b0y_kut3_pr0_8x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG HÒA CẦM
MỤC LỤC
I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO 1
1. Rủi ro về kinh tế 1
2. Rủi ro về luật pháp 2
3. Rủi ro đặc thù 2
4. Rủi ro khác 3
II. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG HÒA CẨM 4
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2, Ngành nghề kinh doanh chính 6
2, Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty : 6
3, Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 8
3.1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực và địa bàn hoạt động 8
3.2. Triển vọng phát triển của ngành: 9
3.3 Đánh giá sự phù hợp giữa định hướng phát triển của Công ty với xu thế chung và triển vọng phát triển của Công ty: 10
4. Định hướng phát triển 12
III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG HÒA CẨM (HCC) QUA 2 NĂM 2008- 2009. 13
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 13
1.1.Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản 13
1.2. Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn 15
2. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 18
2.1. Phân tích cơ cấu tài sản 18
2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 23
2.3 Phân tích tình hình bảo đảm vốn 28
3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 32
3.1. Phân tích tình hình công nợ. 33
3.2. Phân tích tình hình thanh toán. 36
3.2.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 36
3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn 38
4. Phân tích khái quát hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty Bê Tông Hòa Cẩm 39
4.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Bê Tông Hòa Cẩm 39
4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty Bê Tông Hòa Cẩm 45
5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Bê Tông Hòa Cẩm 48
5.1. Khái quát chung về tình hình sử dụng chi phí của Công ty Bê Tông Hòa Cẩm 48
5.2. Phân tích chi tiết hiệu quả sử dụng chi phí 50
6. Phân tích một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 51
6.1. Phân tích trên Báo cáo kết quả kinh doanh 51
6.2. Phân tích trên Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 55




DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng đánh giá khái quát cơ cấu tài sản 14
Bảng 2: Bảng so sánh cơ cấu tài sản của HCC với nhóm ngành Bê tông và công ty Bê Tông Biên Hòa ( BHC) năm 2009 ( Đơn vị tính: Triệu VNĐ) 15
Bảng 3: Bảng đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn 16
Bảng 4: Bảng so sánh cơ cấu nguồn vốn của HCC với Nhóm ngành Bê tông và Công Ty BHC năm 2009 17
Bảng 5: Bảng đánh giá cơ cấu tài sản 19
Bảng 6: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 24
Bảng 7: Bảng tính các chỉ tiêu về hệ số nợ 27
Bảng 8: Bảng so sánh hệ nợ của HCC với BHC và ngành Bê Tông 28
Bảng 9: Bảng cân đối giữa vốn hữu với tài sản 29
Bảng 10: Bảng phân tích nguồn tài trợ tài sản 30
Bảng 11: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ 31
Bảng 12: Bảng số liệu các khoản phải thu 33
Bảng 13: Bảng số liệu các khoản phải trả 35
Bảng 14: Bảng số liệu về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 36
Bảng 15: Bảng so sánh khả năng thanh toán của HCC với BHC và ngành Bê Tông 37
Bảng 16: Bảng số liệu về khả năng thanh toán nợ dài hạn. 38
Bảng 17: Bảng các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản chung 39
Bảng 18: Bảng so sánh sức sinh lời giữa HCC với BHC và ngành Bê Tông 40
Bảng 19: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả tài sản ngắn hạn 42
Bảng 20: Bảng chỉ tiêu phân tích hàng tồn kho 43
Bảng 21: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 44
Bảng 22: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn chung 45
Bảng 23: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 46
Bảng 24 : Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay của HCC 47
Bảng 25: Bảng các chỉ tiêu đánh giá chung về tình hình sử dụng chi phí 48
Bảng 26: Bảng tiết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí 50
Bảng 27: Bảng phân tích kế quả kinh doanh ( Đơn vị tính: VNĐ) 52
Bảng 28: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 55


DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của HCC, ngành Bê Tông và BHC 18
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh ROA, ROE giữa HCC với ngành Bê Tông và BHC 41
Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh thu 54

BÀI TẬP NHÓM

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG HÒA CẦM ( GIAI ĐOẠN 2008 – 2009)




DANH SÁCH NHÓM:

1. Đinh Vân Anh
2. Lê thị Thoa
3. Hồng trần long











I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO
1. Rủi ro về kinh tế
Từ sau đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng không ngừng, GDP của năm sau luôn cao hơn năm trước, và những năm gần đây, bình quân ở mức trên 7%/năm. Tốc độ tăng trưởng này kéo theo sự tăng trưởng chung của những ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có ngành Xây dựng. Đặc biệt, từ sau khi hội nhập AFTA, rồi WTO, làn sóng đầu tư mới đổ vào nước ta, tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Theo dự báo, tốc độ đô thị hoá bình quân ở Việt Nam vào năm 2010 sẽ là 30%, và 50% vào năm 2020. Nhu cầu nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại cũng tăng tương ứng để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ đô thị hoá. Nhận thấy được yêu cầu này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 là: Diện tích nhà ở bình quân đầu người phải đạt mức 15 m2 sàn vào năm 2010, và 20 m2 sàn vào năm 2020. Quyết định này chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành xây dựng nói chung và ngành cung ứng vật liệu xây dựng nói riêng.
Ở thị trường khu vực, Công ty là một trong số ít đơn vị có uy tín trong việc cung cấp bê tông phục vụ cho quá trình xây dựng, phát triển đô thị, đồng thời, cũng là đơn vị có nhiều thuận lợi, lẫn ưu thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên, những rủi ro chung của nền kinh tế, đặc biệt là ngành xây dựng, sẽ tác động lớn đến quá trình kinh doanh và phát triển của Công ty. Như thời gian gần đây, thị trường nhà đất đóng băng, kéo theo tình trạng trì trệ của ngành xây dựng, khiến Công ty phải đối mặt với áp lực giảm giá bán sản phẩm để thu hút khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh, do đó kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận có thể thấp hơn mức kỳ vọng.
2. Rủi ro về luật pháp
Trong những năm gần đây, bắt đầu giai đoạn chuẩn bị hội nhập, Quốc hội và Chính phủ đã cố gắng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo sự thông thoáng ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là các thủ tục hành chính được cải thiện không ngừng, từng bước đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư, lẫn công chúng. Tuy nhiên, những trở ngại trong hành chính, các qui định của Luật và dưới Luật, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất thì không thể một sớm, một chiều là có thể giải quyết được, cho nên, những khó khăn, vướng mắc chung vẫn còn tác động đến những chủ thể tham gia trong ngành Xây dựng.
Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách trong xây dựng cơ bản, đất đai, phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng…thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
3. Rủi ro đặc thù
Tốc độ phát triển nền kinh tế đất nước luôn tác động đến tốc độ tăng trưởng chung của ngành xây dựng, đặc biệt là đối với nước ta. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn nhất định, những rủi ro không lường trước có thể xuất hiện đối với ngành xây dựng, trong khi nền kinh tế chung vẫn phát triển. Ảnh hưởng của tình trạng đóng băng trong thị trường nhà đất vừa qua là một trường hợp cụ thể.
Một đặc thù cần lưu ý trong ngành xây dựng là, thời gian thi công của các công trình thường kéo dài, việc giải ngân vốn thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng mất rất nhiều thời gian đối với nhà thầu, kéo theo sự ảnh hưởng chung về tài chính của các nhà cung cấp nguyên vật liệu, như Công ty.
Hiện nay, nước ta có nhiều công ty bê tông hoạt động, đặc biệt, các công ty lớn ở hai miền đất nước cũng có chi nhánh hoạt động tại miền Trung, tạo ra sự cạnh tranh mới trong Ngành tại khu vực. Công ty đã xây dựng được uy tín tốt đối với khách hàng Khu vực trong thời gian qua, cho nên, việc vừa cạnh tranh, vừa bảo vệ được uy tín của mình, cũng sẽ là áp lực đối với mục tiêu tăng doanh số và lợi nhuận của Công ty.
Việc giải quyết công nợ cũng là điều đáng quan tâm đối với ngành xây dựng. Hầu hết các nhà thầu chính thường gặp khó khăn trong quá trình quản lý và thu hồi công nợ, và những khó khăn này luôn mang tính dây chuyền, làm ít nhiều tác động đến quá trình thu hồi công nợ của Công ty. Đây cũng là một khó khăn đặc thù của ngành, dự Công ty đã ngăn ngừa và rất chủ động trong việc quản lý công nợ.
4. Rủi ro khác
Ngoài những rủi ro kể trên, rủi ro về lạm phát, rủi ro về lãi suất cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh và phát triển của Công ty, bởi chu kỳ thanh toán cho mỗi công trình thường phụ thuộc vào tốc độ thi công và hoàn tất các hạng mục của nhà thầu, làm mất cơ hội khai thác vốn của Công ty, hay kéo theo chi phí vốn ngoài dự toán. Rủi ro bất khả kháng như thiên tai, bão lụt, hoả hoạn,.v.v..có thể gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng mà Công ty tham gia, như làm chậm triến độ, hay gây thiệt hại; những rủi ro này, dự ít nhiều, nếu có, cũng đều tác động xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

II. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG HÒA CẨM
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1 Quá trình hình thành và phát triển



Tiền thân là Xí nghiệp bê tông thương phẩm và đá xây dựng trực thuộc Công ty Xây Dựng Quảng Nam ( Công ty đầu tư Và Xây dựng đô thị Quảng Nam cũ). Xí ngiệp Bê Tông Hồ Cầm đã dần dần được khách hàng tiêu thụ tín nhiệm. Bình quân hàng năm Bê tông thương phẩm Hồ Cầm cung cấp trên 60.000m3 cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghệ và thủy lợi trên địa bàn 2 tỉnh quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Một số công trình trọng điểm như Cầu Cẩm Lệ, Trung Tâm thương Mại và siêu thị Đà Nẵng, khách sạn Victoria Hội An, khách sạn BamBoo Green cao 11 tầng, khách sạn Daesco Đà Nẵng cao 11 tầng, cầu Thuận Phước…Bê tông thương phẩm Hồ Cầm đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công và chất lượng công trình. Nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bê tông thương phẩm trên địa bàn các tỉnh miền Trung trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc đồng thời phát triển phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Nhà Nước Công ty Cổ Phần Bê Tông Hồ Cầm được thành lập. Công ty Cổ phần Bê tông Hồ Cầm ra đời trên cơ sở kế thừa chức năng của xí nghiệp bê tông thương phẩm và đấ xây dựng thuộc công ty xây dựng Quảng Nam, công ty còn phát triển thêm các ngành nghề khác như xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, xây dựng các công trình giao thông và điện luới, xây dựng khác.
- Về lao động : từ tổ chức ban đầu gồm 12 người đến nay số lao động trong bộ máy quản lý của công ty là trên 100 người. Trong đó có hơn 15 cán bộ có trình độ Đai học; lao động phổ thông các ngành nghề ( xây lắp, điện , nuớc, cơ khí, cầu đường, thuỷ lợi) bình quân hằng năm có trên 150 công nhân trực tiếp sản xuất theo hợp đồng lao động ngắn hạn, thời vụ tại các công trường của công ty. Thời điểm cao nhất có lúc lên tới 300 người.
- Về vốn sản xuất: để đảm bảo cho việc sản xuất của công ty không ngừng phát triển, công ty được thành lập với tổng vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, đến nay vốn Điều lệ của công ty trên 16 tỷ đồng.
- Về thiết bị thi công: Công ty đã chú trọng đầu tư trang bị một hệ thống thiết bị, đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật và chất lượng thi công. Đến nay, công ty đã đầu tư 2 trạm bê tông thương phẩm, sử dụng công nghệ ướt đồng bộ và hiện đại, một đội xe chuyên dùng gồm 21 chiếc, trong đó có 2 xe bơm bê tông có độ vươn cần cao 28m và 36m điều khiển tự động . Ngoài ra công ty còn trang bị một máy bơm bê tông hiệu SIFA có độ bơm xa >300m, bơm cao trên 80m, một trạm trộn bê tông di động để đặt tại các chân công trình có khối lượng lớn.
- Về chất lượng công trình: trong các năm qua chất lưọng bê tông của công ty bê tông Hồ Cầm cung cấp cho các công trình đều được đánh giá là đạt chất lượng tốt và đáp ứng tiến độ kịp thời cho các khách hàng. Đặc biệt, các công trình của công ty xây dựng Quảng Nam đạt huy chương vàng chất lượng cao của nghành xây dựng như: khách sạn BamBoo Green cao 11 tầng, khách sạn Daesco Đà Nẵng cao 11 tầng, nhà máy xi măng Hải Vân - Đà Nẵng có xilô cao với công suất 520.000 tấn/năm, trụ sở tỉnh uỷ Quảng Nam, Đài phát thanh truyền hình Quảng Nam cao 7 tầng, trung tâm Bưu Điện Quảng Nam cao 9 tầng, cụm khách sạn ven biển Victoria Hội An Resort, trung tâm thương mại siêu thị Đà NẴng, cầu Thuận Phước, cao ốc Indochina, khách sạn Green Plaza Hoang Anh Gia Lai cao 26 tầng… có phần đóng góp tích cực của bê tông Hồ Cầm.
- Với phương châm: cung cấp mọi nơi, mọi lúc với bê tông chất lượng cao, tiến độ nhanh, an toàn và hiệu quả. Công ty cổ phần bê tông Hồ Cầm sẵn sàng đảm nhận cung ứng bê tông thương phẩm và thi công các công trình xây dựng trong địa bàn Miền Trung, với nhiều hình thức và đảm bảo hoàn thành bàn giao đúng tiến độ với chất lượng kỹ, mỹ thuật cao.
1.2, Ngành nghề kinh doanh chính
a. Sản xuất, kinh doanh bê tông thương phẩm và các lọai đá, cát xây dựng từ việc khai thác, chế biến tại mỏ đá, cát của công ty.
b. Kinh doanh các nghành nghề: xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng đô thị, nông thôn trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật
c. Sản xuất, kinnh doanh vật liệu xây dựng và các loại sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại
d. Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại máy móc, thiết bị, vật liệu
e. kinh doanh nhà và đất, kinh doanh xăng dầu
2, Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty :
Yếu tố thuận lợi :
Góp phần đạt được kết quả trên đây, Công ty có nhiều nhân tố thuận lợi như:
- Nhu cầu cung cấp bê tông thương phẩm của thị trường khu vực rất lớn.
- Công ty đã đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất bê tông và vận chuyển bê tông hiện đại, đồng bộ và mới hoàn toàn, rất thuận lợi trong cạnh tranh với các đơn vị khác cùng ngành, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng về cung cấp bê tông.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được đào tạo căn bản, chuyên sâu, kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành sản xuất tốt; đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt tình, tổ chức lao động sản xuất chuyên nghiệp.
- Thương hiệu “Bê Tông Hòa Cầm” được rộng rãi khách hàng biết đến và tín nhiệm, bởi chất lượng sản phẩm tốt, trình độ tổ chức sản xuất, thi công, giá thành hợp lý. Nhiều công trình, khách hàng có yêu cầu cung cấp bê tông có khối lượng lớn, tiến độ nhanh, đều được Công ty đáp ứng kịp thời, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng và tiến độ thực hiện.
- Công ty đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN/ISO 9000:2000 vào quá trình sản xuất và quản lý doanh nghiệp tạo ra sản phẩm có chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Yếu tố khó khăn :
Bên cạnh những nhân tố thuận lợi, còn một số nhân tố không thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
- Giá đầu vào của nguyên vật liệu, nhiên liệu trong thời gian qua luôn biến động tăng, làm cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
- Một số doanh nghiệp khác cùng đang kinh doanh bê tông thương phẩm trên thị trường khu vực, tuy quy mô không lớn bằng Công ty Cổ phần Bê Tông Hòa Cầm, song có thuận lợi nguồn vốn đầu tư nhỏ, thiết bị tài sản khấu hao gần hết, có ưu thế cạnh tranh về giá trên thị trường. Trong khi đó Công ty có nguồn vốn đầu tư lớn, mua thiết bị, xe máy mới khấu hao bình quân hàng năm cao, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với các đơn vị khác cùng ngành nghề.

3, Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
3.1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực và địa bàn hoạt động
Công ty cổ phần Bê tông Hồ Cầm là một trong những doanh nghiệp cung ứng bê tông lớn nhất của khu vực, ra đời từ năm 1998, Công ty đã cung cấp bê tông cho hầu hết các công trình lớn tại miền Trung, được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng trong những năm qua.
Lợi thế cạnh tranh lớn là công ty ra đời sớm, phục vụ cho nhiều công trình trọng điểm, lại nằm ở trung lộ của khu vực, ngay tại vùng ven thành phố Đà Nẵng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng theo chuẩn mực chất lượng đã xây dựng, thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, nên Công ty không chỉ giữ được khách hàng cũ, mà còn mở rộng thị trường, gia tăng thị phần hàng năm.
Có được sự tín nhiệm này là nhờ công ty đã phục vụ tốt, cả về chất lượng sản phẩm, lẫn cung cách phục vụ.
Công ty hiện đang có các trạm bê tông với dây chuyền sản xuất hiện đại được đặt tại các địa điểm khu vực Hồ Cầm, thành phố Đà Nẵng; khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam và một trạm bê tông Mini di động, tiện cho việc di dời lắp đặt ở mọi địa điểm. Các trạm trộn bê tông của Công ty hoạt động theo công nghệ bê tông trộn ướt, trộn cưỡng bức và hành tinh, tự động hoá hoàn toàn; chất lượng bê tông luôn tốt, đảm bảo ổn định do có độ đồng nhất cao, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình vận hành. Thiết bị vận chuyển và bơm bê tông được Công ty đầu tư mới hoàn toàn, ít hư hỏng, đáp ứng được tiến độ và các chức năng thi công cho các công trình.
Chính vì vậy, dự có sự cạnh tranh mạnh trong giai đoạn gần đây, khi có nhiều đơn vị cùng ngành nghề ra đời trong khu vực, song công ty vẫn không mất đi thị phần cũ, mà càng mở rộng và phát triển, uy tín ngày càng nõng cao.
3.2. Triển vọng phát triển của ngành:
Trong suốt hai thập niên qua, ngành xây dựng Việt Nam liên tục tăng trưởng ở tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng này một phần do nhu cầu xây dựng các công trình lớn của Nhà nước, một phần nhờ vào nhu cầu xây dựng của các thành phần kinh tế khác. Theo báo cáo của Chính phủ thì kế hoạch vốn phục vụ cho nhu cầu xây dựng gia tăng hàng năm, tuy nhiên, với tốc độ tăng vốn như vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực trạng xã hội. Để dễ hình dung sự phát triển này, chúng ta có thể nhìn thấy sự xuất hiện mới của các công trình xây dựng ở bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước.
Tại khu vực Miền Trung, nơi mà hai thập niên trước đây, người ta có cảm giác rằng thật hiếm thấy những công trình mới ra đời trên mảnh đất cùng kiệt khó này, thì bây gìơ, người ta nhận thấy rằng, khu vực này là một đại công trường với dày đặc các khu công nghiệp, các thành phố mới ra đời, các nhà máy thuỷ điện, thuỷ lợi, cảng biển…
Ngoài việc đầu tư cho ngành xây dựng bằng vận động nguồn nội lực của cả nước, sự giúp đỡ của Quốc tế dành cho Việt Nam cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thay đổi diện mạo các cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn ODA từ các nước dành cho Việt Nam tăng hàng năm, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới không ngừng tài trợ cho nước ta, tốc độ giải ngân cũng tăng hàng năm, kéo theo là sự đầu tư của nhiều tập đoàn kinh tế lớn, công ty đa quốc gia vào Việt nam, đã làm cho tốc độ phát triển chung của ngành xây dựng tăng trưởng không ngừng. Đặc biệt là sau khi quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ được bình thường hoá, một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, cũng như các nước phương tây đổ vào Việt Nam, tạo cơ hội cho ngành Xây dựng phát triển cả vể lượng lẫn về chất.

3.3 Đánh giá sự phù hợp giữa định hướng phát triển của Công ty với xu thế chung và triển vọng phát triển của Công ty:
Căn cứ vào tình hình phát triển chung của Ngành Xây dựng, nguồn vốn đầu tư phục vụ cho quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, cả nội lực lẫn ngoại lực, nhận thấy rằng, chiến lược và định hướng phát triển của công ty phù hợp với xu thế chung của thị trường là ổn định và phát triển. Một điều đáng lưu ý, để đạt được mục tiêu chiến lược này, công ty phải đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm, không chỉ giữ vững khách hàng truyền thống, mà còn gia tăng thị phần tương ứng với mục tiêu dài hạn.
Dựa trên những ưu thế sẵn có của Công ty cùng với khách hàng truyền thống, Công ty tăng cường thu thập thông tin, tiếp cận với các khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, phấn đấu chiếm hơn 70% thị phần bê tông thương phẩm tại thị trường Đà Nẵng. Xí nghiệp bê tông Chu Lai, ngoài việc cung cấp bê tông cho thị trường Khu kinh tế mở Chu Lai và tỉnh Quảng Nam, hiện đang tăng cường mở rộng thị trường tại Khu công nghiệp Dung Quất và thành phố Quảng Ngãi.
Tổng giá trị tài sản cố định của Công ty khi mới thành lập là: 18,078 tỷ đồng. đến nay TSCĐ (31/12/2009) là: 52,687 tỷ đồng, (trong đó có giá trị thuê tài chính: 3,564 tỷ đồng) đã khấu hao được 28,745 tỷ đồng, giá trị còn lại 21,019 tỷ đồng.
Trạm bê tông Hồ Cầm: ví trí nằm gần khu vực các mỏ đá và cát, cự ly vận chuyển ngắn, đáp ứng được trữ lượng cung cấp và chất lượng ổn định. Bên cạnh đó nguồn xi măng được các nhà cung cấp chủ yếu ở khu vực phía bắc nên có khó khăn ở cự ly vận chuyển, tuy nhiên chất lượng tương đối ổn định đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Trạm bê tông Chu Lai: chất lượng nguồn đá Chu Lai rất tốt và ổn định; lượng cát đúc mua của các nhà cung cấp được khai thác bằng đường sông nên về mùa mưa lượng cát thường hay khan hiếm, do vậy Công ty luôn có kế hoạch dự trữ nguồn vật tư này. Vật liệu Xi măng Công ty có hợp đồng với nhiều nhà cung cấp để đảm bảo đầu vào ổn định. Những khách hàng có nhu cầu mua bê tông với khối lượng lớn thường phối hợp chặt chẽ với Công ty để lên kế hoạch sản xuất hợp lý, đáp ứng được tiến độ chung.
Nhìn chung nguồn nguyên vật liệu chính của Công ty đều được lựa chọn có sự chào giá cạnh tranh, các đơn vị cung cấp gốc, đảm bảo chất lượng và giá cả. Do vậy giảm tối đa được chi phí giá thành sản xuất, một trong những yếu tố góp phần mang lại hiệu quả trong kinh doanh của Công ty.
Trình độ công nghệ
- Công ty đã đầu tư mua thiết bị mới hoàn toàn gồm:
* Ba trạm trộn bê tông hiệu SICOMA, ORU công nghệ sản xuất bê tông hiện đại của Italia với công suất 120m3/h, 75m3/h và 60m3/h.
* Xe bơm cần hãng Hyundai sản xuất công suất 200m3/h, cần vươn dài 42m.
* Xe bơm cần hãng Deawoo sản xuất công suất 130m3/h, cần vươn dài 39m.
* Xe bơm cần hãng Callaghan sản xuất công suất 72m3/h, cần vươn dài 28m.
* Máy bơm bê tông hiệu CiFa - Italia, công suất 65m3/h, bơm cao 60m, xa 400m.
* Máy bơm bê tông hiệu Putzmeister, công suất 95/75m3/h, bơm cao 200m, xa 500m.
* 23 xe vận chuyển bê tông hiệu Hyundai, SangYoung, HoWo (sản xuất năm 1996-2009).
* 02 xe vận chuyển nguyên vật liệu hiệu Hyundai, trọng tải 10m3.
* 04 xe xúc lật và cơ giới khác đáp ứng đồng bộ yêu cầu SXKD của Công ty.
* 01 xe cẩu tải thực hiện cẩu và vận chuyển các máy bơm bê tông.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề được đào tạo căn bản, chuyên sâu và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bê tông.
4. Định hướng phát triển
- Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, kinh doanh có hiệu quả, thu lợi nhuận ngày càng tăng, đem lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, tạo công việc làm và thu nhập của người lao động được ổn định, thực hiện tốt chính sách thuế đối với nhà nước.
- Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Nhận xét:
Từ bảng phân tích trên ta thấy các khoản tiền cuối năm 2009 tăng so với cuối năm 2008 hơn 4,76 lần là do sự biến động của các dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 tăng 5,825,837,712 đồng, nhưng sang năm 2009 khoản này lại giảm còn 4,712,766,777đồng -> số tiền thu về từ hoạt động kinh doanh năm 2009 giảm so với số tiền công ty thu từ hoạt động kinh doanh năm 2008 là 1,113,070,935 đồng, tương ứng giảm 19,11%
Nguyên nhân do:
- Điều chỉnh tăng:
+ Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng so với năm 2008, trong đó có một phần thu ngay trong năm tài chính -> chuyển thành tiền thu từ bán hàng, CC DV và doanh thu khác so với 2008 thì năm 2009 chỉ tiêu này tăng 22,75%
+ Tiền chi nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2009 so với 2008 giảm -> doanh nghiệp chi ít tiền hơn 1,042,861,474 đồng, tương ứng với chi ít hơn 70,20% so với năm 2008
- Điều chỉnh giảm:
+ Tiền chi trả cho người cung cấp HH và DV năm 2009 tăng 18,639,396,515 đồng so với năm 2008 tương đương chi nhiều hơn 23,22 %
+ Tiền chi trả cho người lao động tăng so với 2008 là 3,141,677,564 đồng, tương ứng chi nhiều hơn 63,70% so với năm 2008.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2008 giảm 6,597,366,245 đồng, năm 2009 giảm 9,127,655,642 đồng -> năm 2009 so với năm 2008 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm 2,530,289,397 tương ứng với giảm 38,35%. Nguyên nhân: số tiền thu do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính ít hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính -> chứng tỏ sang năm 2009 quy mô đầu tư của doanh nghiệp đã được mở rộng
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2008 là 440,715,675 , sang năm 2009 là 7,061,603,187 tăng 1502,3% , thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng cao. Điều đó cho thấy tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài là vay ngắn hạn và vay dài hạn năm 2009 tăng so với 2008 là 9,212,087,100 đồng tăng 16,04% và tình hình chi trả cổ tức giảm mạnh 84,05%.
Kết Luận: Như vậy tiền và các khoản tương đương tiền năm 2009 được tạo ra chủ yếu là do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính tăng (210,8% ), tăng từ hoạt động kinh doanh là 140,69%, còn hoạt động đầu tư làm giảm 272,48%. Điều này phù hợp với các phân tích đã nói ở trên, dự trong năm 2009 hiệu quả kinh doanh của Hòa Cẩm là tương đối tốt song thực tế, tình hình thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp giảm rất nhiều so với năm 2008. Do chính sách thanh toán chậm, mở rộng thị trường của công ty. Trong khoản thu từ hoạt động tài chính năm 2009 chủ yếu là do vay nợ ngắn hạn và dài hạn nhằm mở rộng quy mô tài sản, nâng cao năng lực sản xuất nhưng đồng thời cũng tạo ra những rủi ro về tài chính cho công ty.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top