy chứ. Ở đây mình muôn nói là người có nhiều TÀI SẢN là người giàu, họ càng nhiều TÀI SẢN thì họ lại càng giàu, con người cùng kiệt chỉ có TIÊU SẢN nhưng vẫn nghĩ đó là TÀI SẢN của mình nên vẫn cứ nghèo. Và dĩ nhiên người giàu vẫn cứ giàu vì họ không những chỉ giàu về TÀI SẢN mà họ còn giàu về cả kiến thức, kinh nghiệm để tạo cho mình những kế hoạch làm giàu chân chính nữa.Mời bạn ghé thăm: Shop Duy Anh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thảo luận Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Phân biệt cầm cố và đặt cọc Luận văn Luật 0
M Phân biệt các nguyên nhân trực tiếp và sâu xa mang tính cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Đông Nam Á năm 1997 và năm 200 Tài liệu chưa phân loại 0
N Giải thích giúp cách phân biệt những chi phí để hạch toán vào tài khoản: - Chi phí trả trước ngắn h Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
H Phân biệt phạm trù tài chính và tiền tệ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 1
D Tiểu luận: Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành Luận văn Kinh tế 0
N Phân biệt kế toán quản trị, kế toán tài chính, kế toán tổng hợp Tài liệu chưa phân loại 0
T Phân biệt hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng mua bán tài sản Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành Tài liệu chưa phân loại 2
M Phân biệt "Kế toán tài chính" và "Kế toán doanh nghiệp"? Phần mềm kế toán, tài chính 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top