nhocbin13579

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đề tài: Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành.

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và chính sách kinh tế “ mở ” có sự tham gia điều tiết của Nhà nước, các quy luật kinh tế thị trường ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp sản xuất nói riêng, chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đứng vững và phát triển.
Kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ cho nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế quốc dân. Kế toán cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết được quá trình sản xuất kinh doanh của. Các báo kế toán giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết được quá trình kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay không.
Kế toán là một môn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng do đó có phương pháp riêng. Với đặc trưng của đối tượng kế toán mang tính hai mặt (tài sản và nguồn hình thành tài sản), tính đa dạng, tính biến động và yêu cầu của thông tin kế toán, kế toán lấy triết học biên chứng làm cơ sở lý luận, kinh tế chính trị học làm cơ sở phương pháp luận hình thành hệ thống phương pháp kế toán.
Tài sản trong đơn vị là đối tượng hạch toán kế toán bao gồm nhiều loại tồn tại dưới hình thái hiện vật khác nhau, mỗi loại tài sản do các yếu tố chi phí cấu thành bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Vì vậy để xác định giá trị của tài sản nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về tài sản của doanh nghiệp, kế toán sử dụng phương pháp tính giá với nội dung tổng hợp chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp cho từng tài sản theo các nguyên tắc nhất định nhằm xác định giá trị thực tế của tổng tài sản, từng quá trình.
Để làm rõ hơn trình tự tính giá từng loại tài sản theo quá trình hình thành nhóm IV chúng tui đã nghiên cứu đề tài: “Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành”. Đề tài gồm 2 phần:
Phần I : Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá
Phần II: Trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành



I. Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá
1. Khái niệm, nội dung, vai trò của phương pháp tính giá
1.1. Khái niệm:
+ Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tổng hợp và phân bổ chi phí nhằm xác định giá trị tài sản trong các đơn vị theo những nguyên tắc nhất định.
+ Tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng kế toán.
1.2. Nội dung:
+ Tổng hợp và phân bổ chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản. Để có những chỉ tiêu về giá trị tài sản xác thực thì việc tính giá phải được thực hiện thông qua hạch toán chi phí.
+ Tính toán và xác định thực tế của tài sản theo những phương pháp nhất định. Trên cơ sở những chi phí đã tập hợp kế toán phải tính giá đúng, đủ và đảm bảo thống nhất về phương pháp tính trình tự tính cho các tài sản.
1.3. Vai trò:
+ Đảm bảo theo dõi, tính toán được các đối tượng của hạch toán kế toán
+ Có thể tính toán chính xác chi phí → xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của phương pháp tính giá: nhờ phương pháp tính giá mà
+ Kế toán ở các đơn vị có thể chuyển các hình thái vật chất khác nhau của các đối tượng kế toán về một thước đo chung là tiền tệ→ kế toán có thể thực hiện tốt hơn chức năng phản ánh, giám đốc và cung cấp thông tin của mình.
+ Kế toán ở các đơn vị có thể xác định giá trị “đầu vào” làm cơ sở so sánh với giá trị “đầu ra”
+ Kế toán các đơn vị thực hiện tính toán, xác định giá trị thực tế các tài sản mới hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị như tính giá TSCĐ, trị giá của vật tư, hàng hóa, giá thành sản phẩm mới sản xuất.
3. Các nguyên tắc tính giá.
3.1. Nguyên tắc trung thực khách quan: toàn bộ giá trị tài sản sẽ được xác định trên cơ sở tổng số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản đó→ kế toán phải tập hợp đầy đủ, chính xác các khoản chi phí cấu thành nên giá của tài sản ( giá gốc).
3.2. Nguyên tắc thống nhất – nhất quán: việc tính giá các loại tài sản phải đảm bảo thống nhất về nội dung và phương pháp tính giữa các đơn vị, các kỳ hoạt động, giữa kế hoạch với thực hiện nhằm đảm bảo tính so sánh của thông tin. Thực hiện nguyên tắc thống nhất còn là cơ sở cho việc tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế trong một ngành, toàn bộ nền kinh tế quốc dân về giá trị tổng sản phẩm, tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận.
* Thực hiện nguyên tắc tính giá trong thực tế công tác kế toán nhà nước quy định việc tính giá một số tài sản chủ yếu:
+ Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua ngoài:
Giá trị thực tế của tài sản = Giá mua trên hóa đơn + thuế không được khấu trừ, không được hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) + chi phí thu mua(chi phí vận chuyển, bốc dỡ) – chiết khấu thương mại, giảm giá.
+ Đối với tài sản do doanh nghiệp tự sản xuất:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top