tranbaochau2004

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Phần 1: Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động:
Việc làm là quyền cơ bản của người lao động, đồng thời cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân người lao động. Quan niệm này mở ra bước chuyển căn bản trong nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm đối với cả Nhà nước và mỗi cá nhân công dân. Tuy nhiên, việc làm hiện nay luôn là một vấn đề bức xúc, giải quyết được việc làm cho người lao động sẽ đẩy lùi được nạn thất nghiệp, phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy, việc làm và các biện pháp hỗ trợ để giải quyết việc làm có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của một quốc gia.
I.VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM:
Việc làm là hoạt động kiếm sống của con người có đầy đủ ba yếu tố: là hoạt động lao động, tạo ra thu nhập và hoạt động hợp pháp. Theo Điều 13 BLLĐ quy định “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”, như vậy việc làm có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều công việc, nghành nghề khác nhau mang lại thu nhập hợp pháp cho người lao động. Mỗi Nhà nước – xã hội đề tạo ra chính sách việc làm riêng.
Việc làm không chỉ đơn thuần là vẫn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề mạng ý nghĩa chính trị. Bên cạnh đó vấn đề việc làm còn gắn liền với chế độ pháp lí lao động, trong đó quan hệ việc làm được coi là quan hệ “tiền quan hệ lao động”, đóng vai trò là cơ sở hình thành, duy trì và là nội dung của quan hệ lao động. Đối với mỗi quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Cốt lõi và bao trùm nhất trong các chính sách đó là phải tạo điều kiện và cơ hội để NLĐ có việc làm, có thu nhập để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình đồng thời đóng góp cho xã hội. Chính sách việc làm là chính sách cơ bản nhất của quốc gia, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Giải quyết việc làm luôn là luôn là một chính sách xã hội lớn mà tất cả cá quốc gia đều phải quan tâm giải quyết. Giải quyết việc làm là việc một quốc gia thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, đảm bảo đời sống, thu nhập của người lao động, góp phần phát triển kinh tế ổn định, vững mạnh lâu bền. Trong những năm gần đây, cùng với chính sách phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào việc phục vụ lợi ích của con người một cách toàn diện. Trong đó nổi bật lên là các chính sách về việc làm và giải quyết việc làm. Đây cũng là những chính sách có tầm quan trọng đối mỗi cá nhân nói riêng và toàn thể xã hội nói chung.
II.CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM:
Hiện nay nhà nước đã đưa ra những biện pháp khác nhau để giải quyết việc làm cho NLĐ. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho NLĐ nhưng cũng có những biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm.
1. Chương trình việc làm:
Chương trình việc làm là một trong những biện pháp để Chính phủ thực hiện vấn đề bảo đảm việc làm, hạn chế thất nghiệp. Chương trình này nhằm mục tiêu về giải quyết việc làm do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII(1996) đề ra và trên tinh thần tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại COPENHAGEN – Đan Mạch tháng 3/1995.
Theo quy định tại điều 15 BLLĐ, hàng năm Chính phủ có trách nhiệm lập chương trình Quốc gia về việc làm và trình Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.Việc lập chương trình việc làm nhằm bảo đảm cho mọi người lao động có khả năng lao đông, có nhu cầu làm việc tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, thông qua đó giải thích hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
Về nội dung chương trình việc làm gồm: mục tiêu, chỉ tiêu việc làm mới, các nội dung hoạt động,thời gian, các giải pháp nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình( Điều 4 NĐ 39/2003/NĐ-CP). Bộ lao động - thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính trình Chính phủ chương trình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý và điều hành cơ chế quản lý và điều hành hoạt động quỹ quốc gia về việc làm. Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với bộ tài chính, Bộ lao đông – thương binh và xã hội lập kế hoạch các nguồn tài chính hàng năm và năm cho chương trình quốc gia về việc làm. Đối với chương trình giải quyết việc làm ở địa phương sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và báo cáo kêt quả về Bộ lao động – thương binh và xã hội và Bộ kế hoạch và đầu tư.
Mục tiêu của biện pháp này là định ra chỉ tiêu tạo ra chỗ làm việc làm mới hàng năm, chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Nguồn lực dành cho chương trình là số kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác được dung cho mục tiêu giải quyết việc làm, được thực hiện qua cơ chế tài chính quỹ quốc gia về việc làm. Chương trình việc làm được triển khai theo hai hướng cơ bản sau: tạo việc làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giả quyết việc làm (hướng cơ bản và quan trọng nhất) và duy trì, bảo đảm việc làm cho NLĐ, chống sa thải nhân công hàng loạt, từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
2. Quỹ giải quyết việc làm:
Theo quy định của pháp luật thì hiện này nước ta có 3 loại quỹ việc làm, đó là quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm ở địa phương và quỹ việc làm cho người tàn tật.
Quỹ quốc gia về việc làm: quỹ này sử dụng vào các mục đích là cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng, cho các doanh nghiệpvay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp, hỗ trợ củng cố và phát triển hệ thống tổ chức giưới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.
Quỹgiải quyêt việc làm địa phương: quỹ được hình thành từ các nguồn ngân sách địa phương do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ được sử dụng theo đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm ở địa phương.
Quỹ việc làm cho người tàn tật: quỹ được hình thành từ các nguồn: ngân sách địa phương, quỹ quốc gia về việc làm, khỏan thu từ các doanh nghiệp nộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động tàn tật theo quy định, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trợ giúp và thu hút các nguồn khác. Quỹ được sử dụng vào mục đích cấp để hỗ trợ hay cho vay với lãi suất thấp cho một số cơ sở, doanh nghiệp, các nhân sử dụng lao động tàn tật; các hoạt động phục hồi chức năng cho người tàn tật.
Theo quy định taị khoản 1 Điều 45 BLLĐ, Chính phủ lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn khác. Thủ tướng Chính phủ đã quyêt định số 15/2008/QĐ_TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về giải quyết việc làm. Sau đó có thông tư số 14/2008/TT-LĐTBXH ngày 29/07/2008 của liên bộ Lao đông – thương binh xã hội, Tài chính, Kế hoạc và đầu tư hướng dẫn thi hành thực hiện quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra còn có văn bản 2539/NHCS-TD này 16/09/2008 và 2812/NHCS-TD này 09/10/2010 của tổng giám đốc ngân hàng chính sách xã hội …
Theo quy định của các văn bản trên vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm được dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Quỹ cho vay giải quyết việc làm được đặt tại ngân hàng chính sách xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội có nhiệm vụ quản lý và cho vay theo các quy định tại nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ về tín dụng đối với người cùng kiệt và các đối tượng chính sách khác. Đối tượng cho vay gồm: Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo luật doanh nghiệp, chủ trang trại, trung tâm giáo dục lao động xã hội, hộ gia đình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

quocbinh1212

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động, kèm tình huống

cho minh xin tiểu luận này với,minh đang cần để tham khảo.Thank nhiều
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM Luận văn Sư phạm 0
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên khoa kinh tế Luận văn Sư phạm 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng Nho Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích các kỹ năng quản trị của BILL GATES Luận văn Kinh tế 0
H Dạ a down dùng em tài liệu Phân tích các kỹ năng quản trị của bill gates này với ạ Sinh viên chia sẻ 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top