Download Tiểu luận Phân tích các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của Luật thương mại miễn phí
Hủy bỏ hợp đồng mua bán là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ hợp đồng có thể là hủy bỏ một phần hợp đồng hay toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bải bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Khi một hợp đồng mua bán bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghãi vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
cam kết.Bên vi phạm, đã vi phạm một trong những trường hợp đã nêu trên, dù là bên bán hay bên mua, đều phải chịu chế tài do vi phạm HĐMB tài sản/hàng hóa theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
Tuy nhiên, trong trường hợp cá biệt, trong HĐMB tài sản/hàng hóa, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hay hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (điều 417 BLDS); nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình (điều 418 BLDS).
II. Chế tài trong hợp đồng mua bán tài sản
Vi phạm hợp đồng là việc một bên chủ thể trong hợp đồng đã không thực hiện, thực hiện không đúng hay thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp luật qui định do việc vi phạm hợp đồng. Cụ thể là phải gánh chịu những chế tài đã được BLDS 2005 quy định dưới đây.
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Là việc triển khai tất cả các nội dung mà các bên đã cam kết trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng do đó là một hệ quả tất yếu của việc giao kết hợp đồng. Các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để bảo đảm quyền lợi cho phía bên kia. Nghĩa vụ chuyển giao tài sản là nghĩa vụ phổ biến trong hợp đồng mua bán tài sản. Bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản phải thực hiện nghĩa vụ của mình và việc không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản là một trong các nguyên nhân làm phát sinh TNDS do vi phạm hợp đồng.
Hành vi vi phạm là hành vi đã không thực hiện đúng những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng:
+ Không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
+ Thực hiện không đúng các nghãi vụ như đã thỏa thuận.
+ Thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận
Đối với các trường hợp thực hiện nghĩa vụ không đúng thời gian thỏa thuận, như thực hiện trước thời hạn hay thực hiện muộn nghĩa vụ chuyển giao tài sản, thì việc chậm nghĩa vụ cũng là một căn cứ khác làm phát sinh trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ.
Việc thực hiện hợp đồng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bên khi tham gia kí kết hợp đồng nên nếu xảy ra trường hợp nghĩa vụ của hợp đồng được thực hiện không đúng, bên có quyền trước tiên thường áp dụng chế tài buộc vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, đảm bảo cho các bên đạt được các lợi ích mà họ mong muốn từ việc giao kết hợp đồng. Trên thực tế có những trường hợp tiền phạt vi phạm hay tiền bồi thường thiệt hại không thể thay thế được các lợi ích từ việc thực hiện đồng. Trừ khi đã cố gắng nhưng không khắc phục được vi phạm, bên có quyền mới áp dụng các biện pháp chế tài khác như hủy bỏ hợp đồng, phạt vi phạm (nếu hai bên có thỏa thuận) hay yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra).
2. Phạt vi phạm
BLDS 2005 đã xác định bản chất của phạt vi phạm hợp đồng là một trong các nội dung của hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận ( khoản 7 Điều 402 BLDS năm 2005). Với vị trí là một điều khoản của hợp đồng, phạt vi phạm đóng vai trò như một loại trách nhiệm dân sự khi các bên tham gia hợp đồng vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm chỉ áp được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm (khoản 1 Điều 422 BLDS năm 2005).
Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 422 BLDS năm 2005, các bên khi đã thoat thuận phạt vi phạm vẫn có thể thỏa thuận hay không thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. Nếu có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Như vậy, phạt vi phạm có thể được các bên áp dụng như một hình thức trách nhiệm đơn nhất hay đồng thời với trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Mức phạt vi phạm là một khoản tiền nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp cho bên bị vi phạm. Các bên có thể ấn định một mức phạt nhất định khi thỏa thuận hợp đồng hay chỉ thỏa thuận một mức phần trăm tương đối dựa trên phần nghĩa vụ bị vi phạm và mức đó bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Tại BLDS 2005, mức phạt vi phạm được quy định mở, tức là để cho các bên tự thỏa thuận mức phạt vi phạm (khoản 2 Điều 422 BLDS 2005). Khi được tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm, thì vấn đề khoản tiền phạt là bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng.
Khi áp dụng điều khoản phạt vi phạm, các bên có thể thỏa thuận một khoản tiền cụ thể, cũng có thể đề ra mức phạt dựa trên giá trị nghĩa vụ của hợp đồng. Trong BLDS 2005 không có quy định nào về giới hạn của mức phạt vi phạm.
3. Bồi thường thiệt hại
Đây là hình thức TNDS nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trong các hình thức TNDS trong hợp đồng thì BTTH là một hình thức trách nhiệm thông dụng nhất.
Trong BLDS 2005, vấn đề TNBTTH được quy định tại Điều 307. BLDS không định nghĩa thế nào là BTTH mà chỉ quy định về trách nhiệm thiệt hại mang tính chất liệt kê, bao gồm hai loại trách nhiệm khác nhau: TNBTTH về vật chất và TNBTTH về tinh thần. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng, với tính chất đền bù ngang giá, người ta chỉ chấp nhận bồi thường các thiệt hại về vật chất, còn các thiệt hại về tinh thần không được chấp nhận bồi thường.
Theo quy định tại Điều 402 BLDS 2005, thì các bên có thể thỏa thuận trách nhiệm do vi phạm hợp đồng với tư cách là một trong các nội dung của hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận trước về việc bồi thường thiệt hại cũng như xác định trước trong hợp đồng một mức bồi thường cụ thể bằng tiền. Tuy nhiên, khác với phạt vi phạm là chỉ được áp dụng nếu như các bên có thỏa thuận trước về phạt vi phạm, đối với BTTH, cho dù các bên có thỏa thuận về vấn đề BTTH do vi phạm hợp đồng hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. TNBTTH nhắm tới mục đích quan trọng nhất là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Có thể nói rằng, BTTH là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi ích của các bên khi hợp đồng bị vi phạm, tạo ra khả năng đảm bảo lợi ích một cách tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ hợp đồng. Chính vì thế, chế tài này được áp dụng cho hầu hết các hành vi vi phạm hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 307 của BLD...
Tags: tiểu luận chế tài trong thương mại, Phân tích các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại, chế tài thương mại tiểu luận, vai trò của bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán tài sản, điều 306 luật thương mại là 1 hình thức chế tài áp dụng cho bên mua, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản theo luật nước ngoài, tiểu luận các chế tài trong hợp đồng thương mại, tiểu luận chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại