Abhinav

New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU. 1
B. NỘI DUNG. 2
I. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động. 2
1. Đảm bảo các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động. 2
2. Các bên giao kết hợp đồng lao động phải có năng lực chủ thể. 3
3. Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội. 5
4. Hình thức của hợp đồng lao động phải phù hợp với quy định của pháp luật. 6
II. Bài tập tình huống. 7
1. Nhận xét về thủ tục xử lý kỷ luật đối với chị P của giám đốc chi nhánh tỉnh TH ngân hàng Công thương. 7
2. Những sai phạm của chị P có thể bị xử lý như thế nào ? 11
3.Giải quyết quyền lợi cho chị P khi chị không muốn trở lại làm việc? 14








A. MỞ ĐẦU.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Luật lao động ra đời tương đối muộn so với các ngành luật khác. Do vậy, trước khi luật lao động được chính thức thừa nhận, các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự, trong đó có chế định hợp đồng lao động. Theo ILO, hợp đồng lao động được định nghĩa là: “Một thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa một người sử dụng lao động và một công nhân, trong đó xác lập các điều kiện và chế độ việc làm”. Tại điều 26 – Bộ luật lao động, hợp đồng lao động cũng được định nghĩa như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”. Như vậy, hợp đồng lao động chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể tham gia quan hệ lao động xác lập quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Từ đó tạo điều kiện cho quan hệ lao động được xác lập và thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu về hợp đồng lao động, trong đó có điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động là một việc làm hết sức cần thiết.
B. NỘI DUNG.
I. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động.
1. Đảm bảo các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.
Theo Điều 9 – BLLĐ, hợp đồng lao động phải được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thỏa thuận theo những nguyên tắc sau : Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết.
1.1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc này đòi hỏi người lao động và người sử dụng lao động có quyền tự do thiết lập quan hệ với nhau trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ nhất định (không trái với quy định của pháp luật). Cụ thể, Điều 5 – BLLĐ quy định : “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.”
Bên cạnh đó, hợp đồng lao động phải được ký kết trên cơ sở sự phù hợp giữa ý chí đích thực của chủ thể với ý chí được thể hiện trong hợp đồng. Không ai được ép buộc, đe dọa hay lừa dối làm sai lệch ý chí của các chủ thể ký kể hợp đồng lao độn.
Nguyên tắc này đảm bảo các bên tự giác trong thực hiện hợp đồng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên chủ thể.
1.2. Nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận giữa các bên.
Đây là một nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Vì trong quan hệ lao động, người lao động luôn ở vị thể yếu, họ không có vốn, không có tư liệu sản xuất nên bị phụ thuộc về kinh tế đối với người sử dụng lao động. Việc quy định nguyên tắc này giúp cho người lao động ở một vị thế ngay bằng với người sử dụng lao động khi thỏa thuận về hợp đồng. Cụ thể, Khoản 1 – Điều 7 – BLLĐ có quy định : “Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong những điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động
Điểm c – Khoản 1 – Điều 11- Nghị định 41 quy định : “Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hay người khác bào chữa. Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ, hay người đỡ đầu hợp pháp của đương sự. Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà đương sự vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết”.
Vì chị P là cán bộ tín dụng công tác tại chi nhánh tỉnh TH ngân hàng công thương nên có thể coi chị P đã trên 15 tuổi, do vậy trong phiên họp xử lý kỷ luật không bắt buộc phải có sự tham gia của cha mẹ, người đỡ đầu hợp pháp của chị P.
- Trong lần xử lý kỷ luật đầu tiên :
Đề bài không nhắc tới nhưng có thể coi chị P đã được thông báo và có mặt tại phiên hợp xử lý kỷ luật mình. Tuy nhiên, nếu giám đốc chi nhánh tỉnh TH ngân hàng Công thương không để chị P được tự bào chữa cho mình hay nhờ người khác bào chữa thì sẽ vi phạm nghiêm trọng thủ tục xử lý kỷ luật đối với chị P.
- Trong lần xử lý kỷ luật tiếp theo.
Chị P không được mời dự phiên họp ngày 25/02/2008 của hội đồng kỷ luật chi nhánh ngân hàng Công thương tại tỉnh TH. Điều này đã vi phạm những quy định về thủ tục xử lý kỷ luật khi không có sự tham gia của đương sự là chị P. Đồng thời đã tước bỏ quyền lợi chính đáng của chị P được pháp luật thừa nhận là quyền bào chữa.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tatrantralinh

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động và giải quyết tình huống

Tại Điều 19 bộ luật lao động sửa đổi: Cấm mọi hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hay lợi dụng dịch vụ dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
- Tại khoản 1 Điều 113 bộ luật lao động sửa đổi: Người dùng lao động không được dùng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hay tiếp xúc với những chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh mục do bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ y tế ban hành.
- Tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật lao động sửa đổi: Người dùng lao động không được dùng người lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hay ngâm mình dưới nước.
- Tại Điều 121 Bộ luật lao động sửa đổi: Cấm dùng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hay tiếp xúc với các chất độc hại hay chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
- Tại khoản 3 Điều 124 Bộ luật lao động sửa đổi:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM Luận văn Sư phạm 0
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên khoa kinh tế Luận văn Sư phạm 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng Nho Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích các kỹ năng quản trị của BILL GATES Luận văn Kinh tế 0
H Dạ a down dùng em tài liệu Phân tích các kỹ năng quản trị của bill gates này với ạ Sinh viên chia sẻ 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top