daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 5
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI 14
1.1. Ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước 14
1.1.1. Ngân sách nhà nước 14
1.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước 16
1.2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi 17
1.2.1. Khái niệm phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi 17
1.2.2. Căn cứ phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi 20
1.2.3. Nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương 21
1.3. Kinh nghiệm về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương 26
1.3.1. Kinh nghiệm phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương của Thái Lan 26
1.3.2. Kinh nghiệm phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương của Trung Quốc 28
1.3.3. Bài học kinh nghiệm 29
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương 30
1.4.1. Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của bộ máy quản lý nhà nước 30
1.4.2. Mức độ phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương 31
1.4.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương 32
CHƯƠNG 2 33
THỰC TRẠNG PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33
2.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành Phố Hà Nội 33
2.1.1. Giới thiệu chung về Thành phố Hà Nội 33
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành Phố Hà Nội tác động đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi 33
2.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương của thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2020 37
2.2.1. Thiết kế hệ thống ngân sách nhà nước tại Thành Phố Hà Nội 37
2.2.2. Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước 40
2.2.3. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 47
2.3. Đánh giá thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương của thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020 54
2.3.1. Kết quả đạt được 54
2.3.2. Một số hạn chế 55
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 59
CHƯƠNG 3 61
GIẢI PHÁP PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 61
3.1. Định hướng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quản lý kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền địa phương ở Thành phố Hà Nội 61
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện 61
3.1.2. Căn cứ hoàn thiện 61
3.1.3. Định hướng về phân cấp quản lý kinh tế xã hội 61
3.2. Giải pháp hoàn thiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương ở Thành phố Hà Nội 63
3.2.1. Giải pháp đổi mới phân cấp nguồn thu 63
3.2.2. Giải pháp đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi 68
3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý, cách hoạt động theo mô hình chính quyền đô thị 71
3.2.4. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các tổ chức trong hệ thống chính trị xã (xã, thị trấn) 73
3.2.5. Một số giải pháp khác 75
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC BÀI BÁO CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 36
Bảng 2.2 Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu thuế, phí, lệ phí giữa ngân sách thành phố và ngân sách quận, huyện của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020 42
Bảng 2.3 Thu ngân sách cấp thành phố sau điều tiết từ các khoản thu theo phân cấp của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2019 45
Bảng 2.4 Thu ngân sách quận, huyện được hưởng theo phân cấp của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2019 46
Bảng 2.5 Chi ngân sách cấp thành phố của TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2019 49
Bảng 2.6 Mức độ tương xứng giữa các khoản thu được phân cấp và tổng chi ngân sách cấp thành phố giai đoạn 2013 – 2019 50
Bảng 2.7 Chi ngân sách quận, huyện của TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2019 52
Bảng 2.8 Mức độ tương xứng giữa các khoản thu được phân cấp và tổng chi ngân sách quận, huyện giai đoạn 2013 – 2019 53

Hình 2.1 Hệ thống ngân sách lồng ghép của Thành phố Hà Nội 38
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hà Nội là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội, có quy mô dân số đứng thứ hai trong cả nước. Các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và đời sống nhân dân có sự đan xen giữa các yếu tố đô thị - nông thôn và ngày càng chuyển dịch theo hướng đô thị hóa.
Chính quyền đô thị có trách nhiệm cung cấp dịch vụ có quy mô lớn, có yếu tố ngoại lai tác động đến nhiều địa phương nhiều hơn so với chính quyền địa phương. Do vậy, chính quyền đô thị cần được phân cấp quản lý NSNN lớn hơn để đảm bảo năng lực, quy mô tài chính ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện các trách nhiệm đặc thù của chính quyền đô thị.
Trong những năm qua, phân cấp quản lý ngân sách giữa chính quyền cấp thành phố với chính quyền cấp huyện và cấp xã của TP. Hà Nội đã bám sát Luật NSNN. Tuy nhiên, phân cấp quản lý ngân sách ở TP. Hà Nội hiện nay chưa phù hợp với điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị được thí điểm ở TP. Hà Nội từ ngày 1/7/2021.
Xuất phát từ yêu của thực tiễn, việc lựa chọn đề tài “Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương của Thành phố Hà Nội” là cần thiết nhằm góp phần phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế về cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của TP. Hà Nội, nhất là trong điều kiện triển khai thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá làm rõ hơn lý luận về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp CQĐP; phân tích và đánh giá một cách khoa học về thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền của TP. Hà Nội hiện nay; làm rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của tình hình; Đưa ra định hướng, mục tiêu, quan điểm và hệ thống các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền của Thành phố Hà Nội trong điều kiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tầm nhìn tới năm 2030.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Công trình của Wallace E Oates (1972), “Fiscal Federalism” đã chỉ ra phân cấp tài khóa sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu như các hàng hóa không mang tính chất quốc gia, thì dường như chính quyền địa phương có hiệu quả hơn trong việc phân phối và cung ứng hàng hóa đó. Điều này được khẳng định dựa trên nền tảng: nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương có thể đáp ứng được các sở thích và nhu cầu đa dạng của địa phương, và vì vậy đảm bảo tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Phân cấp nguồn thu cho chính quyền địa phương đòi hỏi phải tương thích với nhiệm vụ chi và trách nhiệm giải trình.
Công trình nghiên cứu của Bird & Wallich (1993), “Decentralization of the Socialist State” cho rằng phân cấp tài khóa có thể giúp nâng cao hiệu quả của khu vực công, tăng cường cạnh tranh giữa các chính quyền địa phương trong việc cung ứng dịch vụ công, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Công trình nghiên cứu của Shah (1994), “The Reform of intergovernmental Fiscal relation in developing and Emerging Market Economies” đã chỉ ra phân cấp tài khóa, khi nguồn thu phù hợp với nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương, sẽ dẫn đến: (1) kích thích nguồn thu của địa phương và cải thiện tài khóa tổng thể của quốc gia; (2) nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương; (3) giảm sự ảnh hưởng méo mó của quá trình chuyển giao.
Công trình của P.J. Morgan and L.Q. Trinh (2016), “Fiscal Decentralization and Local Budget Deficits in Viet Nam: An Empirical Analysis” đã chỉ ra kể từ năm 1975, Việt Nam đã dần dần phân cấp quản lý NSNN nhiều hơn cho CQĐP. Nghiên cứu này có hai mục tiêu: (i) xác định khuôn khổ thể chế hiện hành cho quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền ở Việt Nam và (ii) đánh giá thực nghiệm tính bền vững về nợ của chính quyền địa phương ở Việt Nam. Phân tích thực nghiệm sử dụng hai phương pháp ước lượng: (i) phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước tính các mối tương quan dài hạn giữa các phương trình đồng tích phân, và (ii) các phương trình phản ứng tài khóa ở cấp tỉnh, dựa trên mô hình Bohn (2008). Các kết quả thực nghiệm cho thấy mức thâm hụt nhìn chung là bền vững ở cấp địa phương.
Công trình của Bilin Neyapti (2010), “Fiscal decentralization and deficits: International evidence” nghiên cứu các tác động kinh tế vĩ mô của phân cấp quản lý NSNN. Nghiên cứu đối với 16 quốc gia trong giai đoạn 1980–1998 chỉ ra rằng phân cấp chi ngân sách và thu ngân sách làm giảm thâm hụt ngân sách. Nghiên cứu đưa ra một số phát hiện: (i) tác động kỷ luật tài khóa của phân cấp quản lý NSNN tăng lên theo quy mô dân số; (ii) không có bầu cử địa phương có liên quan đến hiệu quả cao hơn của phân cấp quản lý NSNN; (iii) Lợi ích của việc phân cấp chi ngân sách giảm đi khi phân chia chủng tộc và chất lượng quản trị.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thống nhất thực hiện nguyên tắc “tuân thủ pháp luật và việc ai nấy làm”, chính quyền xã chỉ giải quyết nhu cầu và phục vụ người dân theo đúng các nhiệm vụ đã được pháp luật quy định. Không chuyển việc hay đẩy việc thuộc trách nhiệm của huyện xuống xã thực hiện, không chuyển việc thuộc trách nhiệm của xã cho thôn thực hiện. Khắc phục xu hướng hành chính hóa hoạt động của thôn, hạn chế tính tự quản của cộng đồng dân cư.
3.2.5. Một số giải pháp khác
Tiếp tục nghiên cứu, xác định phạm vi những nội dung quản lý theo ngành (quy hoạch, kiến trúc, quản lý di sản quốc gia đặc biệt, biểu diễn nghệ thuật ...); những nội dung quản lý phân tán theo các lĩnh vực quản lý nhà nước cùa Thành phố. Đây là giải pháp cơ bản để thực hiện các định hướng phân cấp quản ly nhà nước giữa các cấp chính quyền của Thành phố theo mô hình chính quyền đô thi thông qua việc xác định phạm vi, nội dung quản lý của từng ngành, lĩnh vực, và thực hiện các nguyên tắc phân cấp, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố được phân định cụ thể, rõ ràng và hợp lý hơn.
- Rà soát, điều chỉnh, đổi mới các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy chính quyền và cùa mỗi cấp hành chính theo mô hình chính quyền đô thị phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, với Nhà nước pháp quyền XHCN, với yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế và với thông lệ chung của thế giới ngày nay, theo hướng chung đảm bảo tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật, rõ ràng, không chồng chéo, minh bạch.
- Thực hiện tốt cơ chế, trách nhiệm phối hợp giữa các sở ban ngành của Thành phố theo nguyên tắc mỗi nhiệm vụ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm, tránh tình trạng đùn đẩy, không rõ trách nhiệm quản lý giữa các Cơ quan.
- Thực hiện công khai, minh bạch thông tin (về quy trình, đơn giá, định mức,...), công khai, minh bạch trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như các hoạt động của chính quyền tới người dân để cùng tham gia trong công tác giám sát, kiểm tra; góp phần hạn chế các cuộc thanh, kiểm tra và đảm bảo hiệu quà hoạt động của toàn hệ thống.
- Xây dựng hệ thống cơ sơ dữ liệu, hệ thống phần mềm hệ thống và các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác phân tích, đánh giá; phục vụ tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ tại trụ sở các cơ quan, đơn vị sang giám sát, kiềm tra trực tuyến.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quy định về khung pháp lý, các nguồn tài liệu của chính quyền thành phố Hà Nội và các nguồn khác, đề tài phân tích thực trạng phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013 - 2020, gồm hai nội dung lớn: Phân cấp nguồn thu ngân sách, phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách.
Tác giả đã đánh giá kết quả, hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương của thành phố Hà Nội thời kỳ 2013 - 2020, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế. Đánh giá về thực trạng và những nguyên nhân hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương của thành phố Hà Nội là căn cứ thực tiễn sinh động để tác giả đề xuất các giải pháp phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương trong giai đoạn 2021-2030.
Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực và nghiêm túc trong nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của đề tài khó tránh khỏi hạn chế. Tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học và các bạn đọc quan tâm đến đề tài.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
W tính từ chủ động có nguồn gốc phân từ trong tiếng Anh: lỗi học sinh Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Lạng Sơn thường mắc và một vài giải pháp đề xuất Ngoại ngữ 0
P Thực trạng của hoạt động phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương Luận văn Kinh tế 2
P Thiết kế đường dây phân phối cung cấp từ hai nguồn và mạng điện cung cấp Tài liệu chưa phân loại 0
C Cơ sở của việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương và thực trạng của hoạt động này Tài liệu chưa phân loại 2
T Các quy định của pháp luật hiện hành về phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương Tài liệu chưa phân loại 0
T Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ Tài liệu chưa phân loại 0
D Đồ án cung cấp điện cho một phân xưởng cơ khí Khoa học kỹ thuật 0
D TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ ĐỐT RÁC NHIỆT PHÂN TĨNH 2 CẤP Khoa học kỹ thuật 0
D Tìm hiểu bài tập hóa học phân tích định tính ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top