ttc4vn

New Member

Download Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp Hải Phòng miễn phí​


Theo mô hình trên, chức năng, nhiệm vụ của từng người như sau:
- Kế toán trưởng: chỉ đạo tổ chức các phần hành kế toán, kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của công ty, tham vấn cho giám đốc để có thể đưa ra các quyết định hợp lý. Chịu trách nhiệm chính trước ban lãnh đạo của công ty về toàn bộ hoạt động của công tác tài chính - kế toán.
- Thủ quỹ ở trung tâm: Có nhiệm vụ quản lý và nhập, xuất tiền mặt phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Hàng ngày thủ quỹ kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt.
- Kế toán viên tổng hợp ở trung tâm: tập hợp số liệu từ các bộ phận phòng ban, lập báo cáo tài chính, xác định kết quả và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kế toán viên hạch toán ở trung tâm: có trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày ở trung tâm kịp thời vào sổ sách kế toán.
- Ở các chi nhánh theo dõi trên sổ sách riêng và định kỳ gửi báo cáo về trung tâm.
Bộ máy kế toán tại chi nhánh công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp Hải phòng - Trung tâm thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu số 120 Lạch Tray được tổ chức theo mô hình tập trung, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được gửi về phòng Tài chính - kế toán để kiểm tra, xử lý và ghi sổ kế toán. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp FIFO và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán của công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán NHẬT KÝ CHUNG.
Theo hình thức kế toán này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.
Hàng ngày, các chứng từ kế toán đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các TK kế toán phù hợp. Nếu có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời phải ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan.
Trường hợp có mở sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu vào Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi vào nhiều Nhật ký đặc biệt.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận.
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty
Lập bảng so sánh tình hình công nợ đầu năm so với cuối năm để thấy được tình hình tăng giảm các khoản phải thu, các khoản phải trả. Từ đó nhận xét về sự hợp lý hay bất hợp lý của chính sách tín dụng, khả năng thu hồi nợ đọng …
Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được biểu hiện qua bảng sau:
Tổng số tài sản
Tài sản cố định
TSCĐ hữu hình
TSCĐ vô hình
TSCĐ thuê tài chính
Góp vốn liên doanh dài hạn
Đầu tư chứng khoán dài hạn
Đầu tư dài hạn khác
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn tài trợ thường xuyên
Tổng số nguồn tài trợ
Vay (Nợ) dài hạn
Vay (Nợ) trung hạn
Tài sản lưu động
Tiền
Nợ phải thu
Hàng tồn kho
Đầu tư ngắn hạn
Vay (Nợ) ngắn hạn
Chiếm dụng bất hợp pháp
Nguồn tài trợ tạm thời
Khi phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần tính và so sánh tổng nhu cầu về tài sản (TSCĐ và TSLĐ) với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu tổng số nguồn tài trợ thường xuyên có đủ hay lớn hơn tổng nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý để tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên không đủ đáp ứng nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy động nguồn tài trợ hợp pháp hay giảm quy mô đầu tư, tránh chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp).
Phân tích tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Cho biết sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì TSCĐ nên được tài trợ bằng nguồn vốn tài trợ thường xuyên, TSLĐ nên được tài trợ bằng nguồn vốn tài trợ tạm thời để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hay rủi ro có thể gặp trong kinh doanh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
TỔNG HỢP HẢI PHÒNG
KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HẢI PHÒNG
Quá trình hình thành phát triển
Tên chi nhánh: Chi nhánh công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Hải phòng –
Trung tâm thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu.
Địa chỉ: Số 120, Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng.
Số điện thoại: 0313.848207 – 0313.847315.
Fax: 0313.847315.
Mã số thuế: 0200121065.
Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh:
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0213002458 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp ngày 24 tháng 7 năm 2004, ngành nghề kinh doanh của công ty là:
Xây dựng, sửa chữa các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình hạ tầng, nội ngoại thất, cấp thoát nước và san lấp mặt bằng.
Kinh doanh cho thuê nhà ở, văn phòng, đồ mộc, hàng thủ công mỹ nghệ.
Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật liệu điện, hoá chất thông thường.
Kinh doanh sắt thép, nguyên vật liệu xây dựng, nhiên liệu.
Kinh doanh và dịch vụ hàng kim khí, kim loại mầu, vật tư thiết bị công nông nghiệp, ô tô, xe máy, phương tiện vận tải thuỷ, bộ, dịch vụ vận tải hành khách, hàng hoá thuỷ, bộ. Kinh doanh và chế biến lâm sản, nông sản, thuỷ sản.
Kinh doanh dịch vụ hàng hoá: Điện tử, điện lạnh, điện máy, săm lốp, phụ tùng xe, máy móc thiết bị công trình, nhựa đường, thiết bị phòng cháy nổ.
Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá.
Là đơn vị thay mặt của Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp Hải Phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp hiện tại đang là thế mạnh của doanh nghiệp.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Hải Phòng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại do đó không có khâu tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm.
Đối với lĩnh vực xây dựng, công ty áp dụng theo cách giao khoán toàn bộ công trình, hạng mục công trình cho các đội công trình thông qua “Hợp đồng giao khoán”. Các đội xây dựng trực tiếp thi công sẽ tự cung ứng vật tư, tổ chức lao động để tiến hành thi công. Sau khi công trình hoàn thành bàn giao sẽ được thanh quyết toán theo giá trị nhận khoán và nộp lại cho chi nhánh một số khoản theo quy định. Chi nhánh là đơn vị có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo theo dõi tiến độ thi công, nộp thuế ...
Thị trường hoạt động chủ yếu của chi nhánh là: Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên. Với lĩnh vực chủ yếu là thương mại, xây dựng, hiện nay chi nhánh đang nghiên cứu tiếp cận một số thị trường mới như: Hà Nội 2, Quảng Ninh, Thái Nguyên ... Đây là những thị trường mới đầy hứa hẹn.
Năm 2008 mặc dù là một năm nền kinh trong nước gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng đội ngũ cán bộ, công nhân viên công ty CP Vật tư tổng hợp Hải Phòng đã cố gắng hoàn thành kế hoạch doanh thu, tiêu thụ, có tăng trưởng so với năm 2007.
Dưới đây là một số chỉ tiêu so sánh giữa 2 năm 2007 và 2008 để thấy được những kết quả công ty đã đạt được năm 2008:
Bảng 2.1
Chỉ tiêu
2008
2007
Chênh lệch năm 2008/ 2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Doanh thu bán hàng
257,020,101,523
196,272,899,831
60,747,201,692
30.95
Giá vốn hàng bán
254,435,296,471
194,297,436,956
60,137,859,515
30.95
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
335,694,483
278,865,602
56,828,881
20.38
Tổng tài sản
27,400,849,101
19,596,625,118
7,804,223,983
39.82
Tổ chức bộ máy quản lý
Chi nhánh xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo 3 cấp. Đứng đầu là ban giám đốc, giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng, nghiệp vụ. Đối với lĩnh vực xây dựng thì trực tiếp thực hiện là các tổ đội xây dựng.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh
Giám đốc chi nhánh
P.GĐ
Thi công
P.GĐ
Kinh tế - Kỹ thuật
P. Tổ chức hành chính
P. Tài chính
Kế toán
P. Kế hoạch Kinh doanh
P. Kinh tế
- Kỹ thuật
Đội công trình 1
Đội công trình 2
Đội công trình ...
Đội công trình 8
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc.
Giám đốc chi nhánh: Là người chỉ huy cao nhất của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, về đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự trưởng thành lớn mạnh của chi nhánh.
Phó giám đốc Kinh tế - Kỹ thuật: Là người phụ trách về công tác kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thông tin khoa học và các vấn đề về tài chính của chi nhánh.
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D BẢNG PHÂN TÍCH mối NGUY và xác ĐỊNH CCP OPRPs Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống thang bảng lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
J Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam Kiến trúc, xây dựng 1
T Hoàn thiện công tác lập, đọc và phân tích bảng cân đối kế toán tại Xí nghiệp Đảm bảo an toàn giao thông đường sông Hải Phòng Khoa học Tự nhiên 0
B Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Bảng công thức tích phân - đạo hàm - Mũ - logarit Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
X Nghiên cứu giải pháp tách bảng - tách ảnh trong phân tích trang tài liệu Công nghệ thông tin 0
T Code phân tích xử lý ảnh: đọc điểm từ bảng điểm Lập trình phần mềm, Android, IOS, Window Phone 0
D [Free] KHẢO SÁT-PHÂN TÍCH BẢNG GIÁ TRỰC TUYẾN Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top