moitinhdau_41176
New Member
Download Tiểu luận Phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài miễn phí
BÀI LÀM
I. Một số vấn đề lý luận chung
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy mà nó là những vụ việc liên quan đến hai hay nhiều nước nên tòa án của mỗi nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền là tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho 1 cơ quan, tổ chức hay một công chức được xem xét giải quyết những công việc cụ thể trong lĩnh vực và phạm vi nhất định nhằm thực hiện chức năng của bộ mấy nhà nước. Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Tồa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án là thẩm quyền của Tòa án được pháp luật quy định cho quyền giải quyết vụ việc pháp sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án một nước phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó. Nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án các nước có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt.
Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là tòa án nước họ có thẩm quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về tòa án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Nếu tòa án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi tòa án nước khác sẽ không được công nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại. Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc, tòa án nước đó cũng cần từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.
Thông thường,quốc gia ấn định thẩm quyền xét xử riêng biệt của mình đối với những vụ việc có tính chất hết sức quan trọng tới an ninh, trật tự của quốc gia (ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với các vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam) hay nhằm mục đích bảo vệ cho các cá nhân, pháp nhân, một lĩnh vực ngành nghề nào đó trong nước (ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hay chi nhánh tại Việt Nam). Vì thế, để chắc chắn rằng vụ việc có thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia nào đó hay không, chỉ cần xem xét pháp luật của các quốc gia có mối liên hệ mật thiết tới vụ việc đó.
II. Ý nghĩa của việc phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền của tòa án Việt nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Với Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, lần đầu tiên thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với việc xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định một cách toàn diện, đầy đủ và hướng tới sự tương thích với các chuẩn mực pháp lý chung của thế giới. Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án là một nội dung quan trọng của quá trình giải quyết xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế.
Thứ nhất, việc phân biệt này giúp xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Theo đó, khi có một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra thì việc xác định thẩm quyền chỉ là việc các bên xem xét nó có thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước nào hay không. Nếu không thuộc thẩm quyền riêng biệt thì các bên có thể nộp đơn đến một trong các tòa án có thẩm quyền.
Thứ hai, qua các quy định về thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của tòa án, có thể khẳng định thẩm quyền tài phán của Việt Nam. Việc các quốc gia quy định như thế nào là vấn đề của mỗi quốc gia, và Việt Nam cũng quy định các vấn đề mang tính chất riêng biệt. Mục đích chính của các quốc gia khi đưa ra hệ thống các quy phạm này chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bảo vệ chủ quyền quốc gia mình. Theo quan điểm về chủ quyền quốc gia mở rộng, quyền lực quốc gia không đơn thuần bị hạn chế bởi ranh giới lãnh thổ mà còn là sự mở rộng ra ngoài ranh giới địa lí trên cơ sở dân cư, một trong những đặc tính cơ bản của quốc gia. Xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản trong việc đảm bảo từ chủ quyền trên (lãnh thổ và dân cư), các quốc gia cũng khá tương đồng trong việc chấp nhận một số căn cứ làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia mình đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể.
Thứ ba, việc phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng có ý nghĩa trong việc xác định giá trị pháp lý của các bản án quyết định của Tòa án nước ngoài, các thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết.
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về phân định thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là yêu cầu cần thiết trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Tư pháp quốc tế nói riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung.
III. Phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bên cạnh những điểm giống nhau như: đều là việc xét xử của Tòa án đối với một vụ việc dân sự, đều được quy định trong các văn bản pháp quy, đều được tiến hành theo thủ tục tố tụng của Việt Nam… thì giữa chúng còn có những khác biệt cơ bản sau:
1.Những căn cứ xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về các vấn đề:
- Phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Pháp luật hiện nay của nước ta tuy đã có những quy định khá cụ thể trong việc phân định thẩm quyền trên nhưng vẫn còn những điểm hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện.
- Quy định cụ thể về tiến hành việc công nhận và thi hành phán quyết của toà án nước này tại nước khác.
Về nguyên tắc, phán quyết của tòa án mỗi nước chỉ có hiệu lực và được thi hành trên lãnh thổ của chính nước đó. Trong khi đó, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan tới nhiều nước khác nhau. Vì thế, để thực thi tốt các phán quyết về các vụ việc có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể có liên quan, cần mở rộng hiệu lực của các phán quyết của tòa án một nước tới cả lãnh thổ của các nước có liên quan. Theo pháp luật của các nước, việc công nhận và thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài tại nước mình sẽ dựa trên cơ sở hai nước có điều ước quốc tế về vấn đề này, hay nếu không có điều ước quốc tế thì tuân theo nguyên tắc có đi có lại. Chính vì thế, việc Việt Nam có quy định chặt chẽ về việc công nhận và thi hành phán quyết của toà án nước khác tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội để phán quyết của toà án nước ta được thi hành trên lãnh thổ nước khác dựa trên nguyên tắc có đi có lại, giúp đạt được mục đích của việc phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: giải quyết có hiệu quả các vụ việc này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
BÀI LÀM
I. Một số vấn đề lý luận chung
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy mà nó là những vụ việc liên quan đến hai hay nhiều nước nên tòa án của mỗi nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền là tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho 1 cơ quan, tổ chức hay một công chức được xem xét giải quyết những công việc cụ thể trong lĩnh vực và phạm vi nhất định nhằm thực hiện chức năng của bộ mấy nhà nước. Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Tồa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án là thẩm quyền của Tòa án được pháp luật quy định cho quyền giải quyết vụ việc pháp sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án một nước phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó. Nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án các nước có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt.
Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là tòa án nước họ có thẩm quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về tòa án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Nếu tòa án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi tòa án nước khác sẽ không được công nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại. Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc, tòa án nước đó cũng cần từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.
Thông thường,quốc gia ấn định thẩm quyền xét xử riêng biệt của mình đối với những vụ việc có tính chất hết sức quan trọng tới an ninh, trật tự của quốc gia (ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với các vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam) hay nhằm mục đích bảo vệ cho các cá nhân, pháp nhân, một lĩnh vực ngành nghề nào đó trong nước (ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hay chi nhánh tại Việt Nam). Vì thế, để chắc chắn rằng vụ việc có thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia nào đó hay không, chỉ cần xem xét pháp luật của các quốc gia có mối liên hệ mật thiết tới vụ việc đó.
II. Ý nghĩa của việc phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền của tòa án Việt nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Với Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, lần đầu tiên thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với việc xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định một cách toàn diện, đầy đủ và hướng tới sự tương thích với các chuẩn mực pháp lý chung của thế giới. Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án là một nội dung quan trọng của quá trình giải quyết xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế.
Thứ nhất, việc phân biệt này giúp xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Theo đó, khi có một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra thì việc xác định thẩm quyền chỉ là việc các bên xem xét nó có thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước nào hay không. Nếu không thuộc thẩm quyền riêng biệt thì các bên có thể nộp đơn đến một trong các tòa án có thẩm quyền.
Thứ hai, qua các quy định về thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của tòa án, có thể khẳng định thẩm quyền tài phán của Việt Nam. Việc các quốc gia quy định như thế nào là vấn đề của mỗi quốc gia, và Việt Nam cũng quy định các vấn đề mang tính chất riêng biệt. Mục đích chính của các quốc gia khi đưa ra hệ thống các quy phạm này chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bảo vệ chủ quyền quốc gia mình. Theo quan điểm về chủ quyền quốc gia mở rộng, quyền lực quốc gia không đơn thuần bị hạn chế bởi ranh giới lãnh thổ mà còn là sự mở rộng ra ngoài ranh giới địa lí trên cơ sở dân cư, một trong những đặc tính cơ bản của quốc gia. Xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản trong việc đảm bảo từ chủ quyền trên (lãnh thổ và dân cư), các quốc gia cũng khá tương đồng trong việc chấp nhận một số căn cứ làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia mình đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể.
Thứ ba, việc phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng có ý nghĩa trong việc xác định giá trị pháp lý của các bản án quyết định của Tòa án nước ngoài, các thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết.
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về phân định thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là yêu cầu cần thiết trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Tư pháp quốc tế nói riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung.
III. Phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bên cạnh những điểm giống nhau như: đều là việc xét xử của Tòa án đối với một vụ việc dân sự, đều được quy định trong các văn bản pháp quy, đều được tiến hành theo thủ tục tố tụng của Việt Nam… thì giữa chúng còn có những khác biệt cơ bản sau:
1.Những căn cứ xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về các vấn đề:
- Phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Pháp luật hiện nay của nước ta tuy đã có những quy định khá cụ thể trong việc phân định thẩm quyền trên nhưng vẫn còn những điểm hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện.
- Quy định cụ thể về tiến hành việc công nhận và thi hành phán quyết của toà án nước này tại nước khác.
Về nguyên tắc, phán quyết của tòa án mỗi nước chỉ có hiệu lực và được thi hành trên lãnh thổ của chính nước đó. Trong khi đó, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan tới nhiều nước khác nhau. Vì thế, để thực thi tốt các phán quyết về các vụ việc có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể có liên quan, cần mở rộng hiệu lực của các phán quyết của tòa án một nước tới cả lãnh thổ của các nước có liên quan. Theo pháp luật của các nước, việc công nhận và thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài tại nước mình sẽ dựa trên cơ sở hai nước có điều ước quốc tế về vấn đề này, hay nếu không có điều ước quốc tế thì tuân theo nguyên tắc có đi có lại. Chính vì thế, việc Việt Nam có quy định chặt chẽ về việc công nhận và thi hành phán quyết của toà án nước khác tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội để phán quyết của toà án nước ta được thi hành trên lãnh thổ nước khác dựa trên nguyên tắc có đi có lại, giúp đạt được mục đích của việc phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: giải quyết có hiệu quả các vụ việc này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: 6. Điều 470 BLTTDS 2015 là căn cứ pháp lí duy nhất để xác định thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, phân biết thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của tòa án việt nam trong tư pháp quốc tế, phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt, bình luận về các quy định xác định thẩm quyền xét xử của tòa án việt nam đối với các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài trong blttds 2015, những vụ án mà tòa án nước ngoài giải quyết thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án, các nhóm vụ việc thuộc thẩm quyền chung theo loại việc trong tố tụng dân sự, thẩm quyền chung của tòa án việt nam đối với các vụ thừa kế có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt trong hôn nhân gia đình, việc xác định thẩm quyền chung của Tòa án đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, thực tiễn về thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biêt, thẩm quyền xét xử của tòa án vs vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tình huống thẩm quyền xét xử dân sự của tòa án nước ngoài, thẩm quyền chung của tòa án xét xử việt nam và ví dụ, ý nghĩa xác định thẩm quyền riêng biệt tòa án việt nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Có quan điểm cho rằng nên mở rộng thẩm quyền của trọng tài ra cả một số tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác (lao động, dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình...) để tăng cường sự lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các bên, So sánh thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong viecj giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ?, so sánh thẩm quyền chung và riêng của Tòa án Việt Nam, Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong nước, phân tích những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án, ví dụ về thẩm quyền riêng và thẩm quyền chung trong tư pháp quốc tế
Last edited by a moderator: