daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Em hãy phân tích một số loại bản đồ giáo khoa thường sử dụng
Bản đồ giáo khoa là mô hình thu nhỏ của bề mặt trái đất lên mặt phẳng hay mặt
cầu thông qua một cơ sở toán học nhất định, khoa học với sự lựa chọn khái quát hóa
thống nhất phù hợp với mục đích thành lập bản đồ và được biểu thị thông qua hệ
thống kí hiệu đặc trưng của ngôn ngữ bản đồ giáo khoa.
Bản đồ giáo khoa rất đa dạng và phong phú về không gian, nội dung, phương pháp
phản ánh và hình thức sử dụng ; nó được chia thành 6 loại chính đó là : mô hình giáo
khoa, bản đồ giáo khoa treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa, atlat giáo khoa, bản
đồ điện tử và bản đồ câm.
1.
Mô hình giáo khoa

Khái niệm
Khái niệm chung : mô hình giáo khoa là một phần mặt đất thu nhỏ lên bản đồ địa
hình nổi theo một tỉ lệ nhất định.
Mô hình giáo khoa bao gồm mô hình Trái Đất và mô hình địa phương :
+ Mô hình Trái Đất : là mô hình Trái Đất thu nhỏ, trong đó tất cả các yếu tố của nó
như bán kính Trái Đất, hệ thống kinh vĩ tuyến, diện tích các lục địa, đảo, đại cương…
đều được thu nhỏ theo tỷ lệ nhất định.
+ Mô hình địa phương : là phần mặt đất thu nhỏ lên “bản đồ địa hình nổi” theo một tỷ
lệ nhất định, nó thể hiện không gian 3 chiều, tái hiện lại bề mặt lồi lõm của Trái Đất.

Đặc điểm
Quả cầu địa lý :
+ Biểu hiện đúng các đối tượng quan trọng trên bề mặt Trái Đất và giữ được tính chất
địa lý của chúng.
+ Khoảng cách và diện tích, góc và hình dạng đối tượng không có sai số chiếu hình.
Tỷ lệ của quả địa cầu như nhau ở tất cả mọi điểm.
+ Quả địa cầu cho ta một khái niệm đúng và trực quan về hình dạng Trái Đất, về hình
dạng và kích thước, vị trí tương đối so với các phần trên bề mặt trái đất, cụ thể hóa
các yếu tố của Trái Đất – trục quay, các cực và mạng lưới địa lý :
Trục quay của quả địa cầu là trục quay tưởng tượng của Trái Đất
Cực của quả địa cầu là giao điểm giữa trục quay và mặt elipxoit của Trái Đất
Kinh tuyến Trái Đất là giao tuyến giữa mặt phẳng đi qua trục và mặt elipxoit
Trái Đất, biểu hiện trên quả địa cầu là đường nối hai cực Trái Đất.
Đường xích đạo có chiều dài L=2 R
Tỷ lệ của quả địa cầu dùng trong thực tiễn thay đổi từ 1:100.000.000 đến
1:25.000.000. Qủa cầu địa lý dùng trong nhà trường thường có tỷ lệ
1:50.000.000.
+ Hiện nay có quả địa cầu tự nhiên, quả địa cầu địa chính, quả địa cầu chính trị…
Mô hình địa phương :
+ Dễ hiểu, trực quan, có tác dụng để khái quát địa phương, giúp ta giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn như thiết kế đường giao thông, hồ chứa nước, hệ thống thủy
nông…
+ Độ chính xác kém hơn các bản đồ thông thường, không thuận tiện,…
4

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top