Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI MỞ ĐẦU

Bạn có là một nhà đầu tư cổ phần vốn tiềm năng, một nhà cho vay nhiều kinh nghiệm, một nhà phân tích tài ba của một công ty hay là một vị giám đốc tài chính (CFO) chuyên nghiệp thì khi bạn muốn quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hay nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích báo cáo tài chính có chất lượng. Vậy phân tích báo cáo tài chính là gì? Nó có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với các nhà đầu tư? Việc phân tích giúp ích gì cho các nhà đầu tư hay không?...
Để hiểu rõ hơn sau đây chúng tui tiến hành phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO qua những công cụ và phương pháp phân tích tài chính. Trong quá trình phân tích nếu có gì sai sót mong thầy và bạn đọc chân thành đóng góp ý kiến.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Những vấn đề cơ bản khi phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm về phân tích tài chính:
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những đoán cho tương lai.
1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính :
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính:
Có hai mục tiêu chính cần quan tâm đến là:
- Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hay để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
- Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
1.4. Vai trò của phân tích tài chính đối với doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành là sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.

2. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp:
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những tài liệu chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, muốn phân tích báo cáo tài tích một cách toàn diện ta còn phải xem xét các thông tin hỗ trợ bổ sung như: Các phân tích và thảo luận của Ban quản lý, Báo cáo của Ban quản trị, Báo cáo kiểm toán, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo ủy nhiệm.
2.1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán được trình bày như sau:
Tổng Tài sản = Tổng Nợ + Vốn Chủ sở hữu (Vốn cổ phần)
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần:
 Phần Tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
 Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra:
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Nếu bảng cân đối kế toán cho thất bức tranh về tài sản công ty tại một thời điểm cụ thể thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
Nó cho biết liệu doanh nghiệp đó kiếm được lợi nhuận hay không - nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm. Đó là lý do tại sao báo cáo thu nhập thường được xem là báo cáo lỗ, lãi. Ngoài ra, nó còn phản ánh khả năng lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể thường là cuối tháng, quý hay năm tài chính của công ty đó. Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - từ đó bạn có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó.
Báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện bằng một biểu thức đơn giản như sau:
Doanh thu - Chi phí = Thu nhập thuần (hay Lỗ thuần)
- Doanh thu: số tiền thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Một công ty cũng có thể có các khoản doanh thu khác. Trong nhiều trường hợp, những khoản này đến từ các khoản đầu tư hay thu nhập lãi suất từ số dư tiền mặt, ta được lợi nhuận gộp.
- Lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí hoạt động và khấu hao, ta được lợi nhuận hoạt động. Những khoản lợi nhuận này thường được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).
- Chúng ta tiếp tục xem những khoản giảm trừ cuối cùng đối với doanh thu. Chi phí lãi vay là lãi suất phải trả từ các khoản vay mà một công ty sử dụng. Thuế thu nhập là thuế thu bởi chính phủ trên thu nhập của công ty, là khoản cuối cùng phải nộp.
- Phần doanh thu còn lại được gọi là thu nhập thuần, hay lợi nhuận thực tế. Nếu thu nhập thuần có giá trị dương thì công ty sẽ thu được lợi nhuận.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo nêu lên chi tiết các lý do tại sao lượng tiền (và những khoản tương đương tiền) thay đổi trong kỳ kế toán. Phản ánh tất cả các thay đổi về tiền tệ theo 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết có bao nhiêu tiền vào đầu kỳ và còn lại bao nhiêu vào cuối kỳ. Kế tiếp, nó mô tả công ty đã thu và chi bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc sử dụng tiền được ghi thành số âm, và nguồn tiền được ghi thành số dương.
Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo một hay cả hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
 Theo phương pháp trực tiếp:
- Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hay ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đối với hoạt động kinh doanh : dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế…
+ Đối với hoạt động đầu tư : dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác.
+ Đối với hoạt động tài chính: dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương tiền bằng ngoại tệ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
 Theo phương pháp gián tiếp:
- Phương pháp gián tiếp bắt đầu từ:
+ Lợi nhuận ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Sau đó diều chỉnh các khoản hạch toán thu chi không bằng tiến mặt ( khấu hao, trích lập dự phòng, đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái…).
+ Loại trừ các khoản lãi từ hoạt động đầu tư và hoạt dộng tài trợ.
+ Sau đó điều chỉnh những thay đổi của tài sản lưu động (tăng, giảm) trên bảng cân đối kế toán để đi đến dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh.
2.4. Thông tin hỗ trợ:
 Báo cáo của Ban quản trị:
Ban quản trị phải nêu bật bất cứ xu hướng thuận lợi hay bất lợi và nhận định các biến cố quan trọng và không chắc chắn mà có thể ảnh hưởng đấn khả năng thanh toán cả công ty, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh. Họ cũng phải trình bày những thông tin có liên quan đến những sự kiện quan trọng và tình huống không chắc chắn có thể làm cho các thông tin báo cáo tài chính không còn là những chỉ dẫn tốt cho hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính trong tương lai.
Mục đích của báo cáo này là để tăng cường:
+ Trách nhiệm của các nhà quản lý cấp cao đối với hệ thống tài chính và kiểm soát nội bộ của công ty.
+ Sự phân công vai trò của nhà quản lý, giám đốc và kiểm toán viên trong việc chuẩn bị các báo cáo tài chính.
 Báo cáo kiểm toán:
Một kiểm toán viên bên ngoài là kiểm toán viên độc lập được ban quản lý thuê để đưa ra ý kiến đánh giá về các báo cáo tài chính của công ty có tuân theo đúng các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận hay không. Phân tích báo cáo tài chính đòi hỏi phải xem xét lại báo cáo kiểm toán để biết chắc rằng cộng ty có nhận được ý kiến đánh giá kém chất lượng không. Bất kỳ ý kiến đánh giá không chất lượng nào cũng làm gia tăng mức độ rủi ro trong phân tích.

 Thuyết minh báo cáo tài chính:
Bao gồm các thông tin về:
- Nguyên tắc và phương pháp kế toán áp dụng.
- Liệt kê chi tiết các khoản mục trong báo cáo tài chính.
- Các cam kết và sự việc bất ngờ.
- Những kết hợp kinh doanh.
- Các giao dịch đối với công ty đối tác.
- Kế hoạch quyền chọn cổ phiếu.
- Những kiện tụng pháp luật.
- Khách hàng quan trọng.
- Các thông tin bổ sung cho thuyết minh báo cáo tài chính: dữ liệu phân đoạn kinh doanh, doanh thu xuất nhập khẩu, các chứng khoán giao dịch trên thị trường, bảng báo cáo đánh giá, vay nợ ngắn hạn, dữ liệu tài chính hàng quý.
 Báo cáo ủy quyền:
Báo cáo ủy quyền chứa đựng những thông tin phong phú về một công ty bao gồm thông tin về cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần đang lưu hành, tiểu sử của hội đồng quản trị, các thỏa thuận trả công cho nhân viên và thành viên hội đồng quản trị, kế hoạch phúc lợi cho công nhân và các giao dịch mua bán với nhân viên và thành viên hội đồng quản trị của công ty.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top